Thực trạng dạy Toán THPT ở Điện Biên

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 30 - 33)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.3.1. Thực trạng dạy Toán THPT ở Điện Biên

Dựa trên việc quan sát thực tế giáo dục môn toán ở trƣờng THPT Điện Biên, phỏng vấn một số GV, HS. Căn cứ vào các tài liệu hội nghị, hội thảo chuyên đề chúng tôi tìm hiểu rút ra một số nhận xét về thực trạng nhƣ sau:

* Thuận lợi, khó khăn

- Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Chƣơng trình giáo dục phổ thông quy định rõ chuẩn kiến thức, kỹ năng cũng nhƣ mức độ cần đạt của môn Toán cấp THCS; ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán cấp THPT.

- Hầu hết các cán bộ quản lý và GV đƣợc đào tạo đạt chuẩn. Nhiều GV say xƣa và nhiệt tình với chuyên môn. Tổ bộ môn ở các trƣờng luôn quan tâm đến những vấn đề chỉ đạo của cấp trên nhƣ dạy học bám sát chƣơng trình, đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới PPDH, tăng cƣờng sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong qua trình dạy học ...

- Cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ, nâng cấp. Đồ dùng, thiết bị dạy học đƣợc đầu tƣ nhiều hơn, nhiều tài liệu tham khảo. Bƣớc đầu có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Bên cạnh đó vấn đề dạy Toán THPT ở Điện Biên vẫn đang phải đối diện với những khó khăn:

- Mặc dù đã đƣợc tập huấn và Bộ đã có các văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn về thực hiện chƣơng trình, về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nhƣng vẫn còn có những cán bộ quản lý, GV lúng túng trong quá trình thực hiện; chƣa chủ động và năng lực còn hạn chế trong quá trình thực hiện chƣơng trình giảng dạy. Bộ đã ban hành khung phân phối chƣơng trình tạo điều kiện cho các địa phƣơng chủ động, tích cực xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tƣợng HS, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện đội ngũ GV của địa phƣơng. Tuy nhiên, một số địa phƣơng khi xây dựng phân phối chƣơng trình còn bố trí thời gian thực hiện, lựa chọn PPDH vẫn còn chƣa phù hợp, chƣa khoa học dẫn đến quá tải về mặt thời gian thực hiện trong các tiết giảng.

- Một số GV vẫn coi mục tiêu giờ dạy trên lớp là “dạy hết những gì trong SGK viết”, dập khuôn cứng nhắc những bƣớc mà SGK, sách GVgợi ý hƣớng dẫn thực hiện; ỷ lại vào các trang thiết bị dạy học, những thí nghiệm đã mua sắm của nhà trƣờng ... dẫn đến quá tải trong việc thực hiện giờ dạy trên lớp.

- Việc tiếp cận với chuẩn kiến thức kĩ năng của chƣơng trình giáo dục phổ thông còn nhiều hạn chế: chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng và tài liệu viết về vấn đề này rất ít thậm chí không có.

- Kế hoạch giáo dục chƣa hợp lí với điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ GV hiện có; giáo dục toàn diện còn mang tính dàn trải, ôm đồm.

- Một số nội dung trong SGK còn trình bày phức tạp, khó hiểu, đôi chỗ còn thiếu lôgic...; các câu hỏi gợi ý các bƣớc về phƣơng pháp ở một số bài còn gƣợng ép gây khó khăn cho GV trong quá trình dạy học. Hệ thống các câu hỏi đánh giá trong SGK còn hạn chế, chƣa chọn lọc, chƣa liên hệ gắn liền với

những vấn đề của thực tiễn; chƣa có sự vận dụng hiệu quả vào đời sống xã hội và gắn liền với cuộc sống hiện tại. SGK chƣa thể hiện đƣợc sự phân công hƣớng dẫn giúp HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà; phƣơng tiện hỗ trợ bài học còn chƣa thật phù hợp với điều kiện dạy học ở các vùng miền và từng địa phƣơng cũng nhƣ đối tƣợng HS.

- Năng lực của GV trong việc tiếp cận với chƣơng trình, đổi mới PPDH, không đồng đều ở các trƣờng, các lớp và các địa phƣơng nhất là năng lực hƣớng dẫn sử dụng các thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin.

- PPDH của GV còn gƣợng ép, thiếu sự sáng tạo coi nặng hình thức, chủ yếu lên lớp là thầy dạy và chƣa thực sự lấy ngƣời học làm trung tâm, còn lặp lại nhiều tài liệu trong việc truyền đạt giúp HS tự xây dựng kiến thức, rèn luyện kỹ năng.

- Các gợi ý hƣớng dẫn giảng dạy vẫn theo hƣớng “cầm tay chỉ việc”, chƣa đòi hỏi sự sáng tạo của GV và HS. GV chƣa mạnh dạn phân bổ thời gian, áp dụng các phƣơng pháp hƣớng dẫn HS học tập tích cực, chƣa mạnh dạn giao việc cho HS hoạt động theo các chủ đề, theo đơn vị kiến thức thông qua các hình thức học tập theo nhóm, học tập theo dự án, ... mà chủ yếu áp dụng các phƣơng pháp truyền thống, tuân theo các bƣớc lên lớp một cách tẻ nhạt, ít động não HS, ở đó “thầy nói và giảng giải nhiều, trò chú ý lắng nghe, ghi nhớ”.

- GV chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về kiểm tra đánh giá do đó việc đổi mới kiểm tra đánh giá diễn ra chậm và bộc lộ nhiều hạn chế.

* Thực trạng dạy Toán

- Đội ngũ GV ở một số trƣờng còn thiếu, nhất là những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

- Điều kiện phòng học ở một số nơi còn thiếu, hầu hết các trƣờng chƣa đủ phòng học để học 2 buổi/ngày, đặc biệt là vùng khó khăn cơ sở vật chất quá thiếu.

- Một bộ phận HS chƣa có động cơ học tập đúng đắn, hiện tƣợng HS ngồi nhầm lớp còn chiếm một tỉ lệ đáng quan tâm.

- Điều kiện tham quan dã ngoại tìm hiểu thực tiễn còn hạn chế về thời gian và kinh phí.

Về phía GV, trong những năm gần đây hầu hết GV đã chú trọng đổi mới PPDH Toán nhƣng chƣa đi vào thực chất và chƣa có chiều sâu, chƣa triệt để, chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến phƣơng PPDH truyền thống bằng cách sử dụng các câu hỏi tái hiện, các câu hỏi nêu vấn đề nhƣng chƣa thực sát tình huống thực tế.

Trong quá trình giảng dạy chúng ta chú ý nhiều đến việc truyền thụ khối lƣợng kiến thức nhƣng còn ít chú trọng đến cách dẫn dắt HS tìm hiểu khám phá và lĩnh hội kiến thức. Nhiều GV chuẩn bị bài rất công phu.

Bên cạnh đó vẫn còn một số GV chuẩn bị nội dung và bài giảng chƣa đúng với trọng tâm, chƣa thật chu đáo, vì thế chƣa khơi dậy đƣợc niềm say mê và hứng thú học tập. Chƣa góp phần tích cực vào việc xác lập động cơ học tập đúng đắn cho HS.

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)