Kết luận chƣơng 1

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 36 - 105)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.Kết luận chƣơng 1

Ở chƣơng 1 chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng của việc dạy học toán THPT ở Điện Biên. Để làm đƣợc điều đó chúng tôi tiến hành xem xét hai quá trình dạy và học của GV và HS trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Quá trình nghiên cứu, phân tích chúng tôi nhận thấy rõ ràng quá trình dạy và học toán THPT có khá nhiều những khó khăn, thử thách đòi hỏi cả ngƣời GV và HS cần phải khắc phục, các cấp quản lí cần phải quan tâm hơn nữa đến chất lƣợng dạy và học bộ môn cơ bản này ở trƣờng phổ thông.

Về phía GV, chúng tôi tạm chỉ ra những nguyên nhân sau:

- Tinh thần trách nhiệm chƣa cao, thiếu quyết tâm, bệnh thành tích, không đánh giá đúng thực chất lớp dạy của mình.

- Phƣơng pháp giảng dạy chƣa thực sự phù hợp, chƣa quan tâm hết các đối tƣợng trong lớp chỉ chú trọng vào các HS khá giỏi.

- Nội dung bài giảng chƣa khắc sâu kiến thức trọng tâm.

- Chƣa mạnh dạn tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng học tập của HS còn trông chờ vào chỉ đạo của cấp trên.

Về phía HS chúng tôi nhận thấy có những nguyên nhân:

Đây là hệ quả tất yếu của quá trình cho HS lên lớp theo chỉ tiêu đề ra ở cấp tiểu học và THCS, trong suốt 9 năm học không một lần tuyển sinh hoặc thi

- Đa phần HS chƣa xác định đúng đƣợc động cơ và mục đích học tập, không thể hiện đƣợc ý thức phấn đấu, vƣơn lên.

- Chƣa có sự quan tâm đúng đắn từ phía phụ huynh. Nhiều gia đình HS hầu nhƣ “khoán trắng” việc học của con em mình cho nhà trƣờng, chƣa có biện pháp đề nghị nhà trƣờng giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả.

Chƣơng 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SƢ PHẠM PHÁT HUY

TÍNH TÍCH CỰC HỌC TOÁN CHO HỌC SINH THPT ĐIỆN BIÊN 2.1. Định hƣớng xây dựng biện pháp sƣ phạm

2.1.1. Phù hợp với yêu cầu và tiêu chí đổi mới phương pháp dạy Toán ở trường phổ thông; đặc biệt là lý luận về dạy học tích cực

Bàn về phƣơng thức giáo dục con ngƣời, nhà văn ngƣời Nhật Kakura cho rằng: “Con người không phải là cái bình nước cần được đổ đầy, mà là một

ngọn đèn cần được thắp sáng”. Đây là một quan niệm tiến bộ về con ngƣời, về

phƣơng thức giáo dục: Con ngƣời không thụ động tĩnh tại mà luôn vận động phát triển và có khả năng tiếp nhận sáng tạo vô tận. Phƣơng thức giáo dục con ngƣời phải là truyền dạy, khơi lên khả năng ấy (tài liệu [6]).

Quan niệm trên coi ngƣời thầy không chỉ là ngƣời đổ dầu, truyền tri thức, mà còn là ngƣời thắp lửa, khai sáng, khơi dậy ở mỗi HS ngọn lửa của tri thức, của niềm đam mê và khát vọng sáng tạo không bao giờ tắt.

Trong khi đó quan niệm giáo dục truyền thống tuyệt đối hóa vai trò của ngƣời thầy trong quá trình dạy học. Ngƣời thầy giữ vai trò độc tôn trong quá trình dạy học, ngƣời thầy rót tri thức, HS là bình chứa những tri thức ấy. Vì thế, học trò thụ động trƣớc kiến thức của nhân loại, không tƣ duy sáng tạo, không bộc lộ mình. Chiếc bình chứa ấy một ngày nào đó sẽ đầy lên và tràn ra hết…

Trong xu hƣớng hiện đại hóa của xã hội, giáo dục cũng đã tiến hành đổi mới. Quá trình dạy - học môn Toán ở trƣờng THPT cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Chúng ta phải tiến hành đổi mới các BPSP dạy học bộ môn Toán ở trƣờng phổ thông trƣớc hết để phục vụ nhiệm vụ đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, đƣa nền giáo dục nƣớc ta dần hội nhập với các nền giáo dục trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc định hƣớng xây dựng các BPSP để nâng cao hiệu quả dạy học Toán THPT

Không chỉ có thế, việc định hƣớng xây dựng các BPSP trong dạy học Toán còn nhằm mục đích tích cực hóa hoạt động của HS. Nghĩa là HS dƣới sự tổ chức, định hƣớng của GV, tự mình phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Từ vị thế bị động, HS đã dành quyền chủ động trong hoạt động học. Các em sẽ năng động, tích cực tham gia vào quá trình dạy học, tích cực đặt ra các vấn đề và tìm cách giải quyết các vấn đề nảy sinh trong chính quá trình chinh phục tri thức của mình. Khi đó những tri thức chiếm lĩnh đƣợc sẽ là của HS, lƣu lại trong trí nhớ của các em, khi cần các em chủ động huy động kiến thức đó phục vụ chính bản thân các em. Nhƣ thế chắc chắn HS sẽ tự tin, hứng thú với việc học Toán, không còn tâm lí e ngại, lảng tránh bộ môn này nữa.

Toán học là một môn khoa học đòi hỏi tƣ duy lôgic sâu sắc, chính xác. Tri thức Toán học trong chƣơng trình THPT rất phong phú và phức tạp. Nó mở ra một thế giới những phép Toán thú vị, hấp dẫn HS, gợi niềm say mê hứng thú ở HS. Nhƣng không phải GV Toán nào cũng có khả năng sử dụng thành công tất cả các BPSP trong quá trình dạy học và thu đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn.

2.1.2. Phù hợp với đối tượng HS THPT Điện Biên

HS THPT ở Điện Biên mang đầy đủ những đặc điểm của HS THPT nói chung nhƣng các em cũng có những khác biệt nhất định. Vì thế chúng ta không thể sử dụng tất cả các biện pháp giáo dục sƣ phạm nhƣ với HS THPT ở những vùng miền khác, mà phải có sự chọn lựa và sử dụng các BPSP phù hợp.

HS THPT ở Điện Biên phần lớn là con em các dân tộc thiểu số, lối tƣ duy thụ động khá phổ biến. Là HS diện chính sách nhà nƣớc, các em đƣợc hỗ trợ từ sách vở đến kinh phí học tập và sinh hoạt. Nhiều HS có tâm lí trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nƣớc, không chịu khó học tập và phấn đấu trong cuộc sống. Khi gặp những khó khăn, trở ngại trong học tập, nhiều em sẵn sàng từ bỏ hoặc chờ đợi sự giúp đỡ của GV. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình dạy học của thầy và trò ở trƣờng THPT.

Thêm nữa với trình độ nhận thức còn hạn chế, nhiều HS học đến THPT nhƣng còn nói tiếng phổ thông chƣa sõi, kiến thức bộ môn hổng, khuyết thiếu cùng với tâm lí mặc cảm, tự ti và buông xuôi nên chúng ta không thể vận dụng tất cả các BPSP nhƣ với HS các vùng miền khác. Làm nhƣ thế chắc chắn hiệu quả của quá trình dạy học sẽ không cao, đôi khi phản tác dụng.

Trƣớc những điểm riêng biệt ấy ngƣời GV Toán THPT phải tìm tòi, lựa chọn những BPSP phù hợp với HS của mình thì mới mong có đƣợc kết quả nhƣ ý muốn.

Chúng tôi quan niệm việc định hƣớng xây dựng các BPSP để nâng cao hiệu quả việc dạy học Toán THPT ở Điện Biên là phải lựa chọn đƣợc những biện pháp phù hợp với điều kiện dạy và học của HS ở đây. Điều kiện dạy và học có thể hiểu là các phƣơng tiện dạy học, là cơ sở vật chất của địa phƣơng.

Trong những năm qua, ngành giáo dục của tỉnh Điện Biên đã có sự đầu tƣ khá lớn và đồng bộ đối với các trƣờng THPT trong toàn tỉnh. Nhƣng do điều kiện kinh tế và điều kiện địa lí, tự nhiên, xã hội của các trƣờng trong tỉnh không đồng đều, có những trƣờng ở vùng kinh tế khó khăn, điều kiện phòng ốc không đảm bảo, cơ sở vật chất lớp học thiếu đồng bộ, chắp ghép, không đủ các phƣơng tiện dạy học cho cả thầy và trò. Điều đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình dạy và học, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục của địa phƣơng.

2.2. Một số biện pháp tăng cƣờng tính tích cực học tập toán cho HS THPT Điện Biên Điện Biên

2.2.1. Biện pháp 1: Căn cứ vào chương trình SGK Toán THPT để tập trung vào thực hiện những nội dung cơ bản phù hợp với đối tượng HS THPT Điện Biên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Cơ sở của biện pháp

Qua giảng dạy và tìm hiểu phân phối chƣơng trình bộ môn Toán THPT, có thể thấy nội dung chƣơng trình môn Toán THPT bao gồm những kiến thức cơ bản sau đây:

- Mệnh đề và tập hợp; các biểu thức đại số, lƣợng giác; PT (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc nhất và bậc hai, lƣợng giác, mũ, lôgarit); hệ PT (bậc nhất, bậc hai); bất PT (bậc nhất, bậc hai, quy về bậc nhất và bậc hai, mũ, lôgarit) và hệ bất PT bậc nhất (một ẩn, hai ẩn);

- Hàm số, giới hạn, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân và ứng dụng của chúng; - Các quan hệ hình học và một số hình thông dụng (điểm, đƣờng thẳng, mặt phẳng, hình tam giác, hình tròn, elip, hình đa diện, hình tròn xoay); phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng; vectơ và tọa độ;

- Thống kê, tổ hợp, xác suất.

Nhìn qua khung chƣơng trình ấy chúng ta dễ dàng nhận ra rằng trong suốt 3 năm học THPT, HS phải hoàn thiện một khối lƣợng kiến thức cơ bản rất lớn, chƣa kể những kiến thức nâng cao, chuyên sâu cho HS khá, giỏi. Với khối lƣợng kiến thức dàn trải, độ khó ngày một cao hơn mà tầm nhận thức của HS không đồng đều, lại có nhiều trở ngại riêng của HS miền núi thì việc hoàn thành nhiệm vụ dạy học của ngƣời GV là không đơn giản. Ý thức rõ đƣợc đặc điểm riêng của HS THPT ở Điện Biên chúng tôi xác định ngay từ đầu là mình không thể ôm đồm tất cả các kiến thức của toàn bộ chƣơng trình cho mọi HS của mình đƣợc. Mà là ngƣời trực tiếp đứng lớp, GV phải có một động tác phân loại HS ngay từ đầu để lựa chọn đƣợc những đơn vị kiến thức phù hợp với đối tƣợng HS cụ thể và cũng phải có những mức độ yêu cầu phù hợp với các em. Làm đƣợc nhƣ thế thì việc dạy học Toán cho HS ở Điện Biên mới đạt hiệu quả cao.

b) Cách thức tiến hành

Với những HS yếu kém (chiếm phần lớn) GV xác định ngay rằng mục tiêu đỗ tốt nghiệp THPT là trƣớc nhất. Vì thế chúng tôi chỉ chọn dạy những kiến thức cơ bản theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ giáo dục ban hành. Và trong quá trình dạy học GV chú trọng rèn cho HS kĩ năng giải các dạng bài tập theo ma trận đề thi tốt nghiệp, có những yêu cầu nâng dần độ khó để HS làm tốt bài thi. Với những HS này cố gắng đạt điểm trung bình môn Toán là đạt yêu cầu.

Với HS trung bình, các em đã có những kiến thức nền và kĩ năng làm bài cơ bản. Vì thế GV tập trung rèn luyện kĩ năng giải bài tập và có thể cung cấp kiến thức nâng cao ở một số phần nhất định để các em có cơ hội nâng cao kết quả bài thi tốt nghiệp. Từ đó các em có thể có hi vọng thi đỗ trung cấp, cao đẳng ngành nghề. GV phải mất thời gian, công sức để có hệ thống bài tập rèn kĩ năng và củng cố kiến thức nền cho đối tƣợng HS này và có khi phải thực sự kiên nhẫn với các em.

Với HS khá, giỏi GV lại càng phải đầu tƣ nhiều hơn vào hệ thống bài tập rèn kĩ năng và nâng cao kiến thức chuyên sâu để rèn kĩ năng làm bài thi tuyển sinh Đại học, cao đẳng cho HS. Mặc dù đối tƣợng HS này chiếm một tỉ lệ nhỏ nhƣng chúng ta không thể không chú ý bởi các em chính là nguồn cán bộ tƣơng lai của tỉnh nhà. Để đạt đƣợc mục tiêu đó GV ngoài việc đảm bảo những kiến thức cơ bản của chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán học còn phải có những chuyên đề nâng cao, chuyên sâu, tập trung vào những chuyên đề cơ bản của chƣơng trình ôn thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng theo cấu trúc đề của những năm gần đây. Chính việc hƣớng dẫn HS làm quen, tiếp xúc và trực tiếp giải đề thi tuyển sinh của các năm tiệm cận sẽ giúp các em có thêm hứng thú, động lực để phấn đấu học tập. Và chính sự nỗ lực cố gắng của các em trong quá trình chinh phục các đề thi Đại học, Cao đẳng sẽ có tác động nhất định đến các em học yếu hơn phấn đấu theo.

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến vấn đề này trong các tiết luyện tập chính khóa và học phụ đạo buổi chiều để phân bố thời gian và bài tập hợp lí cho từng đối tƣợng HS. Và một điều nhất thiết nữa là giao bài tập cho học trò nhƣng không đƣợc bỏ đấy mà GV phải có động tác chữa bài để HS kịp thời rút kinh nghiệm cho mình sau mỗi bài tập đã làm trên lớp và các dạng bài tƣơng tự ở nhà. Có nhƣ vậy thì việc chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tƣợng HS mới phát huy hiệu quả, từ đó nâng cao chất lƣợng dạy học Toán.

c) Minh họa biện pháp

Ví dụ. Đối với bài Một số PT lƣợng giác thƣờng gặp (Giải tích lớp 11) có 4 đơn vị kiến thức cơ bản mà HS cần nắm đƣợc:

- PT bậc nhất đối với một hàm số lƣợng giác - PT bậc hai đối với một hàm số lƣợng giác - PT bậc nhất đối với sinx và cosx

- PT thuần nhất bậc hai đối với sinx và cosx

Chúng tôi xác định đây sẽ là những đơn vị kiến thức cơ bản nhất HS phải đạt đƣợc qua bài học, vì thế chúng tôi chọn dạy trên lớp các phần, các mục sau:

Mục I (dạy phần 1, 2); Mục II (dạy phần 1, 2, phần 3 chỉ dạy ví dụ 8) Mục III (dạy phần 1, 2).

Cụ thể:

* Ở mục I - PT bậc nhất đối với một hàm số lượng giác có 3 phần: Định nghĩa, cách giải và PT đưa về dạng PT bậc nhất đối với một hàm số lượng giác.

- Định nghĩa và cách giải.

Đơn vị kiến thức này là cơ bản nên chúng tôi đặt yêu cầu tất cả HS trong lớp đều phải nắm đƣợc.

+ Với HS yếu và trung bình, nhớ được định nghĩa và bước đầu biết cách giải các bài tập ngay trong phần ví dụ SGK là đạt yêu cầu.

+ Với HS khá, giỏi cần biết áp dụng vào giải các bài tập có dạng tương

tự ở trong SGK phần bài tập và sách Bài tập.

- PT đưa về PT bậc nhất đối với một hàm số lượng giác

Với nội dung kiến thức này, chúng tôi chỉ đặt ra yêu cầu đối với HS khá, giỏi. Vì thời lƣợng tiết học không có nhiều thời gian nên chúng tôi chọn dạy vào giờ học buổi chiều. Với phần này, HS phải nắm đƣợc quy trình và cách thức giải dạng bài tập này và một số bài tập nâng cao GV cung cấp;

* Mục II - PT bậc hai đối với một hàm số lượng giác có 3 phần: Định nghĩa, cách giải và PT đưa về dạng PT bậc hai đối với một hàm số lượng giác.

- Định nghĩa và cách giải

Kiến thức của phần 1 và 2 mục này là những kiến thức nền, nó không quá trừu tƣợng, phức tạp nên từ HS yếu, trung bình đến HS khá, giỏi đều phải nắm đƣợc và biết cách làm bài tập trong phần ví dụ SGK. Riêng với HS khá, giỏi chúng tôi yêu cầu các em phải hiểu bản chất vấn đề, biết cách giải các bài tập ở dạng tƣơng tự, có cả những bài tập nâng cao để củng cố, khắc sâu kiến thức của bài.

- PT đưa về PT bậc hai đối với một hàm số lượng giác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phần 3 GV chỉ dạy trên lớp ví dụ 8 theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng cho HS nhƣng GV cần đặt yêu cầu cho HS khá, giỏi phải đọc và tự giải các ví dụ 6, 7 vào vở bài tập. GV sẽ kiểm tra việc làm bài tập của HS ở giờ học buổi chiều. làm nhƣ thế, chúng tôi đã phân loại HS và phân loại cả những đơn vị kiến thức của bài cho từng đối tƣợng HS. HS, yếu và trung bình không bị áp lực lớn buộc phải tìm hiều và làm các bài tập vƣợt ngƣỡng nhận thức của chính

Một phần của tài liệu một số biện pháp sư phạm giúp học sinh thpt điện biên tích cực học tập môn toán (Trang 36 - 105)