- Bệnh nhân tỉnh táo, có 2 vết thương ở vùng cẳng chân Đau và mất cơ năng vùng cẳng chân trái.
GÃY 2X ƯƠNG CẲNG CHÂN (Bài giảng 2)
Thầy Thới
“Bệnh nhân nam, 42 tuổi, tai nạn giao thông chạm thương vào cẳng chân (P) cách 13 ngày, sau tai nạn không cử động được, vết thương phần mềm 1/3 dưới cẳng chân (P). Bệnh nhân được sơ cứu bất động, đưa vào bệnh viện sau 12h
- Ghi nhận lúc vào viện
o Không sốt.
o Vết thương phần mềm hở 10x4cm ở 1/3 dưới cẳng chân (P)
- Tại khoa :
o Gãy 1/3 dưới 2 xương cẳng chân (P)
- Xquang :
o Gãy 1/3 dưới 2 xương cẳng chân (P)
- Chẩn đoán :
o Gãy hở 1/3 dưới 2 xương cẳng chân (P) độ IIIa, giờ thứ 12
- Xử trí :
o Cắt lọc vết thương, cố định ngoài, có ghép da
- Hậu phẫu :
o Bệnh ổn.”
- Đối với 1 chẩn đoán gãy xương hở, chẩn đoan phải đầy đủ như trên:
o Vị trí gãy + độ + giờ thứ mấy?
- Đối với việc đọc Xquang, phải miêu tả cụ thể như sau :
Vị trí gãy : 1/3 dưới Xương gãy : 2 xương
Hình thái : Đơn giản hay phức tạp, nếu cẳng chân : chủ yếu dựa vào xương chày
27
Di lệch : gập góc mở ra ngoài, các đoạn gãy, 2 xương di lệch cùng phía
Liên quan ổ gãy : xương mác gãy thấp hơn - Chú ý :
Chẩn đoán độ mấy : chỉ sau mổ, còn trước mổ chỉ ghi theo dõi Ổ gãy ở 1/3 dưới, độ IIIa, nguy cơ nhiễm trùng cao do nuôi dưỡng
kém
Xương gãy đơn giản lực ép tốt
Xương chày gãy đơn giản + xương mác gãy thuận lợi vì không cản lực ép của xương chày
Xương chày gãy phức tạp + xương mác gãy bất lợi yếu tố cố định Chấn thương trực tiếp hầu như gãy hở và xương mác gãy thấp, còn
chấn thương gián tiếp thì xương mác gãy cao hơnvà thường là gãy chéo, xoắn.
- Những biến chứng trên bệnh nhân này?
o Biến chứng ngay:
Shock chấn thương: đặc biệt là gãy xương hở. Tổn thương mạch máu thần kinh.
Hội chứng chèn ép khoang.
o Biến chứng sớm:
Nhiễm khuẩn: nhất là hoại thư và hoại thư sinh hơi.
Rối loạn dinh dưỡng kiểu Sudex: cẳng chân phù nề, nổi nhiều nốt phổng nước ở da. Từ các nốt phỏng nước này có thể dẫn đến nhiễm trùng vào sâu trong xương.
o Di chứng:
Chậm liền xương: 4 -5 tháng mà xương không liền. Khớp giả: ngoài 6 tháng mà xương không liền.
Can lệch: gây ngắn chi, lệch trục chi, làm bênh nhân không đi lại được.
Viêm xương: nhất là sau gãy xưong hở, điều trị phức tạp và tốn kém. - Hội chứng chèn ép khoang:
28
o 45% là do chấn thương gãy xương. Trong số đó 80% là do gãy xương cẳng chân, bàn chân .
Xuất hiện khi có thương tổn mạch máu trong xương, trong phần mềm, gây máu tụ trong các khoang chật hẹp.
Các hiện tượng rối loạn vân mạch, tang xuất tiết gây phù nề tổ chức, càng phù nề càng tăng chèn ép khoang vòng luẩn quẩn.
o Quá 8h, nếu không sử lý thì coi như đã có những thương tổn không hồi phục.
o 5 biểu hiện lâm sàng hội chứng CEK (theo Matsen):
Đau quá mức 1 gãy xương thông thường mặc dù đã được bất động. Căng cứng toàn bộ cẳng chân.
Tê bì và có cảm giác “kiến bò” ở đầu ngón, về sau không còn nhận biết được các ngón.
Đau tăng lên khi vận động, căng dãn cơ bắp. Liệt vận động các ngón.
o Cận lâm sàng:
Đo áp lực khoang:
Bình thường:10mmHg. Trên 30mmHg là phải mổ cấp cứu mở cân ngay.
Doppler mạch:
Mất hoặc giảm lưu lượng dòng chảy ở phía hạ lưu. Chụp mạch, CT scanner.
Xét nghiệm các yếu tố đông máu: loại trừ chèn ép khoang do các bệnh lý về máu.
- Thái độ xử trí : Bệnh nhân gãy IIIa > 8h ( muộn ) nguy cơ nhiễm trùng (gãy 1/3
dưới) nuôi dưỡng kém + tiếp xúc môi trường bẩn
o Cắt lọc :
Đến sớm cắt lọc triệt để
Đến muộn không được cắt lọc rộng rãi, nhiều như đến sớm nữa, mà chỉ cắt lọc các tổ chức hoại tử, bẩn , tụ máu cắt lọc + làm sạch + để hở da là thuận lợi ( không được để hở xương ) Nếu từ đầu dùng kháng sinh sớm => rất thuận lợi
o Bất động xương : Để ổn định tổn thương phần mềm
Bên trong : không cho phép, do nguy cơ NT rất cao.
Bên ngoài : tốt và hợp lý. Có thể dùng kéo liên tục hoặc nẹp bột.
29