Một số giải pháp cụ thể cho các mặt hàng

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 100 - 104)

5. Bố cục của luận văn

4.2.12. Một số giải pháp cụ thể cho các mặt hàng

* Mặt hàng dệt may

Tính chung từ đầu năm đến nay, bình quân mỗi tháng cả nƣớc đã xuất khẩu đƣợc 1,3 tỷ USD hàng dệt may, đây là một trong những mặt hàng có kim ngạch

xuất khẩu lớn nhất cả nƣớc. Tuy nhiên, trƣớc những khó khăn vẫn đang tồn tại ở cả trong nƣớc và xuất khẩu, ngành dệt may từ nay đến cuối năm khó có thể đạt đƣợc mục tiêu là 19 tỷ USD năm 2012.

Hội nghị Triển khai chiến lƣợc phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020 vừa qua đã khẳng định, đến năm 2015 và 2020, ngành công nghiệp dệt may vẫn tiếp tục là ngành công nghiệp trọng yếu trong cơ cấu công nghiệp của Việt Nam. Mục tiêu trong giai đoạn 2011-2020, ngành tăng trƣởng từ 12-14%. Doanh thu sẽ là 33 tỷ USD đến năm 2020. Tuy nhiên, để đạt đƣợc các mục tiêu chiến lƣợc này ngành dệt may Việt Nam phải khắc phục đƣợc những khó khăn nhƣ sự thiếu hụt nguồn nguyên phụ liệu, vốn, nhân lực… Đây là những bài toán mang tính chiến lƣợc và lâu dài, bởi nếu không giải quyết đƣợc bài toán này thì ngành dệt may vẫn nằm trong vòng luẩn quẩn, xuất khẩu càng nhiều thì càng phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu, dẫn đến giá trị, lợi ích thu về không cao, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay.

Ngoài ra, theo Vitas, các DN dệt may không nên quá tập trung, trông chờ vào một vài thị trƣờng truyền thống, cho dù những thị trƣờng này luôn chiếm tỷ trọng lớn. Việc mở rộng và tìm kiếm những thị trƣờng mới dù nhỏ vẫn sẽ là sẽ giúp cho các DN Việt Nam chủ động hơn và chia sẻ rủi ro tốt hơn.

Hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may và da giày để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của hai ngành này. Xem xét việc cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào đầu tƣ xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phụ liệu cho dệt may, da giày. Tăng cƣờng tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở tăng cƣờng năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm và gia tăng tỉ lệ nguyên phụ liệu trong nƣớc tự đáp ứng đƣợc. Đẩy mạnh khai thác những thị trƣờng ngách, thị trƣờng nhỏ nhƣng chấp nhận mức giá cao và ƣa thích các sản phẩm đặc thù…

Đầu tƣ cho việc nghiên cứu mẫu, mã, mốt thời trang quốc tế, nắm bắt kịp thời xu thế lớn trong ngành thời trang. Nhà sản xuất phải thể hiện đƣợc phong cách riêng với khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, phƣơng thức kinh doanh.

* Mặt hàng giày dép

Xây dựng chiến lƣợc đúng đắn và đồng bộ cho sản phẩm giày dép của Việt Nam hƣớng về xuất khẩu. Chính phủ nên kết hợp với các bộ ngành có liên quan xây

dựng chiến lƣợc mang tính tổng thể cho ngành giày dép.Thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào ngành, khuyến khích đầu tƣ vào ngành sản xuất nguyên liệu, qui hoạch phát triển công nghiệp về nuôi thú, thuộc da và vật liệu, tạo mối liên kết giữa ngành cung cấp nguyên vật liệu trong nƣớc với các doanh nghiệp sản xuất giày dép. Nhà Nƣớc cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu công nghệ, nguyên phụ liệu. Đồng thời nên có sự hỗ trợ nhất định về chi phí dịch vụ (điện, nƣớc, vận tải, bảo hiểm), những ƣu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu, thuế thu nhập doanh nghiệp. Những biện pháp này sẽ phần nào hỗ trợ năng lực xuất khẩu của ngành giày dép một cách có hiệu quả nhất.

Chủ động đầu vào của sản phẩm giày dép (nhất là nguyên liệu da) là một yêu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất giày dép .Cần bảo đảm nguồn cung cấp da đáp ứng đƣợc về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để có thể sản xuất những sản phẩm cao cấp có chất lƣợng tốt hơn với chi phí giảm. Cải thiện dây chuyền sản xuất, công nghệ và khai thác chúng có hiệu quả tối đa nhằm nâng cao hàm lƣợng kĩ thuật và hàm lƣợng giá trị gia tăng đối với sản phẩm giày dép.

Các doanh nghiệp sử dụng nhiều phƣơng thức khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu là giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và mở rộng thị trƣờng. Giới kinh doanh giày dép thế giới thƣờng tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành nhƣ: Hội chợ giày Dusseldorg(CHLB Đức), Hội chợ giày Milan_Bologra, Simac (Italia), Hội chợ New Delhi (Ấn Độ ), Hội chợ Hồng Kông, Quảng Châu, Quảng Đông (Trung Quốc). Doanh nghiệp của chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm này từ các đối tác nƣớc ngoài để tích cực hơn nữa quảng bá hình ảnh sản phẩm giày dép Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.

KẾT LUẬN

Kinh tế toàn cầu tiếp tục phục hồi nhƣng không vững chắc và không có sự đồng đều giữa các quốc gia. Các nền kinh tế phát triển vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn nhƣ tăng trƣởng chậm, thâm hụt tài khóa nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng nợ quốc gia ở châu Âu gây ra sự bất ổn tài chính, làm chậm tốc độ phục hồi của kinh tế toàn cầu. Những yếu tố này chắc chắn sẽ tác động đến thƣơng mại của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2012 và cả năm 2013. Với tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP ngày càng cao, Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp từ cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu này.

Vì vậy, qua phân tích thực trạng về cơ cấu chuyên môn hóa thƣơng mại ngành chế biến của Việt Nam, Luận văn đã đƣa ra đƣợc một số giải pháp để điều chỉnh cơ cấu chuyên môn hóa thƣơng mại ngành chế biến của Việt Nam nhƣ: chuyển nền kinh tế từ tăng trƣởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến. Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dƣới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn; phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất hàng chế biến để nâng cao chất lƣợng sản phẩm; hoàn thiện cơ chế chính sách của Nhà nƣớc và phát huy vai trò của Chính phủ, đặc biệt phải có chính sách phù hợp, linh hoạt đối với các thành phần kinh tế; Phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu; phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao; đẩy mạnh hội nhập Kinh tế Quốc tế,... để từ đó có thể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán, từng bƣớc khẳng định vị thế của Việt Nam trong Thƣơng mại Quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bằng tiếng Việt

1. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thƣờng Lạng (2008), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Trần Văn Hòe và Nguyễn Văn Tuấn (2008), Giáo trình thƣơng mại quốc tế (Phần 1), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Từ Thuý Anh (2010), Kinh tế học quốc tế, Nhà xuất bản tài chính. 4. Võ Thanh Thu (2003), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất thống kê.

2. Tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài

1. Alesandrini, M., Fattouh, B. and Scaramozzino, P. (2007), „The Changing Pattern of Foreign Trade Specialization in Indian Manufacturing,‟ Oxfort Review of Economic Policy 23 (2): 270-291.

2. Balassa, B. (1965), „Trade Liberalization and Revealed Comparative Advantage,‟ The Manchester School of Economic and Social Studies 33: 99-123.

3. Bojnec, S. and Ferto, I. (2008), „European Enlargement and Agro-Food Trade,‟ Canadian Journal of Agricultural Economics 56: 563-579.

4. Dalum, B., Laursen, K. and Villumsen, G. (1998), „Structural Change in OECD Export Specialization Patterns: De-specialization and „Stickiness,‟ International Review of Applied Economics, 12 (3), 423–443.

5. Ferto, I. (2002), „Revealed Comparative Advantage and Competitiveness in Hungarian Agri-food Sectors,‟ Discussion Paper, Institute of Economics – Hungarian Academy of Sciences.

6. Hinloopen, J. and C. Van Marrewijk (2001), „On the Empirical Distribution of the Balassa Index,‟ Weltwirtschaftliches Archiv 137: 1-35.

7. Laursen, K. (1998), „Revealed Comparative Advantage and Alternative Measures of International Specialization,‟ Danish Research Unit for Industrial Dynamics Working Paper 98-30, Copenhagen.

8. Quah, D. (1996), „Aggregate and Regional Disaggregate Fluctuations,‟ Empirical Economics 21, 137–159.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)