5. Bố cục của luận văn
3.2. Thực trạng về chuyên môn hoá thƣơng mại hàng chế biến của Việt Nam
3.2.1. Cơ cấu chuyên môn hoá thƣơng mại của Việt Nam
Nhằm đánh giá mức độ chuyên môn hoá của từng mặt hàng (ở cấp 3 chữ số theo phân loại SITC) tác giả sử dụng chỉ số chuyên môn hoá quốc tế Lafay (LFI) nhƣ đã trình bày tại phần phƣơng pháp nghiên cứu. Kết quả tính toán của chỉ số Lafay
đƣợc trình bày tại bảng 3.9, bao gồm 20 nhóm hàng có chỉ số Lafay cao nhất trong năm 2010.
Kết quả tính toán tại bảng 3.9 cho thấy giày dép (SITC 851) là nhóm hàng có chỉ số LFI cao nhất trong năm 2010. Về thực chất đây là nhóm hàng có lợi thế so sánh cao nhất trong năm 2000. Tuy nhiên chỉ số LFI của nhóm hàng này lại giảm đột ngột vào năm 2003, làm cho nhóm hàng này không có lợi thế so sánh. Đến năm 2004 thì chỉ số LFI của nhóm hàng này lại tăng lên và giảm dần trong các năm sau đó. Đứng thứ hai là hàng may mặc khác (SITC 845). Nhóm hàng này có chỉ số LFI giao động không rõ ràng. Chỉ số LFI của nhóm hàng này là 2,93 năm 2000 và tăng lên trong năm 2001 và 2002 rồi lại giảm xuống năm 2003 (-0,01). Sau năm 2003 chỉ số LFI của nhóm hàng này có sự thay đổi không rõ xu hƣớng. Đứng thứ ba là nội thất (SITC 821). Đây là nhóm hàng có chỉ số LFI tăng qua các năm. Cụ thể, năm 1990 chỉ số LFI của nhóm hàng này chỉ đạt 1,7 và tăng cao nhất năm 2005 và sau đó lại giảm dần trong các năm sau đó. Đứng cuối cùng trong bảng 20 nhóm hàng có chỉ số LFI cao nhất là máy ghi âm, ghi hình (SITC 763). Số liệu tại bảng 10 cho thấy nhóm hàng này không có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2000-2005. Tuy nhiên từ năm 2006 trở đi nhóm hàng này lại có lợi thế so sánh.
Một đặc điểm quan trọng là năm 2003 là năm mà có sự thay đổi nhiều về chỉ số LFI. Hầu hết các nhóm hàng có lợi thế so sánh trong năm 2002 thì lại không có lợi thế so sánh năm 2003. Trong số những nhóm hàng này có giày dép (SITC 851), hàng may mặc khác (SITC 845), nội thất (SITC 821), trang sức (SITC 897), quần áo dệt dành cho nữ giới (SITC 842), máy văn phòng (SITC 751), thiết bị phân phối điện (SITC 773), rƣơng, hòm, vali (SITC 831), thiết bị chụp ảnh (SITC 881), xe đẩy dùng cho trẻ em, đồ chơi (SITC 894), sản phẩm khác bằng plastics (SITC 893) và máy ghi âm, ghi hình (SITC 763). Trong số những nhóm hàng này thì hầu hết có lợi thế so sánh vào năm 2004. Ngƣợc lại, có những nhóm hàng mà không có lợi thế năm 2002 nhƣng lại có lợi thế so sánh năm 2003, ví dụ nhƣ sợi dệt (SITC 651) và thiết bị viễn thông khác (SITC 764). Đặc biệt đối với thiết bị viễn thông khác thì chỉ số LFI mang giá trị âm trong hầu hết các năm, ngoại trừ năm 2003 và năm 2010.
20 nhóm hàng có chỉ số LFI thấp nhất trong năm 2010 đƣợc trình bày tại bảng 3.10. Kết quả tính toán tại bảng 3.10 cho thấy hầu hết tất cả các nhóm hàng trên đều không có lợi thế so sánh trong tất cả các năm, ngoại trừ thiết bị máy tính (SITC752) là nhóm hàng có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2003-2007. Chỉ số LFI của nhóm hàng này bắt đầu mang giá trị âm đối với tất cả các năm còn lại. Sắt cán phẳng (SITC 673) là nhóm hàng có chỉ số LFI thấp nhất. Đây cũng là nhóm hàng không có lợi thế so sánh trong tất cả các năm. Đứng thứ hai là các loại vải dệt thoi nhân tạo (SITC 653). Đây là nhóm hàng mà chỉ số LFI có sự giao động không rõ xu hƣớng. Đứng thứ ba là máy công nghiệp chuyên dụng khác (SITC 728). Nhóm hàng này cũng có chỉ số LFI âm trong tất cả các năm.
Kết quả tính toán chỉ số LFI ở hai bảng 3.9 và 3.10 cho thấy một số kết luận sau đây. Một là, đối với 20 nhóm hàng có chỉ số LFI cao nhất trong năm 2010, có sự thay đổi trong cơ cấu chuyên môn hoá. Cụ thể, có những nhóm hàng không có lợi thế so sánh trong năm 2000 nhƣng lại có lợi thế so sánh ở năm 2010. Những nhóm hàng này bao gồm máy văn phòng (SITC 751), sợi dệt (SITC 651), thiết bị viễn thông khác (SITC 764), thiết bị quay bằng điện (SITC 716), tinh bột, keo (SITC 592) và máy ghi âm, ghi hình (SITC 763). Ngƣợc lại, có những nhóm hàng có lợi thế so sánh cao thứ hai trong năm 1990 nhƣng lại đứng thứ năm trong năm 2010, nhƣ quần áo dệt dành cho nam giới (SITC 841). Hai là, năm 2003 là năm có nhiều thay đổi về chỉ số LFI. Hầu hết các nhóm hàng đều có sự thay đổi về lợi thế so sánh trong năm này, từ chỗ có lợi thế so sánh năm 2002 nhƣng lại không có lợi thế so sánh trong năm 2003, và sau đó lại có lợi thế so sánh trong năm 2004. Ba là, đối với 20 nhóm hàng có chỉ số LFI thấp nhất thì hầu nhƣ không có sự thay đổi về cơ cấu chuyên môn hoá thƣơng mại. Tất cả các nhóm hàng không có lợi thế so sánh ở năm 2000 thì cũng không có lợi thế so sánh ở các năm còn lại. Ngoại trừ thiết bị máy tính (SITC 752) là nhóm hàng có sự thay đổi về lợi thế so sánh trong từng giai đoạn nhất định. Cụ thể, nhóm hàng này không có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2000-2002, nhƣng lại có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2003-2007, và tiếp tục không có lợi thế so sánh trong giai đoạn 2008-2010.
Bảng 3.9: 20 nhóm hàng có chỉ số LF cao nhất năm 2010
SITC Mô tả hàng hoá 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
851 Giày dép 9,70 9,82 9,77 -0,31 8,67 8,52 8,29 7,02 6,56 5,72 5,32
845 Hàng may mặc khác 2,93 3,58 3,61 -0,01 3,00 2,72 2,96 3,44 3,57 3,68 3,39
821 Nội thất 1,70 1,82 2,36 -0,02 3,33 4,03 4,13 4,10 3,63 3,36 3,04
897 Trang sức 0,26 0,26 0,27 -0,01 0,30 0,26 0,27 0,38 0,55 2,65 2,89
841 Quần áo dệt dành cho nam giới 6,03 5,09 5,31 0,00 4,43 3,91 4,03 3,41 2,83 2,69 2,48
842 Quần áo dệt dành cho nữ giới 2,99 2,34 2,97 -0,01 3,30 3,50 3,12 3,28 2,86 2,81 2,42
751 Máy văn phòng -0,10 -0,11 -0,10 -0,04 -0,12 -0,11 -0,12 -0,09 1,57 1,54 1,57
844 Quần áo dệt kim dành cho nữ giới 0,41 0,43 0,96 0,00 1,79 1,78 1,50 1,59 1,48 1,55 1,33
773 Thiết bị phân phối điện 0,76 0,79 0,62 -0,24 0,83 1,00 1,15 1,05 0,93 0,83 0,94
843 Quần áo dệt kim dành cho nam giới 0,28 0,34 0,93 0,00 1,22 1,22 0,99 0,83 0,87 0,92 0,92
658 Hàng may sẵn (chất liệu dệt) 0,70 0,71 0,70 1,29 0,82 0,78 0,87 0,78 0,62 0,74 0,84
831 Rƣơng, hòm, vali 1,23 1,24 1,01 -0,01 0,92 0,92 0,77 0,73 0,77 0,83 0,82
651 Sợi dệt -0,43 -0,07 -0,12 0,70 -0,12 -0,07 0,06 0,11 0,19 0,63 0,71
764 Thiết bị viễn thông khác -0,49 -0,51 -0,36 0,57 -0,69 -1,03 -1,56 -1,65 -1,31 -1,32 0,42
881 Thiết bị chụp ảnh 0,04 0,06 -0,02 -0,04 -0,01 -0,01 0,02 0,12 0,15 0,50 0,39
894 Xe đẩy dùng cho trẻ em, đồ chơi,… 0,38 0,37 0,29 -0,03 0,27 0,26 0,28 0,28 0,30 0,34 0,34
893 Sản phẩm khác bằng plastics 0,34 0,29 0,11 -0,16 0,17 0,30 0,12 0,33 0,44 0,45 0,29
716 Thiết bị quay bằng điện -0,58 0,13 0,14 0,37 0,14 0,09 0,29 -0,12 -0,12 -0,13 0,27
592 Tinh bột, keo -0,03 0,09 0,04 0,64 0,14 0,13 0,24 0,28 0,22 0,27 0,26
SITC Mô tả hàng hoá 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 744 Thiết bị xử lý cơ khí -0,25 -0,33 -0,38 -0,14 -0,36 -0,32 -0,36 -0,43 -0,51 -0,67 -0,48 676 Sắt thép (thanh, que) -0,10 -0,20 -0,20 0,11 -0,21 -0,08 -0,24 -0,39 -0,29 -0,49 -0,49 574 Polyacetals/polyesters -0,17 -0,24 -0,20 -0,10 -0,30 -0,22 -0,15 -0,18 -0,23 -0,34 -0,50 752 Thiết bị máy tính -0,44 -0,50 -0,37 0,93 0,12 0,52 0,87 0,93 -0,45 -0,68 -0,52 713 Động cơ đốt trong -0,27 -0,35 -0,37 -0,11 -0,35 -0,21 -0,28 -0,38 -0,46 -0,58 -0,53 675 Thép hợp kim cán phẳng -0,28 -0,30 -0,34 -0,17 -0,47 -0,54 -0,49 -0,54 -0,37 -0,48 -0,54
723 Thiết bị xây dựng dân dụng -0,46 -0,65 -0,81 -0,25 -0,44 -0,38 -0,38 -0,33 -0,44 -0,69 -0,64
641 Giấy, các tông -0,59 -0,68 -0,69 -0,09 -0,58 -0,59 -0,65 -0,54 -0,58 -0,70 -0,66
772 Thiết bị mạch điện 0,69 -0,15 -0,13 0,70 -0,42 -0,25 -0,35 0,40 -0,46 -0,51 -0,74
741 Thiết bị làm nóng/lạnh trong công nghiệp -0,49 -0,56 -0,60 -0,28 -0,77 -0,55 -0,83 -1,06 -1,11 -0,88 -0,78
562 Phân vô cơ -2,02 -1,55 -1,36 -0,51 -1,57 -1,13 -1,03 -0,95 -0,93 -1,16 -0,82
571 Ethylene polymer dạng nguyên -0,68 -0,71 -0,62 -0,28 -0,82 -0,93 -1,04 -0,95 -0,80 -0,79 -0,87
672 Sắt, thép dạng nguyên -0,94 -1,28 -1,42 -0,57 -1,79 -1,58 -1,25 -1,20 -0,95 -0,98 -0,88
542 Thuốc bao gồm thuốc thú ý -1,26 -1,14 -0,97 -0,37 -0,79 -0,86 -0,83 -0,70 -0,69 -0,93 -0,91
652 Vải bong, dệt thoi -0,32 -0,22 -0,45 -0,16 -0,65 -0,74 -0,84 -0,82 -0,86 -0,92 -0,96
776 Van/bóng bán dẫn -1,35 -1,12 -0,66 -0,37 -0,49 -0,51 -0,55 -0,63 -0,67 -0,74 -1,00
655 Các loại vải đan, móc -0,19 -0,20 -0,44 -0,12 -0,50 -0,55 -0,56 -0,53 -0,51 -0,80 -1,01
575 Nhựa dạng nguyên khác -0,82 -0,80 -0,72 -0,37 -0,99 -1,11 -1,16 -0,99 -0,96 -0,97 -1,07
728 Máy công nghiệp chuyên dụng khác -0,92 -1,48 -1,27 -0,47 -0,97 -1,05 -1,15 -1,05 -1,11 -0,87 -1,19
653 Các loại vải dệt thoi nhân tạo -1,83 -1,66 -2,23 -0,52 -1,93 -2,20 -2,10 -1,72 -1,45 -1,13 -1,21
3.2.2. Tính ổn định về cơ cấu chuyên môn hoá thƣơng mại
3.2.2.1. Tính ổn định về phân phối chỉ số LFI
Kết quả tính toán tính ổn định về chỉ số LFI đƣợc xác định thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy Galtonian. Đây là mô hình hồi quy mà trong đó biến phụ thuộc là LFI ở thời điểm t2 và biến ngoại sinh là LFI ở thời điểm t1. Kết quả của mô hình đƣợc trình bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11: Kết quả của mô hình hồi quy
1
t ij
LFI LFIijt2 Hệ số chặn Hệ số β R β/R t-test
2000 2001 0,001 0,823 0,948 0,868 113,93 2001 2002 0,001 0,801 0,910 0,880 84,03 2002 2003 0,000 0,788 0,899 0,877 78,48 2003 2004 -0,001 0,919 0,865 1,062 66,12 2004 2005 -0,001 0,867 0,943 0,920 108,55 2005 2006 0,000 0,945 0,966 0,978 142,80 2006 2007 -0,001 0,833 0,904 0,922 81,03 2007 2008 0,001 0,861 0,914 0,943 86,06 2008 2009 0,000 0,867 0,797 1,087 50,64 2009 2010 -0,001 0,860 0,914 0,941 86,35 2000 2010 -0,002 0,185 0,325 0,570 13,18 Số quan sát: 1470
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo kết quả của mô hình thì trong tất cả các giai đoạn nhỏ (2000-2001, 2001-2002, 2002-2003, 2003-2004, 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010) thì hệ số β đều có giá trị nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là mức độ chuyên môn hoá quốc tế của những nhóm hàng mà trƣớc đây (tại thời điểm
t1) có mức độ chuyên môn hoá thấp tăng lên. Ngƣợc lại, mức độ chuyên môn hoá của những nhóm hàng mà trƣớc đây (thời điểm t1) có mức độ chuyên môn hoá cao lại giảm xuống. Mặc dù vậy, không có sự khác nhau nhiều giữa các giai đoạn nhỏ. Cụ thể là hệ số β đều nằm trong khoảng 0,788 đến 0,945. Điều này cho thấy có sự thay đổi nhiều trong phân phối nội bộ. Tuy nhiên, xét tổng thể cả giai đoạn 2000- 2010 thì hệ số β có giá trị rất nhỏ. Điều này cho thấy rằng sự ổn định tƣơng đối trong cơ cấu chuyên môn hoá.
Nếu chỉ xét kết quả về hệ số hồi quy thì ta có thể thấy là có sự sụt giảm về chuyên môn hoá thƣơng mại. Tuy nhiên chúng ta cũng cần xét đến hệ số tƣơng quan R bởi lẽ hệ số này là một chỉ tiêu đo lƣờng tính lƣu động của nhóm hàng hoá trong cả phân phối. Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy hệ số tƣơng quan R có giá trị tƣơng đối cao trong hầu hết các giai đoạn nhỏ. Ngoại trừ giai đoạn 2000-2010 hệ số tƣơng quan R tƣơng đối thấp (hiệu ứng lƣu động có thể đủ lớn để triệt tiêu hiệu ứng hồi quy). Chúng ta có thể thấy giai đoạn 2003-2004 và giai đoạn 2008-2009 là những giai đoạn có tỷ số β/R lớn hơn 1. Điều đó có nghĩa là mức độ chuyên môn hoá của hai giai đoạn này có sự tăng lên.
3.2.2.2. Tính ổn định về giá trị của chỉ số LFI
Tính ổn định hoặc mức độ lƣu động của chỉ số LFI có thể đƣợc phân tích thông qua ma trận xác xuất chuyển đổi của Markov. Đây là ma trận mà có thể cho chúng ta thấy đƣợc sác xuất của việc chuyển từ một trạng thái này sang một trạng thái khác giữa hai thời điểm. Đối với ma trận cho từng năm một thì mỗi ô (i, j) chứa đựng xác suất mà một nhóm hàng thuộc nhóm i ở thời điểm t có thể chuyển sang nhóm j tại thời điểm t+1. Đƣờng biên giới giữa các ô này đƣợc xác định theo đó các quan sát đƣợc chia đều thành từng ô. Do đó, giá trị cực trên có thể thay đổi theo thời gian, và giá trị của xác suất chuyển đổi cho thấy mức độ lƣu động giữa các phân vị khác nhau của phân phối LFI. Trong đề tài này tác giả sử dụng ma trận xác suất chuyển đổi cho tất cả các giai đoạn nhỏ (2000-2001, 2001-2002, 2002-2003, 2003- 2004, 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008, 2008-2009, 2009-2010) và giai đoạn 2000-2010. Kết quả của ma trận xác suất chuyển đổi đƣợc trình bày tại bảng 3.12.
Kết quả tính toán cho thấy trong tất cả các giai đoạn nhỏ thì phần tử trong đƣờng chéo có giá trị tƣơng đối cao. Đặc biệt, tính ổn định rất cao tại hai điểm cuối của phân phối: giá trị của ô (1, 1) và ô (4, 4) cao hơn 80% trong hầu hết các giai đoạn (ngoại trừ giai đoạn 2000-2001, 2001-2002 và 2002-2003). Điều đó có nghĩa là một mặt hàng không có lợi thế so sánh (tứ phân vị I) ở thời điểm t1 thì có khả năng trên 80% là sẽ không có lợi thế so sánh ở thời điểm t2. Tƣơng tự nhƣ vậy, một
mặt hàng có lợi thế so sánh cao (tứ phân vị IV) ở thời điểm t1 thì cũng có khả năng trên 80% vẫn có lợi thế so sánh cao tại thời điểm t2.
Chẳng hạn, lấy ví dụ giai đoạn 2007-2008 ta thấy xác suất của một mặt hàng không có lợi thế so sánh (tứ phân vị I) ở năm 2007 mà vẫn thuộc nhóm hàng không có lợi thế so sánh ở năm 2008 là 84,5%. Nhƣ vậy xác suất của một mặt hàng thuộc nhóm này (không có lợi thế so sánh) trong năm 2007 mà chuyển sang các nhóm khác vào năm 2008 là rất thấp (15,5%). Cụ thể là xác suất chuyển sang nhóm hàng có lợi thế so sánh thấp (tứ phân vị II) năm 2008 là 12,3%, chuyển sang nhóm có lợi thế so sánh trung bình (tứ phân vị III) năm 2008 là 1,6% và chuyển sang nhóm có lợi thế so sánh cao (tứ phân vị IV) năm 2008 là 1,6%. Nhƣ vậy, một mặt hàng đã không có lợi thế so sánh ở năm trƣớc thì ít có khả năng chuyển thành mặt hàng có