Thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2011

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 55 - 63)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 1990-2011

3.1.1.1. Tình hình xuất khẩu

Thực trạng về xuất khẩu hàng hoá theo phân loại tiêu chuẩn quốc tế SITC (Standard International Trade Classification) giai đoạn 1990-2011 đƣợc trình bày tại bảng 3.1. Số liệu tại bảng 3.1 cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 tăng nhanh qua các năm. Nếu nhƣ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ là 1,08 tỷ USD năm 1990 thì giá trị xuất tăng lên 13,6 tỷ USD năm 2000, 75 tỷ USD năm 2010 và 92,6 tỷ USD năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn này cũng đạt 23,6% một năm.

Nhìn chung, tất cả các nhóm hàng đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm. Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhất là hàng chế biến, tiếp đến là hàng sơ chế và cuối cùng là hàng hoá không thuộc các nhóm trên. Nhóm hàng chế biến là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đạt 64,1 tỷ USD năm 2010. Đứng vị trí thứ hai là nhóm hàng sơ chế, đạt 27,9 tỷ USD năm 2010. Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp nhất là hàng hoá không thuộc các nhóm trên, chỉ đạt 569,1 triệu USD năm 2010.

Trong số các nhóm hàng hoá thì hàng hoá không thuộc các nhóm trên có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 cao nhất, đạt 51,2% một năm và cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu (23,6%). Hàng chế biến là nhóm hàng có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao thứ hai (33,8%) và cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu. Cuối cùng là hàng thô hay sơ chế, với tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 1990-2011 là 17,5% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu (23,6% một năm). Trong số nhóm hàng chế biến thì máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7) là nhóm hàng có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990- 2011 cao nhất (49,8% một năm), cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trƣởng bình quân của xuất khẩu hàng chế biến (33,8%). Đứng thứ hai là hoá chất và sản phẩm

liên quan (SITC 5) và hàng chế biến khác (SITC 8). Hai nhóm hàng này đều có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 là 33,3% một năm. Cuối cùng là hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (SITC 6) với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 27,4% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của xuất khẩu hàng chế biến.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 đƣợc trình bày tại bảng 3.2. Kết quả tính toán cho thấy có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng một cách đáng kể trong giai đoạn 1990-2011. Cụ thể, nhóm hàng thô hay mới sơ chế chiếm tỷ trọng cao nhất (86,79%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1990. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Đến năm 200 thì tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ bằng với tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, và đến năm 2011 thì tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 30,09%. Ngƣợc lại, nhóm hàng chế biến là nhóm hàng chỉ đứng ở vị trí thứ hai năm 1990 (sau nhóm hàng thô hay mới sơ chế). Tuy nhiên tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm, từ 13,20% năm 1990 lên 49,8% năm 2000 và 69,29% năm 2011. Về thực chất thì bắt đầu từ năm 2005 thì hàng chế biến là nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cuối cùng là hàng hoá không thuộc các nhóm trên. Mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng có xu hƣớng tăng qua các năm nhƣng tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ chiếm dƣới 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Trong số hàng chế biến thì hàng chế biến khác (SITC 8) là nhóm hàng có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong cả giai đoạn. Tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hƣớng tăng dần, từ 7,22% năm 1990 lên 36,54% năm 2000 và 40,15% năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2011 thì tỷ trọng của nhóm hàng này lại giảm xuống (34,97%). Đứng thứ hai là máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7). Mặc dù tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 0,39% năm 1990 nhƣng đến năm 2011 tỷ trọng của nhóm hàng này đã đạt 22,29%. Đứng thứ ba là hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (SITC 6). Mặc dù nhóm hàng này là nhóm hàng lớn thứ hai năm 1990 (sau hàng chế biến khác) nhƣng đến năm 2011 tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ đạt 9,7%. Cuối cùng là hoá chất và sản phẩm liên quan (SITC 5). Tỷ trọng của nhóm hàng này giao động trong khoảng 1-2%.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (ĐVT: Triệu USD)

Nhóm hàng hoá 1990 1995 2000 2005 2010 2011

Tổng kim ngạch xuất khẩu 1.079,9 5.480,0 13.600,4 33.449,7 74.956,9 92.562,6

Hàng thô hay mới sơ chế 937,2 3.349,7 6.794,3 14.781,9 22.091,5 27.852,3

Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống 330,2 1.864,8 2.754,7 5.768,9 11.668,7 13.804,7

Đồ uống và thuốc lá 0,9 4,2 19,5 34,7 121,7 125,8

Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 213,5 281,8 336,6 806,6 2.874,0 4.237,7 Nhiên liệu, dầu mỡ và nguyên vật liệu liên quan 391,2 1.148,3 3.658,8 8.160,2 7.384,3 9.602,8

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 1,5 50,7 24,8 11,4 42,7 81,3

Hàng chế biến 142,6 2.106,8 6.772,7 18.552,9 52.506,3 64.141,2

Hoá chất và sản phẩm liên quan 5,2 31,6 126,8 437,8 1.354,3 2.167,1

Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu 55,1 279,2 758,9 1.942,5 7.116,0 8.975,4

Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng 4,2 84,6 917,7 3277,5 13.942,7 20.631,4

Hàng chế biến khác 78,0 1.711,3 4.969,2 12.895,1 30.093,3 32.367,2

Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 0,1 23,5 33,3 114,9 359,1 569,1

Bảng 3.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (ĐVT: %)

Nhóm hàng hoá 1990 1995 2000 2005 2010 2011

Hàng thô hay mới sơ chế 86,79 61,13 49,96 44,19 29,47 30,09

Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống 30,58 34,03 20,25 17,25 15,57 14,91

Đồ uống và thuốc lá 0,08 0,08 0,14 0,10 0,16 0,14

Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 19,77 5,14 2,47 2,41 3,83 4,58 Nhiên liệu, dầu mỡ và nguyên vật liệu liên quan 36,23 20,95 26,90 24,40 9,85 10,37

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,14 0,92 0,18 0,03 0,06 0,09

Hàng chế biến 13,20 38,44 49,80 55,47 70,05 69,29

Hoá chất và sản phẩm liên quan 0,48 0,58 0,93 1,31 1,81 2,34

Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu 5,11 5,10 5,58 5,81 9,49 9,70

Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng 0,39 1,54 6,75 9,80 18,60 22,29

Hàng chế biến khác 7,22 31,23 36,54 38,55 40,15 34,97

Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 0,01 0,43 0,25 0,34 0,48 0,61

3.1.1.2. Tình hình nhập khẩu

Thực trạng về nhập khẩu hàng hoá theo phân loại tiêu chuẩn quốc tế SITC (Standard International Trade Classification) giai đoạn 1990-2011 đƣợc trình bày tại bảng 3.3. Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy rằng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 tăng nhanh qua các năm. Nếu nhƣ tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ là 0,6 tỷ USD năm 1990 thì giá trị nhập tăng lên 11,7 tỷ USD năm 2000, 79,3 tỷ USD năm 2010 và 99 tỷ USD năm 2011. Tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn này cũng đạt 27,8% một năm.

Nhìn chung, tất cả các nhóm hàng đều có giá trị kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh qua các năm. Nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhanh nhất là hàng chế biến, tiếp đến là hàng sơ chế và cuối cùng là hàng hoá không thuộc các nhóm trên. Nhóm hàng chế biến là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đạt 71,6 tỷ USD năm 2011. Đứng vị trí thứ hai là nhóm hàng sơ chế, đạt 25,5 tỷ USD năm 2011. Nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất là hàng hoá không thuộc các nhóm trên, chỉ đạt 1,8 tỷ USD năm 2011.

Trong số các nhóm hàng hoá thì hàng thô hay mới sơ chế có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 cao nhất, đạt 30,68% một năm và cao hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch nhập khẩu (27,8%). Hàng hóa không thuộc các nhóm trên là nhóm hàng có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao thứ hai (27,36%) và thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch nhập khẩu. Cuối cùng là hàng chế biến, với tốc độ tăng trƣởng bình quân trong giai đoạn 1990-2011 là 27,05% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của tổng kim ngạch nhập khẩu (27,6% một năm). Trong số nhóm hàng chế biến thì hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (SITC 6) là nhóm hàng có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 cao nhất (31,3% một năm), cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng bình quân của nhập khẩu hàng chế biến (27,05%). Đứng thứ hai là hàng chế biến khác (SITC 8). Nhóm hàng này có tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 là 30,3% một năm. Đứng thứ ba là máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (SITC7) với tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 1990-2011 là 25,83% một năm. Cuối cùng là hóa chất và sản phẩm liên quan (SITC 5) với tốc độ tăng trƣởng bình quân là 24,72% một năm, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của nhập khẩu hàng chế biến.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011 đƣợc trình bày tại bảng 3.4. Kết quả tính toán cho thấy có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng một cách đáng kể trong giai đoạn 1990-2011. Hàng chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2011. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Cụ thể tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm 81,89% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam năm 1990. Tỷ trọng này giảm xuống 74,68% năm 2000 và 72,39% năm 2011. Đứng thứ hai là hàng thô hay mới sơ chế. Tỷ trọng của nhóm hàng này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chỉ đạt 16,13% năm 1990. Tỷ trọng này tăng lên 22,24% năm 2000 và 25,76% năm 2011. Cuối cùng là hàng hóa không thuộc các nhóm trên. Tỷ trọng của nhóm hàng này chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam và có sự dao động theo xu hƣớng giảm nhẹ.

Trong số hàng chế biến thì máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7) là nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu trong cả giai đoạn 1990-2011. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hƣớng giảm dần, từ 42,52% năm 1990 xuống 31,79% năm 2000 và 30,7% năm 2011. Đứng thứ hai là hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu (SITC 6). Thực chất nhập khẩu của nhóm hàng này chỉ đứng thứ ba năm 1990. Tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm hàng này có xu hƣớng tăng. Cụ thể, tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này chỉ chiếm 15,40% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1990. Đến năm 2000 thì tỷ trọng này tăng lên 21,38% và đến năm 2011 thì tỷ trọng này tăng lên 23,19%. Đứng thứ ba là hoá chất và sản phẩm liên quan (SITC 5). Thực chất tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này chỉ đứng thứ hai (sau máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (SITC7)) năm 1990. Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này có xu hƣớng giảm dần qua các năm, từ 19,40% năm 1990 xuống 16,19% năm 2000 và 11,64% năm 2011. Hàng chế biến khác(SITC8) là nhóm hàng chiếm tỷ trọng thấp nhất nhƣng tỷ trọng của nhóm hàng này lại có xu hƣớng tăng từ 4,57% năm 1990 lên 5,33% năm 2000 và 6,87% năm 2011. Nhƣ vậy có thể thấy rằng sự sụt giảm trong tỷ trọng nhập khẩu máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng (nhóm hàng có tỷ trọng cao nhất) đã góp phần làm giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng chế biến.

Bảng 3.3: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (ĐVT: Triệu USD)

Nhóm hàng hoá 1990 1995 2000 2005 2010 2011

Tổng kim ngạch nhập khẩu 573,5 7.763,5 11.679,2 28.257,1 79.295,4 98.958,5

Hàng thô hay mới sơ chế 92,5 1.782,1 2.597,8 7.231,0 19.085,1 25.495,2

Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống 50,7 397,4 530,3 1.578,6 7.139,8 9.692,5

Đồ uống và thuốc lá 9,0 356,6 287,8 338,0 938,6 1.205,0

Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 16,3 167,3 278,0 971,5 3.678,1 4.764,2 Nhiên liệu, dầu mỡ và nguyên vật liệu liên quan 16,1 787,9 1.435,4 4.232,8 6.643,7 8.991,7

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,3 72,9 66,4 110,2 684,9 841,7

Hàng chế biến 469,7 5.922,8 8.722,5 20.448,7 58.730,6 71.639,9

Hoá chất và sản phẩm liên quan 111,3 1.318,2 1.890,5 4.014,2 9.485,5 11.514,8

Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu 88,3 1.719,2 2.496,9 7.224,6 19.623,1 22.949,4 Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng 243,9 2.493,5 3.712,8 7.816,5 24.491,7 30.381,3

Hàng chế biến khác 26,2 391,9 622,4 1.393,5 5.130,3 6.794,5

Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 11,4 58,5 358,9 577,4 1.479,6 1.823,4

Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam (ĐVT: %)

Nhóm hàng hoá 1990 1995 2000 2005 2010 2011

Hàng thô hay mới sơ chế 16,13 22,96 22,24 25,59 24,07 25,76

Lƣơng thực, thực phẩm và động vật sống 8,85 5,12 4,54 5,59 9,00 9,79

Đồ uống và thuốc lá 1,57 4,59 2,46 1,20 1,18 1,22

Nguyên vật liệu dạng thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu 2,85 2,16 2,38 3,44 4,64 4,81 Nhiên liệu, dầu mỡ và nguyên vật liệu liên quan 2,81 10,15 12,29 14,98 8,38 9,09

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật 0,05 0,94 0,57 0,39 0,86 0,85

Hàng chế biến 81,89 76,29 74,68 72,37 74,07 72,39

Hoá chất và sản phẩm liên quan 19,40 16,98 16,19 14,21 11,96 11,64

Hàng chế biến chủ yếu phân loại theo nguyên vật liệu 15,40 22,14 21,38 25,57 24,75 23,19

Máy móc, phƣơng tiện vận tải, phụ tùng 42,52 32,12 31,79 27,66 30,89 30,70

Hàng chế biến khác 4,57 5,05 5,33 4,93 6,47 6,87

Hàng hoá không thuộc các nhóm trên 1,98 0,75 3,07 2,04 1,87 1,84

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)