5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao
Kinh nghiệm của nhiều nƣớc ( Nhật Bản, Singapore...) cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển đất nƣớc. Ngày nay nhân tố này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ảnh hƣởng sâu rộng tới tƣ duy quản lý, tƣ duy kinh tế và phƣơng thức sản xuất - kinh tế. Vì vậy để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lƣợc... vấn đề cần có chính sách đào tạo đội ngũ cán bộ, doanh nhân, thƣơng nhân có năng lực và đội ngũ công nhân lành nghề và phải có những phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý, cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Xây dựng chiến lƣợc đào tạo dài hạn và đào tạo lại để có một lực lƣợng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ hợp lý đối với ngƣời lao động, nhất là những ngƣời có nhiều cống hiến cho đất nƣớc.
Cải cách hệ thống tiền lƣơng theo tiêu chí công bằng và theo năng lực, chất lƣợng và hiệu quả làm việc; đồng thời, thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội, thất nghiệp với sự tham gia của nhiều ngƣời lao động và các thành tố khác của mạng lƣới an sinh xã hội nhằm tạo động lực khuyến khích ngƣời lao động gắn kết với công việc và giảm thiểu rủi ro là điều tối quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam.
Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Nâng cao hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, trƣờng học để phối hợp nhịp nhàng giữa khả năng đào tạo và nhu cầu nhân lực sản xuất, giảm tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật.
Tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự dịch chuyển lao động và cơ chế cạnh tranh giữa những ngƣời lao động, đặc biệt là trong khu vực nhà nƣớc.