Cơ cấu hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 27 - 34)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu

1.3.2.1. Nội dung của cơ cấu hàng xuất khẩu

Cơ cấu hàng xuất khẩu là tỷ lệ tƣơng quan giữa các ngành, mặt hàng xuất khẩu hoặc tỷ lệ tƣơng quan giữa các thị trƣờng xuất khẩu.

Thƣơng mại là một lĩnh vực trao đổi hàng hoá đồng thời là một ngành kinh tế kỹ thuật có chức năng chủ yếu là trao đổi hàng hoá thông qua mua bán bằng tiền, mua bán tự do trên cơ sở giá cả thị trƣờng. Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là một phân hệ của cơ cấu thƣơng mại, là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu, tƣơng đối ổn định của các yếu tố kinh tế hoặc các bộ phận của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc hệ thống kinh doanh thƣơng mại trong điều kiện lịch sử cụ thể. Nếu xem xuất khẩu là một hệ thống độc lập tƣơng đối, cơ cấu xuất khẩu bao gồm nhiều phân hệ cơ cấu có liên quan hữu cơ với nhau nhƣ phân hệ cơ cấu theo ngành và nhóm hàng, theo thị trƣờng nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, theo thành phần kinh tế và theo trình độ kỹ thuật.

Khi xem xét cơ cấu hàng hoá, đối với Việt Nam thƣờng xem xét dƣới góc độ nhóm ngành. Vậy cơ cấu hàng xuất khẩu bao gồm những nhóm ngành chủ yếu: Công nghiệp nặng và khoáng sản; công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; nông sản; lâm sản; thuỷ sản...

1.3.2.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu cơ cấu hàng xuất khẩu

Khi nghiên cứu thƣơng mại quốc tế và hoạt động xuất khẩu của các quốc gia, ngƣời ta thƣờng xem xét đến chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu và sự tăng trƣởng các chỉ tiêu này qua các năm. Chỉ tiêu này cho thấy sự phát triển chung, tổng thể về xuất khẩu của một nƣớc nhƣng lại không cho biết trình độ phát triển thật sự của hoạt động xuất khẩu. Bởi vì thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hay tốc độ tăng của xuất khẩu chỉ đánh giá đƣợc sự phát triển năm này qua năm khác trên bề mặt của vấn đề, chứ không thể khẳng định đƣợc rằng tốc độ xuất khẩu tăng điều đó là đã đạt đƣợc hiệu quả cao trong qua trình khai thác các lợi thế sẵn có. Bên cạnh đó, chúng ta phải thấy rằng các lợi thế không tồn tại cùng với thời gian, đến một thời điểm nào đó trong tƣơng lai các lợi thế này sẽ giảm dần giá trị nhất là các lợi thế truyền thống

(tài nguyên và nhân lực). Đối với các nƣớc đang phát triển, xuất khẩu có vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của một nƣớc, điều đó bắt buộc phải hiểu rõ hoạt động xuất khẩu, phải xem xét đƣợc mặt hàng nào đƣa lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất, mặt hàng nào chƣa khai thác hết những lợi thế sẵn có, mặt hàng nào đang là nhu cầu trên thị trƣờng tiêu thụ mà đem lại lợi ích xuất khẩu lớn mà trong cơ cấu

hàng xuất khẩu không có mà đất nƣớc có thể đáp ứng đƣợc. Để đánh giá cụ thể ngƣời ta phải đƣa ra một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu, một trong các chỉ tiêu đó là chỉ tiêu về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Cơ cấu xuất khẩu là kết quả quá trình sáng tạo ra của cải vật chất và dịch vụ của một nền kinh tế thƣơng mại tƣơng ứng với một mức độ và trình độ nhất định khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Vì vậy cơ cấu hàng hóa xuất khẩu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả xuất khẩu của một quốc gia.

Trong điều kiện hiện nay, khi tự do hoá thƣơng mại diễn ra ngày càng sâu sắc, khả năng xâm nhập thị trƣờng cũng trở nên dễ dàng thuận lợi hơn, các vai trò của các nƣớc xuất khẩu đều nhƣ nhau, điều đó nói lên khả năng cạnh tranh của mặt hàng cùng loại trở nên khó khăn hơn. Nhận nhìn tất cả những vấn đề trên, chúng ta phải tìm những hƣớng đi thích hợp, không có một hƣớng đi nào phù hợp hơn là phải chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu này thành công là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp của nhóm ngành trong đó có cơ cấu ngành chế biến xuất khẩu. Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đi vào phân tích về cơ cấu ngành chế biến xuất khẩu.

1.3.2.3. Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu

a) Khái niệm về cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu

Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu là thành phần và tỷ trọng của các nhóm hàng, mặt hàng chế biến xuất khẩu theo những tiêu thức nhất định trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu nói chung.

Danh mục các mặt hàng chế biến xuất khẩu bao gồm nhiều loại khác nhau và đƣợc phân nhóm theo các tiêu thức khác nhau. Mỗi mặt hàng, nhóm hàng ngoài đặc tính tự nhiên, chúng còn có vai trò quan trọng khác nhau đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trên cơ sở phân tích cơ cấu này, ngƣời ta có thể thấy rõ sự phát triển và hiệu quả xuất khẩu của mỗi quốc gia đó. Tuỳ theo mục đích cụ thể khi nghiên cứu ngƣời ta có thể lựa chọn tiêu thức để phân loại các mặt hàng chế biến xuất khẩu.

Theo phân loại, hàng chế biến là tập hợp của nhiều nhóm hàng khác nhau, nhƣ nhóm hàng chế biến, nhóm hàng chế biến cao. Trong mỗi nhóm hàng lại bao gồm

nhiều mặt hàng và những tên gọi cụ thể. Ví dụ nhƣ nhóm hàng chế biến bao gồm các mặt hàng nhƣ hàng dệt – may mặc, giày dép, nông sản chế biến sâu, sản phẩm cơ điện, hóa chất, phân bón và cao su, sắt thép và sản phẩm bằng kim loại, xi măng và vật liệu xây dựng khác, sành sứ và thủy tinh, công nghiệp thực phẩm. Nhóm hàng chế biến cao bao gồm điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.

Ở Việt Nam khi đánh giá tình hình cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu thƣờng sử dụng các tiêu thức cụ thể sau:

* Cơ cấu nhóm hàng chế biến xuất khẩu

Cơ cấu nhóm hàng chế biến xuất khẩu là tỷ lệ phần trăm của kim ngạch các hàng hoá chế biến xuất khẩu chiếm trong tổng kim ngạch hàng chế biến xuất khẩu hoặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân.

Cơ cấu nhóm hàng chế biến xuất khẩu =

 xi,j 100

f (Tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân) Trong đó: xi j là kim ngạch của mặt hàng xuất khẩu i ở nhóm j

* Cơ cấu từng mặt hàng chế biến xuất khẩu

Đó là tỷ lệ phần trăm của kim ngạch từng mặt hàng chế biến xuất khẩu chiếm trong tổng kim ngạch hàng chế biến hoặc hàng hoá xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. Nhƣ vậy có thể có hai chỉ tiêu.

- Cơ cấu từng mặt hàng chế biến xuất khẩu so với tổng số các mặt hàng xuất khẩu (a).

a = xi 100

f( Tổng kim ngạch các mặt hàng chế biến xuất khẩu )

- Cơ cấu từng mặt hàng chế biến xuất khẩu so với tổng số các hàng hoá xuất khẩu nói chung của nền kinh tế (b).

b = xi 100

f(Tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân)

* Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu theo thị trƣờng

Thực hiện phƣơng châm đa dạng hoá, đa phƣơng hoá trong quan hệ Quốc tế. Trong những năm qua Việt Nam đã đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phƣơng và đa phƣơng; phát triển quan hệ

đầu tƣ với gần 70 nƣớc và lãnh thổ; bình thƣờng hoá quan hệ với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Châu á (ADB); gia nhập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tham gia sáng lập Diễn đàn Á - Âu (ASEM); gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC); gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Nƣớc ta cũng đã kí Hiệp định khung về hợp tác kinh tế với Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng với Hoa Kỳ theo chuẩn mực của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Cơ cấu thị trƣờng hàng chế biến xuất khẩu là giá trị kim ngạch hàng chế biến xuất khẩu vào các nƣớc (các thị trƣờng) khác nhau và tỷ trọng của từng thị trƣờng xuất khẩu chiếm trong tổng số.

Về cơ cấu thị trƣờng ngƣời ta chia Châu Lục: Thị trƣờng Châu Á - Thái Bình Dƣơng, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Phi.

Trong từng Châu Lục lại chia theo vùng, ví dụ Châu Á chia ra các nƣớc ASEAN, các nƣớc Đông Nam Á, Trung Quốc, nhƣ vậy cũng có thể có những chỉ tiêu đánh giá thị trƣờng xuất khẩu.

- Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu nói chung theo thị trường cụ thể

Ví dụ: Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu vào thị trƣờng cụ thể nhƣ thị trƣờng Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ.

- Cơ cấu từng mặt hàng chế biến xuất khẩu các loại thị trường khác nhau

Ví dụ: mặt hàng gạo, thủy sản xuất khẩu đƣợc vào những quốc gia và vùng lãnh thổ nào, chiếm tỷ phần thị trƣờng bao nhiêu?

Thông qua cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của từng mặt hàng chế biến cụ thể cho thấy đâu là thị trƣờng có mối quan hệ ổn định lâu dài, đâu là thị trƣờng mới để từ đó tìm ra thị trƣờng trọng điểm và đánh giá mức độ mở rộng thị trƣờng của từng mặt hàng xuất khẩu.

b) Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại

Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hoá nói chung là sự thay đổi các mối quan hệ đã đƣợc hình thành giữa quan hệ sản xuất và lực lƣợng sản xuất, đặc biệt là quan hệ giữa các ngành hàng toàn bộ hàng hoá xuất khẩu hoặc giữa các thị trƣờng xuất khẩu và thay thế vào đó là một cơ cấu xuất khẩu mới thích hợp hơn. Và trong thực tiễn khi nói đến chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, chúng ta phải nhìn nhận nhƣ là một cuộc cách mạng về xuất khẩu đòi hỏi sự thay đổi toàn diện, sâu sắc, tất cả các bộ phận cấu thành của nền kinh tế, liên quan đến sản xuất, chế biến, xuất khẩu và sự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc.

* Khái niệm về sự dịch chuyển cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu

Cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu nhƣ đã trình bày ở trên là cơ cấu động luôn thay đổi theo từng thời kỳ bởi các yếu tố cấu thành nên cơ cấu này không cố định

Chuyển dịch cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu là sự thay đổi một phần hoặc toàn bộ các mối quan hệ tỷ lệ của cơ cấu xuất khẩu cũ sang quan hệ tỷ lệ của cơ cấu xuất khẩu mới thích hợp.

Thực chất của sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu là sự phá vỡ kết cấu, quan hệ tỷ lệ của cơ cấu xuất khẩu cũ và thay vào một kết cấu mới với những quan hệ tỷ lệ phù hợp với xu thế phát triển của thị trƣờng thế giới và hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam.

Đây không đơn thuần là sự thay đổi về tƣơng quan của các yếu tố cấu thành của cơ cấu xuất khẩu mà là sự biến đổi cả về lƣợng và chất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

* Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu

Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có mối quan hệ hữu cơ với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế. Để có đƣợc đánh giá chính xác và toàn diện thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu trong thời gian vừa qua và định hƣớng cho thời gian tới cần phải dựa trên quan điểm cụ thể về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp; ƣu tiên phát triển lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững; tăng trƣởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng quốc phòng - an ninh”. Những mục tiêu quan điểm và tƣ tƣởng chỉ đạo về CNH, HĐH đất nƣớc đƣợc phản ánh rõ nét nhất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH; hƣớng mạnh về xuất khẩu có sự lựa chọn; công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hƣớng mở cửa và hội nhập với thế giới.

Rõ ràng giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công nghiệp hoá, hiện đại hoá có mối quan hệ biện chứng, cái nọ vừa là hệ quả nhƣng lại tiền đề cho cái kia. Song xuất khẩu nói chung xuất khẩu hàng chế biến nói riêng chỉ là một khâu trong quá trình tái sản xuất và là một bộ phận trong tổng thể nền kinh tế nói chung cho nên một mặt nó giữ vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hƣớng CNH, HĐH; mặt khác với tƣ cách là chủ thể vừa diễn ra trong quá trình CNH, HĐH lại vừa diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu trong bản thân lĩnh vực xuất khẩu.

Thứ hai, trong quá trình hội nhập vào khu vực và quốc tế muốn nâng cao hiệu quả của xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu mặt hàng chế biến nói riêng cũng đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu.

Thứ ba, những thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu trên thị trƣờng quốc tế có những chiều hƣớng mới, các xu hƣớng rõ nét nhất là:

- Xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của các quốc gia, thể hiện mức độ mở cửa của các nền kinh tế quốc gia trên thị trƣờng thế giới.

- Tốc độ tăng trƣởng của hàng hoá “vô hình” nhanh hơn các hàng hoá “hữu hình”. - Giảm đáng kể tỷ trọng các nhóm hàng, lƣơng thực, thực phẩm.

- Giảm mạnh tỷ trọng của nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt. - Tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến nhất là máy móc thiết bị. Tình hình trên bắt buộc Việt Nam phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu nói chung và hàng hoá chế biến nói riêng.

Thứ tƣ, chỉ có thay đổi cơ cấu xuất khẩu hàng chế biến chúng ta mới phát huy thế mạnh lợi thế của đất nƣớc về nguồn lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý thuận lợi đồng thời khắc phục đƣợc yếu kém về vốn, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý.

Thứ năm, chu kỳ sống của các loại sản phẩm xuất khẩu ngày càng rút ngắn, việc đổi mới thiết bị đổi mới công nghệ, mẫu mã hàng hoá diễn ra liên tục, các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng kém sức cạnh tranh đòi hỏi phải năng động, nhạy bén thay đổi để hoà nhập thị trƣờng thế giới.

Thứ sáu, sự phát triển của thƣơng mại quốc tế ngày càng mở rộng về mức độ phạm vi, phƣơng thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau nhƣ chất lƣợng, giá cả bao bì mẫu mã điều kiện giao hàng, thanh toán các dịch vụ sau khi bán hàng đòi hỏi xuất khẩu các mặt hàng chế biến phải linh hoạt để thích ứng.

Cuối cùng, sự phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế mỗi quốc gia đều tham gia vào các hiệp ƣớc, hiệp hội khu vực và quốc tế yêu cầu các nƣớc phát triển nhƣ Việt Nam phải có sự chuyển biến nhanh chóng trong thƣơng mại quốc tế mà nội dung quan trọng là phải dịch chuyển cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu, bởi những yếu tố

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 27 - 34)