Nghĩa của chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu trong điều kiện

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 34 - 39)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. nghĩa của chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu trong điều kiện

kiện tự do hoá thƣơng mại

Thúc đẩy xuất khẩu và cải biến cơ cấu hàng hoá xuất khẩu là chủ trƣơng to lớn của nƣớc ta nếu thực hiện tốt sẽ đem lại ý nghĩa nhiều mặt trong nền kinh tế. Ý

nghĩa của chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu có thể đƣợc phân tích qua các nội dung sau:

Một là: Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu là biện pháp thiết thực để phát huy những lợi thế của nền kinh tế nƣớc ta.

Trong thời đại ngày nay, theo đà đổi mới không ngừng của khoa học kỹ thuật, quan hệ giữa các nƣớc trên thế giới ngày càng chặt chẽ, thị trƣờng thế giới cũng đã hình thành. Mà giữa thị trƣờng các nƣớc với nhau, giữa thị trƣờng các nƣớc với thị trƣờng thế giới đều có sự chế ức lẫn nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau và không thể tách rời nhau, nếu một nƣớc nào đó tự cô lập thì sự phát triển kinh tế sẽ bị trở ngại. Chính vì điều này, mà xu thế ngày nay là mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đối với nền kinh tế nhỏ bé nhƣ Việt Nam cũng không đi lệch quỹ đạo chung của thế giới, sự mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam đƣợc thông qua xuất, nhập khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu nói riêng là biện pháp thiết thực để khai thác những lợi thế của nền kinh tế nƣớc ta. Theo đánh giá của các nhà kinh tế thì lợi thế chủ yếu của Việt Nam là:

Thứ nhất, đó là nguồn lao động dồi dào với giá nhân công tƣơng đối rẻ, tƣ chất của con ngƣời Việt Nam thông minh. Nƣớc ta với quy mô gần 80 triệu ngƣời, trong đó những ngƣời lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn, số ngƣời chƣa có việc làm và đang tìm việc làm đông. Ngƣời lao động Việt Nam có tỷ lệ biết chữ cao, có tƣ chất thông minh, tiếp thu nhanh, cần cù nên đào tạo thành ngƣời lao động lành nghề có kỹ thuật không tốn thời gia và tiền của, có thể có điều kiện tham gia tích cực vào phân công lao động Quốc tế.

Tuy nhiên, ngƣời lao động Việt Nam còn hạn chế về thể lực, về trình độ tổ chức kỷ luật, về khả năng hợp tác với nhau trong công việc.

Thứ hai, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú tài nguyên thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng bao gồm đất đai, khoáng sản,tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Đất đai, khí hậu cho phép phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới bao gồm các lƣơng thực, thực phẩm, các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng xuất khẩu cao.

Thứ ba, vị trí thuận lợi. Vị trí địa lý của Việt Nam nằm trên các đƣờng hàng không và hàng hải Quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam mà cả các quốc gia lân cận, đặc biệt là vùng Tây Nam Trung quốc, Lào, Đông bắc Thái Lan. Vị trí địa lý thuận lợi tạo khả năng phát triển hoạt động trung chuyển, tái xuất và chuyển khẩu các hàng chế biến của Việt Nam qua các khu vực lân cận. Sự thuận lợi về mặt vị trí địa lý là một số tài nguyên vô hình để đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh những lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu, cải biến cơ cấu xuất khẩu, Việt Nam còn có những thách thức cần vƣợt qua: thiếu vốn, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, không có thị trƣờng ổn định, khả năng quản lý yếu kém. Trong quá trình phát triển kinh tế của mình, Việt Nam cần khai thác triệt để những lợi thế trên. Việc cải biến cơ cấu hàng chế biến nói riêng và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu nói chung sẽ góp phần quan trọng trong việc khai thác tối đa về các lợi thế của đất nƣớc, tích luỹ vốn nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH.

Hai là: Chuyển dịch cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu sẽ giúp nền kinh tế nƣớc

ta thu hút tận dụng đƣợc các nguồn lực từ bên ngoài.

Sự tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia đều đòi hỏi có các điều kiện về nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật. Song không phải bất cứ quốc gia nào cũng có đủ cả bốn điều kiện trên trong thời gian hiện nay các nƣớc đang phát triển đều thiếu vốn, kỹ thuật lại thừa lao động. Mặt khác trong quá trình CNH, HĐH để thực hiện tốt quá trình, đòi hỏi nền kinh tế phải có cơ sở vật chất để tạo đà phát triển. Để khắc phục tình trạng các quốc gia phải nhập khẩu các thiết bị, máy móc, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Thông thƣờng để có nguồn vốn nhập khẩu các nƣớc thƣờng dựa vào:

- Thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài. - Vay nợ, viện trợ.

- Đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với nguồn vay nợ, viện trợ trong tình hình hiện nay các nƣớc kém phát triển hoặc đang phát triển huy động viện trợ rất khó khăn, nhất là trong cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ vừa qua. Hơn nữa khi sử dụng những nguồn vốn này thƣờng phải

chịu thiệt thòi và những điều kiện ràng buộc nhất định. Bởi vậy nguồn vốn quan trọng nhất của các nƣớc có thể trông chờ vào nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Trên ý nghĩa vậy, có thể nói, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ nhập khẩu.

Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng chế biến xuất khẩu theo hƣớng nâng cao tỷ trọng chế biến sẽ giúp chúng ta khai thác đƣợc lợi thế sẵn có, đồng thời có thể xâm nhập đƣợc vào những thị trƣờng có khả năng thanh toán cao, đặc biệt hạn chế đƣợc sự dao động về giá cả của sản phẩm xuất khẩu dẫn tới nguồn thu ngoại tệ ổn định.

Ba là: Cải biến cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu góp phần phát huy thế mạnh

của các thành phần kinh tế.

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho các ngành, các thành phần kinh tế đều phát triển để tạo ra sức mạnh tổng thể của nền kinh tế quốc dân thống nhất.

Bốn là: Chuyển dịch cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu sẽ tăng cƣờng sức cạnh

tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trƣờng thế giới.

Một xu hƣớng của thị trƣờng thế giới hiện nay là các sản phẩm có hàm lƣợng khoa học và công nghệ cao, sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá và kém sức cạnh tranh. Đây là một kết quả tất yếu khi khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển, bởi vì chính sự phát triển đó làm giảm giá thành sản phẩm, sự tiêu hao ít nguyên liệu, dẫn tới nhu cầu về nguyên liệu ngày có xu hƣớng giảm.

Năm là: Dịch chuyển cơ cấu hàng chế biến xuất khẩu góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu nói chung và hàng chế biến nói riêng sẽ tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua:

Thứ nhất: Thu hút từ đầu tƣ nƣớc ngoài. Để tăng cƣờng xuất khẩu chúng ta cần đẩy mạnh sản xuất trong nƣớc. Muốn vậy đòi hỏi tận dụng các nguồn vốn từ nƣớc ngoài thông qua thu hút đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp. Với mục tiêu là tranh thủ trực tiếp để giảm nợ nƣớc ngoài, đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tƣ sử dụng các bí quyết kỹ thuật và kinh doanh, sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Để

thực hiện chỉ tiêu thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, vấn đề chính phải thay đổi môi trƣờng đầu tƣ.

Thứ hai: Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế “đóng” sang một nền kinh tế hƣớng ngoại. Cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay còn hết sức lạc hậu, mang tính tự cung, tự cấp, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân. Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu sang nền kinh tế đối ngoại, một nền kinh tế mà sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá thị trƣờng thế giới đang có nhu cầu chứ không phải sản xuất và xuất khẩu những gì mà đất nƣớc có. Điều này sẽ tạo cho sự dịch chuyển kinh tế của đất nƣớc một cách hợp lý và phù hợp.

Sáu là: Thực hiện phƣơng châm đa dạng hoá và đa phƣơng hoá trong quan hệ

đối ngoại của Đảng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế trong quan hệ Thƣơng mại quốc tế.

Thông qua xuất khẩu các quốc gia mới có điều kiện trao đổi hàng hoá dịch vụ qua lại. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là thiết thực góp phần thực hiện phƣơng châm đa dạng hoá và đa phƣơng hoá quan hệ đối ngoại của Việt Nam thông qua:

- Phát triển khối lƣợng hàng chế biến xuất khẩu ngày càng lớn ra thị trƣờng các nƣớc, nhất là những mặt hàng chủ lực, những sản phẩm mũi nhọn.

- Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang những thị trƣờng mới mà trƣớc đây ta chƣa xuất đƣợc nhiều.

- Thông qua xuất khẩu nhằm khai thác hết tiềm năng của đối tác, tạo ra sự cạnh tranh nhiều mặt giữa các đối tác nƣớc ngoài trong làm ăn, buôn bán với Việt Nam.

Bên cạnh đó, xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Ở đây chúng ta sẽ xem xét hiệu quả dƣới góc độ nghĩa rộng bao gồm cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế.

Theo các tính toán của các nhà kinh tế nếu đẩy mạnh xuất khẩu, tăng giá trị kim ngạch sẽ góp phần tạo mở công ăn việc làm đối với ngƣời lao động. Nếu tăng thêm một tỷ USD giá trị kim ngạch xuất khẩu sẽ tạo ra từ 40.000 - 50.000 chỗ làm

việc trong nền kinh tế. Giải quyết việc làm, sẽ bớt đi một gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân, có tác dụng ổn định chính trị, tăng cao mức thu nhập của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ cấu chuyên môn hóa thương mại ngành chế biến của Việt Nam (Trang 34 - 39)