Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 94 - 96)

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt… Chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn Đoàn Lê một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh, xóa nhòa khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả. Chúng tôi cho rằng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt khó ở chỗ phải vào đầu như thế nào cho trơn tru và kết thúc như thế nào (có thể gọn ghẽ, có thể bỏ lửng) để tạo được dư ba cảm xúc cho người đọc. Đoàn Lê đã làm được điều đó trong truyện ngắn của mình, với việc mở đầu câu chuyện bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề và cách kết thúc truyện bằng những câu kết nhẹ như gió, nhưng buộc người đọc phải suy ngẫm. Nghĩa địa xóm Chùa là truyện ngắn tiêu biểu cho cách thức diễn ngôn

của người kể chuyện. Ngay vào phần mào đầu, Đoàn Lê đã tập trung ngòi bút để miêu tả những chi tiết về ngoại hình, về tính cách, về cuộc đời, về nghề nghiệp,… của những cư dân ma nơi nghĩa địa. Cuối cùng, để làm bật lên hình ảnh một “đại tá” khác người, khác người nên mới được các cư dân ở đây

nghinh đón long trọng còn nhân vật thì sợ sệt đến mức tội nghiệp. Có ai biết đâu ẩn đằng sau cái áo khoác oai vệ ấy lại là một anh thợ điện bậc ba nghèo hèn cực khổ, vất vả cả đời. Câu kết truyện ngắn này thoạt nhìn vào có vẻ khá lạ lùng, khách quan, cứ như là lời trêu ghẹo:

“Này thày giáo ơi..

Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở…”

Thế nhưng, người đọc dễ dàng nhận ra đó là một kết thúc cần phải có, bởi nó đã được “chuẩn bị” ngay từ những dòng phác họa đầu tiên về câu chuyện thú vị này bởi mở đầu đã là những câu bông đùa về cư dân nơi nghĩa địa xóm Chùa: “Từ ngày ra nhập tịch nghĩa đia xóm Chùa tôi được sống trong cảnh chan hòa tình người, tối lửa tắt trăng có nhau cực kỳ vui vẻ” [40]. Họ cũng có tình yêu của chính mình, có niềm vui của bản thân ngay cả khi họ đã sang bên kia thế giới.

Ngôn ngữ Đoàn Lê có những nét riêng biệt giúp chúng ta nhận ra chị trong dòng văn học nữ nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đoàn Lê có cách dùng ngôn ngữ giản dị, đậm chất sinh hoạt đời thường theo đặc điểm vị trí của nhân vật trong xã hội. Nhân vật nào lời lẽ ấy. Đó là một thứ ngôn ngữ vừa giản dị, vừa gọt rũa được cá thể hóa mang đậm cá tính sáng tạo. Các nhân vật có chức quyền trong xã hội như quan chức địa phương, đại tá, thiếu tướng,… lời nói cũng tỏ vẻ uy quyền không hề nhún nhường nhã nhặn với người khác. Những người không có thân phận địa vị sẽ có một cách thể hiện e dè, sợ sệt hơn trong lời nói. Người dân có cách nói mộc mạc chân chất. Trong những truyện viết về làng Chùa, ngôn ngữ sinh hoạt được khắc họa rõ nét. Cách nói của người thôn quê mộc mạc: “Con ma ti vi bắt hồn bắt vía chúng bay hay sao hả? Chiều mai bà không thổi cơm xem thử chúng bay đủ sức ti – vi nữa hay không?” [40]. Đó là cách bà Chiu trong Xóm Chùa ông

mười rưỡi tối mới về. Lời nói của những ông lão trong làng có vẻ chua chát hơn, khinh bạc cuộc đời hơn bởi có lẽ họ đã phải trải qua nhiều vất vả mưu sinh trong đời, đã nếm đủ vị đắng cay trong đời. Khi họ nói về việc quan chức hám tiền, vụ lợi, lời nói mang sắc thái nặng nề: “ Nó nuốt nhiều cho nó chết nghẹn”, “Ấy chớ! Chớ rủa kẻo hối không kịp. Nó chết khối thằng chết nghẹn theo” [42, tr.153].

Nhà văn có những kết hợp từ mới lạ rất riêng để thể hiện tính cách, hình ảnh, tạo nên giọng điệu riêng của nhân vật trong tác phẩm trong việc thể hiện ngôn ngữ đặc trưng cho các ngành nghề. Những nhà báo văn sĩ có cách nói rất hoa mĩ văn chương, tranh luận săc bén đúng như nghề nghiệp của họ như trong truyện Chọi chữ: “Tôi cần hắn chấm dứt ngay cái giọng điệu châm chọc bố láo, những phát ngôn sau lưng tôi rất bừa bãi, ác ý… Làm thế nào tùy anh miễn sao đừng để hắn biết tôi đứng đằng sau anh”. Người đi biển, cách phát ngôn lại mang vẻ phóng khoáng, khỏe khoắn của riêng họ: “Tao pha trà rồi anh em ơi. Hôm nay thằng Đối ăn khao vợ mới món bánh khảo ngon tuyệt đây” (Quai xăm).

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 94 - 96)