Tình huống hiện thực

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 85 - 86)

Tình huống hiện thực dùng để miêu tả những câu chuyện xảy ra với các nhân vật, khung thời gian, địa điểm một cách rõ ràng, rành mạch. Câu chuyện diễn ra theo tình huống này có kết cấu trần thuật đơn giản theo trình tự thời gian tuyến tính. Nhiều tác phẩm của mình, Đoàn Lê sử dụng tình huống hiện thực như: Xóm Chùa ông, Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Làm đẹp, Ông nọ bà kia, Con Mốc, Cụ ngoại và tôi, Trinh Tiết xóm Chùa, A Tourism xóm Chùa, Viên sỏi, Dì Thảo, Chọi chữ, Người đẹp xóm Chùa,... Trong tác phẩm không có sự chồng chéo, đan xen về thời gian. Câu chuyện nhẹ nhàng kể về những con người sinh sống ở nơi đây như chuyện lão Bạch mù, ông Sĩ Thái Sư, mẹ con bà Chiu,… họ sống chan hòa với nhau nơi xóm Chùa. Trong truyện ngắn Xóm Chùa ông, nhà văn đã dùng tình huống hiện thực để kể lại

câu chuyện về sự đổi thay đời sống nơi đất xóm Chùa. Với những câu chuyện viết về hiện thực cuộc sống, khai thác những đề tài mang tính thế sự, về nền kinh tế thị trường thì nhà văn thường sử dụng tình huống truyện này. Đó là những câu chuyện sâu sắc giàu ý nghĩa về cuộc đời. Nhiều câu chuyện kể về cảnh đời ngang trái nhưng không có kết thúc nào quá bi thảm đối với nhân vật trong truyện, đó có thể là những kết thúc mở nhưng vẫn còn lối thoát cho các nhân vật trong truyện. Họ cũng có những sai phạm trong cuộc đời mình nhưng cái giá của họ phải trả chưa phải là bằng chính cuộc đời của mình.

Tình huống hiện thực còn được nhà văn dùng làm trục chính, khung đỡ cho các tình huống khác trong truyện. Tình huống này chỉ khai thác được bề nổi của sự vật không đi sâu phân tích tâm lý nhân vât như những tình huống khác nhưng chính bản thân các sự việc ấy tự nói lên điều đặc biệt mà câu chuyện ẩn giấu sau những lớp vỏ cuộc đời gian đơn, bình dị.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 85 - 86)