Một số biểu hiện của “đặc điểm giới” trong tác phẩm của các

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 27 - 29)

văn nữ 1975

Nếu như ở các giai đoạn trước 1930 - 1945 hay 1945 - 1975 ưu thế thuộc về các nhà văn nam như: Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu… thì văn học đương đại phần đông gắn với các tên tuổi nữ như: Lê Minh Khuê, Dạ Ngân, Đoàn Lê, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu…Như lời phát biểu của nhà văn Võ Phiến: Chúng ta đang có một nền văn chương đổi phái tính. Những trang viết của các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người giới mình. Trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ, người phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần được sẻ chia và họ đã tìm thấy trong văn học nói chung và văn xuôi nói riêng một sức mạnh để qua thế giới nhân vật nữ họ tìm được nơi để bày tỏ những tâm tư, suy nghĩ uẩn khúc của lòng mình. Và có lẽ theo quy luật đồng thanh tương ứng lúc đầu là một vài cây bút nữ viết, rồi những cây bút khác qua tác phẩm của những người đi trước tìm thấy ở đó một sự đồng cảm và họ cũng viết để giãi bày làm thành cả một dòng chảy. Ở dòng chảy đó họ như được tự do phơi mở cái tôi cá nhân của chính mình với một giọng điệu riêng, một cách thức riêng. Họ thẳng thắn đối thoại lại những quan niệm cũ về những mẫu hình nữ giới trước đây luôn bị đóng khung trong những đặc điểm dịu dàng, thùy mị, giàu đức hy sinh, nhẫn nhục và chịu đựng hoặc chỉ viết về những chuyện nhỏ nhặt, không có tầm tư tưởng lớn. Họ mạnh dạn thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị sống… của chính mình trên diễn đàn văn học nghệ thuật. Khi viết về tình yêu, họ khám phá toàn diện về mọi mặt, mọi cung bậc, từ những dư vị ngọt ngào đến những dư vị đắng chát, từ nhẹ dạ cả tin đến mạnh mẽ, chủ động, già dặn và từng trải…tất cả đều là

những bộc bạch chân thực nhất của các cây bút nữ viết về giới mình. Hơn nữa khi nữ văn sĩ viết về phái yếu, cũng có nghĩa là họ đã hướng ngòi bút vào chính mình, dù tác giả viết về người phụ nữ khác thì cái nhìn của họ cũng sẽ có phần sâu sắc, triệt để và thấu đáo hơn. Nhà văn nữ viết nhiều về phụ nữ vì theo đặc trưng tâm lý họ tồn tại với tình cảm hướng nội, luôn muốn tìm sự đồng cảm, khác tâm lý đàn ông với lý trí hướng ngoại luôn luôn phân tích chiếm lĩnh. Bên cạnh đó nhà văn nữ muốn thông qua nhân vật nữ để thể hiện tâm hồn mình, bản thân mình, vì vậy mà những sáng tác của các tác giả nữ thường mang màu sắc tự truyện. Diện sống của phụ nữ nói chung không rộng bằng nam giới, các tác giả nữ lại thường viết tập trung vào những đề tài nhất định, do đó đôi khi không tránh khỏi việc gây nên cảm giác đơn điệu cho người đọc, như nhà văn Lê Minh Khuê nhận xét: “Nghĩ về những người viết cùng giới mình, tôi thường bị chi phối bởi cảm giác nước đôi. Một mặt nhiều chị em bộc lộ một tài năng rõ rệt, không lèm nhèm, không mờ nhạt. Mặt khác sao vẫn cứ cảm thấy, đặt trong hoàn cảnh chung rồi mỗi người cũng thế thôi, không bao giờ có sự gọi là đồ sộ, vĩ đại ở những cây bút nữ này cả” [27]. Và nhà phê bình Đặng Anh Đào cũng khẳng định: “Phụ nữ thường mạnh ở chỗ đưa tất cả cuộc đời và tâm hồn họ vào trong sách…tuy nhiên phải nói thật là ở mỗi người nguy cơ lặp lại chính mình, nguy cơ ấy khá rõ” [27]. Riêng thế giới nhân vật nữ của các nhà văn nữ được xây dựng trên những trang văn thấm đẫm tình cảm, cảm xúc như đang tuôn trào từ trái tim, tâm hồn của họ với giọng điệu khi thì dịu dàng, ấm áp, khi thì xúc động nghẹn ngào… và tình yêu luôn là đề tài trung tâm trong nhiều sáng tác của các cây bút nữ. Đặc biệt người phụ nữ trong văn học thời kì đổi mới hiện lên với khát vọng yêu đương mãnh liệt, luôn đòi hỏi được yêu thương che chở, bộc lộ những phẩm chất tốt trong tình yêu và thường xuyên gặp ngang trái trong ái tình. Nhân vật nữ của các nhà văn nữ thời kì đổi mới không phải là không có những người hạnh

phúc, những khoảnh khắc vui, song hầu hết trong số họ là những người bất hạnh, cô đơn. Với tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động nữ văn sĩ là người dễ nhận ra và dễ khắc sâu những nỗi buồn của người cùng giới hoặc của chính mình. Qua những trang viết đó, các nhà văn nữ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của người giới mình trong cuộc sống hiện nay, theo suy nghĩ và cảm nhận của họ người phụ nữ vẫn còn mang nhiều nỗi khổ cần được sẻ chia. Chính vì thế mấy mươi năm trở lại đây, người đọc đã được thưởng thức nhiều giọng điệu mới với những phong cách khác nhau của các cây bút nữ, trải nghiệm như Lê Minh Khuê, sắc sảo như Phạm Thị Hoài, tinh tế như Phan Thị Vàng Anh, đằm thắm như Nguyễn Thị Thu Huệ, hồn hậu và đậm sắc màu văn hoá như Nguyễn Ngọc Tư, ... Chưa bao giờ phái nữ lại dành được sự quan tâm nhiều của người cầm bút như hôm nay. Khuynh hướng duy nữ được thể hiện không chỉ là sự xuất hiện nhiều nhà văn nữ, nhiều nhân vật nữ trong các tác phẩm mà nó còn chi phối ngay cả cách đặt tên tác phẩm như: Người đàn bà đứng trước gương, Người đàn bà có ma lực, I am đàn bà của Y Ban, Hồn trinh nữ, Goá phụ đen của Võ Thị Hảo, Thiếu phụ chưa chồng của Nguyễn Thị Thu Huệ,… Mỗi tác giả đều cố gắng xác lập một tiếng nói riêng, một giọng điệu của riêng mình. Dường như với xu hướng duy nữ ngôn ngữ văn chương của nền văn học đã đổi thay, tinh tế hơn, chất nội cảm nhiều hơn, màu sắc biểu tượng đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 27 - 29)