Tình huống giả tưởng – kinh dị

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 88 - 89)

Kinh dị là kinh hãi hoặc làm cho kinh hãi bởi điều gì quá lạ lùng (Từ điển tiếng Việt).

Tình huống giả tưởng - kinh dị xuất hiện trong một số tác phẩm: Người khách đêm giao thừa, Nhân bản, Nghĩa địa xóm Chùa,… Tình huống này thể hiện những suy nghĩ riêng của tác giả về một số hiện tượng đặc biệt trong đời sống. Đó là những hiện tượng phải nghiền ngẫm suy nghĩ nhiều để hiểu, để cảm nhận nhưng lại rất khó thể hiện. Tác giả lựa chọn tình huống này để phù hợp với đề tài truyện như: đối thoại với bản thân của các nhân vật. Tình huống thể hiện trong tác phẩm là mang tính chất giả tưởng - kinh dị như người phó tổng biên tập đối thoại với ngón tay út. Họ là hai người đàn ông đối diện với nhau nói chuyện. Người phó tổng nói những chuyện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của anh như biên tập các tác phẩm sẽ xuất bản, ứng phó với các vấn đề của việc giữ chức vụ trong ngành nghề… Còn người đàn ông làm khách nói những chuyện ban đầu là chuyện của một nhà văn của tiểu thuyết Gió lạ vì việc phải cắt bỏ những trang tâm huyết bản thảo của ông (Người khách đêm giao thừa). Người con trai trong tác phẩm Nhân bản, gặp lại người cha của mình, bởi đó là một nhân bản vô tính của cha anh. Nhân bản

nhân bản của mình làm tiếp di nguyện của ông. Người con trai bị vứt bỏ ra ngoài đường, không nhà không cửa sống lang thang vất vả mưu sinh thế mà bây giờ lại phải lo lắng lại cho người anh nhân bản vô tính của anh. Anh đã đủ khốn khổ với cuộc đời của mình giờ phải chịu trách nhiệm với nhân bản ấy bởi vì cha anh đã chết không còn tồn tại về mặt xã hội nữa, không ai tưởng tượng nổi nếu mình gặp phải tình huống gặp lại người đã chết. Tình huống giả tưởng - kinh dị ấy thể hiện trong câu chuyện còn là một lời cảnh tỉnh của cuộc sống hiện nay đó là việc lặp lại những phiên bản của những cuộc đời con người đầy bất hạnh, những kiếp người khổ sở đa mang.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 88 - 89)