Thế giới cõi âm, giấc mơ, sự biến hình

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 70 - 80)

Đoàn Lê không chỉ khai thác hiện thực với các nhân vật có tên tuổi đời sống thực tại mà còn khám phá hiện thực cuộc sống bằng những chất liệu khác của văn học như cõi âm, giấc mơ, sự biến hình. Những không gian ấy như mở rộng thêm đời sống hiện thực chật hẹp để mỗi người nhìn rõ tâm tư, khao khát, nguyện vọng trong tâm hồn của chính bản thân họ.

Cõi âm trong tác phẩm của Đoàn Lê thể hiện qua một số tác phẩm:

Nghĩa địa xóm Chùa, Giấc mơ thứ, Chờ nhật thực, Nhập hồn, Na ơi, Vua gái, Người xiếc chữ,…. Đây những là tác phẩm mà Đoàn Lê đã khai thác một khía

cạnh mới về thế giới cõi âm. Cõi âm của Đoàn Lê không phải là những oán than, trách móc, tiếc nuối của những người đã chết về cuộc đời của mình. Mà cõi âm của Đoàn Lê là sự khám phá cuộc sống riêng của những con người đã chết ở Nghĩa địa xóm Chùa, câu chuyện về cõi âm nhưng thực chất là những câu chuyện đầy nhức nhối về cõi nhân gian. Những người đã chết như: ông Giáo, lão Hớn, trung sĩ Tạo, cụ Bạch mù… là những linh hồn hiện hữu khi đêm về. Khi bóng tối bao trùm họ có thể tụ họp, gặp nhau trò chuyện. Dưới ngòi bút Đoàn Lê thế giới cõi âm không phải u ám như mọi người vẫn nghĩ mà nó cũng mang màu sắc như cuộc sống mà ta đang sống. Họ có một thế giới đầy sắc màu: “Trăng mới nhú. Khung cảnh nhuốm màu bàng bạc. Nhấp nhô trên mỗi ngôi mả từng đầu ma ngỗi dãi thẻ, vươn vai vặn mình cho đỡ mỏi. Mươi cái bóng khoác áo lân tinh chạy tới chạy lui chập chờn. Ai chưa quen mắt nhìn chúng tôi dễ phát khiếp. Nhưng cư dân nghĩa địa nhìn nhau không chỉ thấy có khung xương trắng hếu, họ thấy cả hình hài nhau thuở sinh thời, mắt trần chẳng bao giờ nhận ra” [40]. Họ cũng có những mối quan tâm thế sự như khi còn sống. Chẳng hạn lúc có một con ma mới xuất hiện họ cũng tìm mọi cách để tìm hiểu về con ma đó, cũng bàn tán, thì thào, xì xầm: “Này, có cả huân chương kháng chiến hạng nhất nữa nhé… cái gậy bịt bạc, quan tài bằng kính…” [40, tr. 55]. Và nơi ấy con người ta vẫn quan tâm đến chức tước, địa vị xã hội của nhau. Lúc đầu họ nhầm tưởng ma mới là một thiếu tướng nên những ma cũ đón tiếp rất long trọng: “Kính thưa thủ trưởng, dân cư nghĩa địa xóm Chùa xin nhiệt liệt chào mừng thủ trưởng”. Thế nhưng sau khi biết đó là một sự nhầm lẫn do người mai táng tắc trách, thực ra ma mới chỉ là một thợ điện bậc ba thì thái độ của mọi người cũng khác hẳn: “Này ông Lâm, hiện thời chúng tôi chưa quyết định điều gì cả. Ông hãy nhờ ông Giáo kia - ông ta chỉ vào ngay tôi - làm hộ một bản tường trình sự việc nhầm lẫn để chúng tôi xét. Hiểu chưa?” [40]. Cuộc sống cõi âm mà nhà văn miêu tả mang

đậm dấu ấn cuộc sống hằng ngày của chúng ta như quan niệm “sống sao chết vậy”. Cõi âm còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm như một chi tiết quan trọng trong truyện. Những chi tiết ấy khái quát cái nhìn hiện thực của người âm đầy đủ hơn cái nhìn của người trần thế về cuộc sống. Khi chi tiết cõi âm xuất hiện nhân vật thường rơi vào nửa tỉnh nửa mê và có nhiều luồng suy nghĩ đan xen. Cõi âm xuất hiện một tần xuất lớn trong những sáng tác của Đoàn lê. Chi tiết cõi âm xuất hiện khi nhân vật chính nhớ đến người mình yêu thương, tìm cách lí giải về sự ra đi đột ngột của cô trong tác phẩm Chờ nhật thực. Vì quá yêu người con gái nên khi cô ra đi đột ngột trong một chuyến đi vẽ anh không tin đó là sự thực. Cô ra đi khi mới mười chín tuổi, khi còn sống cô có sở thích xem nhật thực. Thậm chí từng ước ao xem nhật thực toàn phần: “Toàn phần? Em biết rồi, nghĩa là mặt trời biến mất... A, không phải, nghĩa là sẽ có một mặt trời đen tuyền lơ lửng trên không... Chao ôi, giá em được một lần nhìn thấy thế nhỉ!”. Cô gái mong manh nhỏ bé với tình yêu trong veo của mình khiến chàng trai phải nâng niu, chiều chuộng đến mức quên mình nhưng lại rất hạnh phúc được yêu cô: “Em không biết một lời hứa thiêng liêng bí mật đã gắn bó chúng ta khiến tôi say mê em hơn, lúc nào cũng như chàng Đông-ki- sốt tôn thờ tuyệt đối thần tượng nàng Đuyn-xi-nê cao quý”. Thế nên chàng muốn làm theo di nguyện của nàng, anh muốn đón nhật thực cùng nàng và cõi âm xuất hiện khi nhật thực đến, khi anh cầm bức ảnh về một bãi đá cổ trên tay. Anh đã hiểu được tại sao cô ra đi bằng một câu chuyện lịch sử về người hầu gái trung thành can đảm của Huyền Trân công chúa. Rằng cô là người con gái ấy, cô yêu anh nhưng không thể trọn duyên kiếp với anh. Như một định mệnh nàng sẽ ra đi năm mười chín tuổi dù lí do cái chết rất vô lí như: “Về cái chết kỳ lạ xảy ra, tôi không tin do ong vò vẽ, mặc dù em nằm bất động ngay bên dưới tán cổ thụ, cạnh một tổ ong đang bay xớn xác. Làm sao một vài nốt ong châm trên cánh tay em lại là nguyên nhân để em phải chấm dứt

cuộc sống trên thế gian này?”. Cõi âm xuất hiện để giải đáp những thắc mắc, những ấm ức trong lòng anh, để anh bớt nỗi nhớ thương, để anh tin vào duyên kiếp của họ là mãi mãi: “Và chúng ta đã lần mò tìm nhau trong nhiều kiếp, chàng biết không? Cảm động vì sự thủy chung, giời đất lại cho chúng ta gặp nhau, dưới hình hài hôm nay. Em cũng là Hoa. Như ngày xưa, em vẫn chỉ được hưởng dương đến năm mười chín tuổi, em mượn những con ong làm duyên cớ ra đi. Xin chàng đừng thương tiếc một kiếp trinh nữ bạc phận. Duyên số em với chàng là thế, chòm sao Đại Hùng của em ạ. Để rồi chúng ta khao khát mãi trong vòng luân hồi nhân gian...”. Hình ảnh cõi âm xuất hiện ngắn ngủi trong giấc mơ của nhân vật nhưng nó mang đến cho độc giả một niềm tin vào tình yêu đôi lứa.

Cõi âm còn xuất hiện qua những chi tiết từ hiện thực. Trong tác phẩm

Nhập hồn, khi Huệ qua đời, nhà văn trong chuyện có một linh cảm rất khác lạ bởi từ bức tranh anh vẽ cô, nước không ngừng tuôn ra thấm ướt bức tranh. Huệ là người phụ nữ ông yêu say đắm nhưng hoàn cảnh không cho họ đến với nhau, Huệ có gia đình nhưng chồng cô bị bệnh tâm thần không như người bình thường. Trong thời gian Huệ lên giúp việc cho người chú thì cô Huệ và người họa sĩ đã yêu nhau, có mối quan hệ sâu đậm với nhau. Để cô có thể lên sống với ông, người họa sĩ ấy đã gửi tiền về quê để cô nhờ người chăm nom người chồng bệnh tật. Ông nhiều lần làm như vậy, khi quá khó khăn cô cũng nhờ ông giúp đỡ mình chuyện tiền nong. Nhưng tình cảm của họ không thể tiếp tục vì người chồng rất cần Huệ chăm sóc. Cô vẫn liên lạc với ông, cô thường bày tỏ nỗi nhớ nhung với ông nhưng ông dần cảm thấy mình bị lợi dụng về tiền bạc và không nghe điện thoại của cô nữa. Một thời gian sau ông nhận thấy bức tranh của Huệ có những điều khác thường: “Bức tranh này ông vẽ Huệ đứng khỏa thân bên khóm hoa ngọc trâm. Người ta chỉ nhìn thấy nàng từ phía sau, một tấm lưng thiếu nữ trắng ngần vô cùng gợi cảm. Bức tranh

ông đã thân thuộc mỗi vết màu, mỗi vùng phớt thẫm dịu dàng, như thể nhắm mắt ông cũng hình dung ra miền da thịt thương nhớ từng run rẩy dưới bàn tay ông... Giờ đây tấm lưng trong bức tranh óng ánh những giọt nước đọng lại, tựa hồ mồ hôi Huệ đang không ngừng túa ra”. Thêm một chi tiết lạ nữa là ông nhận được điện thoại của Huệ: “Chợt cái điện thoại di động ở đầu giường réo chuông. Ông lại giật mình. Ai gọi giờ này? Đồng hồ trong phòng chỉ nửa đêm rồi. Huệ ư? Đúng là Huệ. Hẳn nàng thừa biết ông mong mỏi tin nàng chừng nào. Ông chợt nghĩ tới chuyện thần giao cách cảm. Tim ông nảy lên. Nhưng ông chưa kịp cầm lấy điện thoại nó đã im bặt. Quái lạ thật. Bấm xem số máy gọi đến, ông ngạc nhiên nhận ra một dãy số 3 không thể hiểu nổi”. Chính những chi tiết khiến người họa sĩ nhận ra điềm báo, như Huệ đang muốn nói lời chia tay đối với ông. Thế giới con người và cõi âm dường như không có gì chia cắt, nhưng cũng không thể tồn tại song hành. Cõi âm người ta nghĩ đến như để luyến tiếc để nhớ thương những gì mình không thể níu giữ, những yêu thương đã ra khỏi tầm tay.

Giấc mơ trong tác phẩm của Đoàn Lê xuất hiện rất thực rất tự nhiên, người đọc không thể ngờ rằng mình đi vào cõi mơ. Trong truyện ngắn Khịt tác giả nhẹ nhàng đưa người vào cõi mơ. Câu chuyện kể về một cô gái làng muộn duyên chồng con: “Hình dung xấu xí quá thì không ai đặt những cái tên mỹ miều làm gì, hoặc giả có đặt cũng chỉ toàn cái Lác, thằng Ngố, con Sứt… tùy theo đặc điểm nổi bật. Vậy nên cô gái có tên là Khịt từ bao giờ chẳng biết, dù cô Khịt đã lớn, không còn chảy mũi dãi, khụt khịt như xưa. Lớn, cô cũng không được đổi cái tên nào khá hơn. Gái nhà lành, hăm mốt tuổi mà chưa một gã trai đi qua dám nhìn lâu, có nghĩa là ế chồng đứt đuôi rồi. Tội nghiệp cô gái, nghe hóng hớt ai nói chuyện chồng con ở đâu lập tức xán vào. Khi mùa cưới đến, nhà này có cô dâu, nhà kia dựng rạp cho chú rể, cô Khịt bồn chồn đứng ngồi không yên” [42, tr.66]. Cô rất mong muốn có thể

lấy được anh Khờ bởi vì cô có tình ý với anh. Nhưng người anh chàng ấy cưới không phải là Khịt. Điều đó khiến cô rất đau đớn và quyết định đi khỏi làng “Cô khoác túi áo quần với ba mươi ngàn đồng giấu dưới đáy túi, cô bước thấp bước cao ra khỏi cái cổng làng hiền lành quen thuộc” [42]. Đi được một đoạn thì cô ngồi nghỉ và thiếp đi. Trong giấc mơ, cô thấy mình đặt chân đến một thế giới khác. Nơi đó hiện thực hoàn toàn trái ngược những gì nơi cô đang sống. Ở đây phụ nữ rất được quý trọng, được ưu tiên trong mọi việc, được lấy nhiều chồng tùy ý và của cải nhiều vô kể. Cô thấy bỡ ngỡ nhưng rất vui mừng vì mình được quyền làm vợ và quyền được lựa chọn hạnh phúc và giàu có. Nhưng với nhân vật cô Khịt, giấc mơ chỉ là giấc mơ. Bởi như câu kết của truyện: “cái thời huy hoàng của phụ nữ chúng ta rất tiếc chưa quay trở lại’.

Trong truyện ngắn Người khách đêm giao thừa cũng theo mô típ ấy. Ban đầu ông tổng biên tập tiếp người khách lạ “Nhác trông hắn có vẻ hơi cổ lỗ trong bộ com lê màu xám nhạt, vẻ người thanh tú với nước da mai mái cớm nắng của các thày ký khi xưa. Hắn nhẹ nhàng đóng cánh cửa phía sau lại. Tôi hơi bực mình. Nảy đâu ra ông khách vô duyên đến thăm vào giờ này nhỉ? Có chuyện quan trọng chăng?” [42]. Và ông biên tập không vừa lòng khi phải gặp người khách này bởi vì đây là đêm giao thừa và: “Giời ạ, mười một giờ đêm giao thừa cơ. Ai đã mời hắn vào? Xưa nay tôi vốn có lệ cho vợ con làm bữa cơm tất niên thật thịnh soạn, mời chú dì, cô bác nội ngoại hai bên cùng họp mặt vui vẻ.” [42]. Thế nên cuộc tiếp xúc của họ rất cưỡng cầu không hề vui vẻ diễn ra nhưng vì phép lịch sự ông vẫn phải tiếp người khách ấy. Và người khách ấy thật ra chỉ là một ngón tay út mà thôi ông ta đến đây với mục đích: “Giây phút ông gạch mấy trang kết của tập "Gió lạ" đau đớn vô cùng. Lời nói đọi máu, nhất là những lời cuối cùng trước khi vĩnh việt thế gian... Dù là chuyện đã rồi, tôi chỉ muốn hỏi giúp ông chủ tôi một câu thôi. Đó là lý do

đánh liều tìm tới đây giãi bày cùng ông... Ông gạch chúng tôi đâu phải vì ghét bỏ, có phải vậy không thưa ông?” [42]. Ngón tay út muốn thay mình giãi bày tâm sự vì mấy trang cuối cùng đầy tâm huyết trong bản thảo “Gió lạ” bị ông biên tập cắt bỏ hêt. Người biên tập trở về thực tại khi nghe thấy tiếng đồng hồ gõ nhịp báo hiệu giao thừa tức là những sự kiện đang diễn ra với ông biên tập, ông đang muốn về nhà đón giao thừa. Ông sực tỉnh và có cảm giác như đang đối thoại với chính mình. Đó cũng là sự biến hình tiêu biểu trong tác phẩm Đoàn Lê. Sự biến hình ấy là chia tách từ một phần cơ thể của nhân vật và hai bản thể ấy đối thoại với nhau về một điều mà trong lòng nhân vật ấy quan tâm. Thực sự câu chuyện Người khách đêm giao thừa diễn ra bởi một suy nghĩ của ông tổng biên tập ngay từ đầu tác phẩm: “Sau khi tiễn mọi người hỉ hả ai về nhà nấy, tôi thường đóng cửa phòng riêng, ngồi nhâm nhi tách cà phê pha thật ngon để thức chờ giao thừa. Tai tôi vẫn nghe mẹ con nhà nó lách cách dao thớt dưới bếp sửa soạn cỗ cúng đón năm mới. Đấy cũng là dịp để tôi ngồi kiểm điểm những kế hoạch bị phá sản trong năm vừa qua, cho chúng trôi đi theo vị đắng cà phê, đồng thời vạch ra những kế hoạch năm mới để có cái mà tiếp tục phá sản” [42, tr 67]. Chính ông đang suy nghĩ về công việc, những suy tính của mình nên mới có cuộc đối thoại đó.

Giấc mơ của con người đến thông qua những vật có liên quan đến những gì mình ao ước, mong muốn suy nghĩ, trong thời điểm các nhân vật trong truyện muốn gặp người mình yêu thương đã chết, muốn thực hiện những ước muốn hiện thực của họ. Chẳng hạn trong truyện ngắn Giường đôi xóm Chùa, người vợ mơ thấy mình lạc vào đảo khỉ và ở đó khỉ đực rất yêu thương chiều chuộng những người vợ của mình kể cả con khỉ cái không đẻ được con, cô khỉ ấy chỉ mong muốn được ôm ấp nựng nịu những đứa con của những con khỉ khác. Chúa khỉ vẫn giúp cô thực hiện mong muốn ấy bằng việc đánh lừa khỉ mẹ đang ôm khỉ con vui đùa để cô thỏa lòng mong ước của mình

trong chốc lát. Người phụ nữ lại mơ thấy truyền thuyết gia đình khỉ yêu thương nhau, tìm nhau khi bị chia cách dù chết chìm giữa biển khơi. Bởi lúc này gia đình của chị đang ở bờ vực tan vỡ, người chồng ngoại tình bỏ mặc vợ con, phá vỡ mái ấm gia đình hai mươi tám năm xây dựng. Giấc mơ của chị là những ao ước khắc khoải về mái ấm gia đình của mình. Trong tác phẩm Chờ nhật thực, người đàn ông cũng đi vào cõi mộng vì mong ước đón nhật thực toàn phần với người yêu đã mất, cùng với tấm ảnh về ngôi mộ bí ẩn anh đã nhìn thấy người anh yêu. Người họa sĩ trong câu chuyện Mỹ nhân mèo cũng vì thương nhớ người yêu đã ra đi đột ngột mà anh thường hình dung hình bóng của cô gái qua bức tranh siêu thực anh vẽ với cái tên anh đặt cho bức tranh là Mỹ nhân mèo. Anh thấy sự hóa thân kì lạ của cô gái. Thấy những ao ước khát khao nhục thể mà anh hằng mong muốn đối với cô gái ấy. Nhưng lạc vào cõi mơ anh lại thấy mình càng chìm đắm không thể dứt ra bởi nó mới là cuộc sống anh mong muốn: có người yêu bên cạnh, sung sướng hưởng hạnh phúc tình yêu. Chứ không phải là hiện thực đơn độc mà anh đang sống. Anh

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Đoàn Lê luận án thạc sĩ (Trang 70 - 80)