Nói đến Tố Hữu là nói đến một nhà thơ cách mạng. Từ cuộc đời và sự nghiệp thơ của Tố Hữu, các nhà nghiên cứu đều có thể khẳng định ông là một con ngƣời nhiệt tình, say mê với lý tƣởng vô sản, xả thân vì sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng con ngƣời thoát khỏi kiếp lầm than. Tố Hữu đến với cách mạng bằng cả trái tim và khối óc.Thơ và đời của Tố Hữu cho thấy ông có một tình cảm yêu thƣơng con ngƣời, nhất là những con ngƣời lao khổ (từ đứa trẻ mồ côi, đứa ở đến cô gái giang hồ, chị vú nuôi, lão đầy tớ…). Ông là con ngƣời của lý tƣởng lớn lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Ông là nhà thơ cách mạng và ngƣời cách mạng làm thơ.
Hơn 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã cho ra đời 7 tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn và Ta với ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Mỗi tập thơ, mỗi bài thơ của ông thƣờng gắn liền với từng giai đoạn, từng nhiệm vụ, từng biến cố của đất nƣớc. Thơ ông gắn liền với hoạt động cách mạng và tình cảm của bản thân ông đối với cách mạng. Trong thơ Tố Hữu, đời sống và con ngƣời đƣợc khám phá, cảm nhận chủ yếu trên phƣơng diện quan hệ với đấu tranh cách mạng.
Có thể thấy rằng, hành động hỏi trong thơ Tố Hữu dù nhằm mục đích bộc lộ, khẳng định, khuyên răn hay nhắc nhở… đều gắn liền với những sự kiện lịch sử của dân tộc. Những hành động hỏi gián tiếp đó đƣợc sử dụng xuyên suốt các tập thơ của Tố Hữu góp phần làm nên phong cách trữ tình chính trị trong thơ ông. Những vấn đề nóng hổi của cuộc cách mạng, từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tới cuộc đấu tranh chống Mỹ xâm lƣợc, thống nhất đất nƣớc; từ công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc những năm đầu giải phóng tới những năm đầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt thời kỳ chuyển dịch từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng đều đƣợc nhà thơ ghi lại thông qua các hành động hỏi gián tiếp một cách tỉ mỉ, chi tiết. Qua những hành động hỏi gián tiếp đó, Tố Hữu không chỉ tái hiện đƣợc các chặng đƣờng lịch sử mà còn khơi gợi đƣợc ở ngƣời đọc những rung cảm sâu sắc.
Ngay từ những sáng tác đầu tiên trong tập thơ Từ ấy, qua các hành động hỏi gián tiếp Tố Hữu đã cho chúng ta thấy một trái tim giàu lòng yêu thƣơng, giàu tình cảm và say mê với lí tƣởng. Trái tim ấy, tình cảm ấy đƣợc thể hiện rõ qua hành động hỏi gián tiếp – khuyên trong bài “Đi đi em”.
Nhìn đứa bé đi ở (thằng Quýt) bị mắng chửi, bị đuổi đi, nhà thơ không thể cầm lòng mà động viên khuyến khích em qua một hành động hỏi đầy cảm thông:
Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa
Ngại ngùng chi? Nấn ná chỉ thêm phiền!
(Đi đi em)
Sống giữa bốn bức tƣờng giá lạnh của xà lim, Tố Hữu không nguôi nỗi “nhớ đồng”, “nhớ người”:
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng che mát thuở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Khi con hổ thênh thang trong rú rậm
Say hương cây bỗng mắc cạm giăng thầm Nằm dài lưng trong cũi sắt trăm năm Nó có nhớ, buồn chăng, xa bóng núi?
(Nhớ ngƣời)
Hiểu đƣợc cuộc đấu tranh của dân tộc còn nhiều cam go, gian khổ và lâu dài, Tố Hữu vẫn đinh ninh, vẫn khẳng định lý tƣởng mà mình đã chọn, vẫn bộc lộ một thái độ không sợ sệt dù cho còn chịu cảnh tù đày:
Tôi hôm nay dầu xa tạm ngọn cờ Hồn tranh đấu vẫn còn thôi thúc não! Nơi đày ải là Đắc Pao, Lao Bảo Là Côn Lôn thế giới của ưu phiền?
(Tâm tƣ trong tù)
Với Tố Hữu, yêu cuộc sống tự do bao nhiêu thì ngƣời chiến sĩ càng phải “tranh đấu” với quân thù và với bản thân bấy nhiêu. Vì vậy mà ngay khi hỏi, tác giả vẫn khẳng định sự tranh đấu đó:
Dù chăng nữa để hồi sinh dân tộc Phải tan đầu, nát óc, ta cần chi?
(Tranh đấu)
Sang đến tập thơ Việt Bắc, cảm hứng của Tố Hữu lúc này là cảm hứng dân tộc, cảm hứng thời đại. Cảm hứng này bắt nguồn và gắn liền với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Vì vậy, dễ thấy, các hành động hỏi gián tiếp trong thơ Tố Hữu giai đoạn này thƣờng tập trung bộc lộ hay khẳng định nhƣng tƣ tƣởng, tình cảm của những con ngƣời trong cuộc kháng chiến ấy.
Đó là hành động hỏi – bộc lộ nỗi buồn nhớ quê hƣơng của ngƣời lính Pháp khi nhìn con đò đủng đỉnh trôi trên dòng Hƣơng Giang:
Anh nhìn con sông trôi
Nước Hương Giang hiền lành, thanh tịnh Con đò đủng đỉnh
Căng buồm về đâu?
(Lạnh lạt)
Đó là hành động hỏi – bộc lộ nỗi lòng thƣơng nhớ, lo lắng cho con của bà mẹ kháng chiến:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bà bủ không ngủ bà nằm
Bao giờ thắng út về thăm một kỳ? Từ ngày nó bước ra đi
Nó đi giải phóng đến khi nào về? Bao giờ hết giặc về quê?
Đêm đêm bà bủ nằm mê khấn thầm …
(Bà bủ)
Đó là hành động hỏi – bộc lộ nỗi lòng ngƣời con lo lắng cho mẹ:
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
(Bầm ơi)
Đó là tâm trạng nóng lòng, sốt ruột của ngƣời lính trƣớc trận đánh:
Chúng bay cười?
- Đến giờ chưa đồng chí?
Năm phút nữa? Sao mà lâu thế nhỉ? Anh pháo binh anh còn đợi chờ gì?
(Bắn!)
Đó là hành động hỏi – bộc lộ sự bàng hoàng, sững sờ, đau xót nghẹn lời trƣớc sự hi sinh của một em liên lạc:
Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng … Lượm ơi! còn không?
(Lƣợm)
Đó là hành động hỏi - bộc lộ sự mong chờ, mơ ƣớc về một ngày Bác Hồ và bộ đội ta “lại về” giải phóng thủ đô, quét sạch bóng thù hắc ám:
Hà Nội ơi Hà Nội! Bao giờ
Giữa thủ đô Cụ Hồ về Bộ đội
Tiến vào năm cửa ô?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và đó còn là hành động hỏi – khẳng định niềm vui mừng, sung sƣớng nhƣ trong mơ của một ngày “lại về” với thủ đô:
Tay vui sóng vỗ dạt dào
Người về kẻ đợi mừng nào mừng hơn?
(Lại về)
Đến với tập thơ Gió lộng, ta thấy thơ Tố Hữu dạt dào bao nguồn cảm hứng lớn lao. Nhà thơ hƣớng về quá khứ để thấm thía nỗi đau của cha ông, công lao của các thế hệ đi trƣớc mở đƣờng, từ đó ghi sâu tình cảm cách mạng. Tập thơ gồm có 25 bài khai thác mọi khía cạnh, mọi vấn đề lớn trong tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời về công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con ngƣời mới ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tình cảm đối với miền Nam ruột thịt đang bị chia cắt. Hành động hỏi đƣợc sử dụng trong thơ cũng không nằm ngoài việc thể hiện những nguồn cảm hứng lớn lao đó. Cụ thể:
Viết về công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc, ta thấy nhiều lúc nhà thơ hỏi nhƣng lại nhằm mục đích bộc lộ tiếng reo vui, khí thế xây dựng khẩn trƣơng của con ngƣời:
Đi ta đi! Khai phá rừng hoang Hỏi núi non cao, đâu sắt đâu vàng? Hỏi biển khơi xa, đâu luồng cá chạy? Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy Hỏi đâu thác nhảy, cho điện quay chiều?
(Bài ca xuân 1961)
Xây dựng cuộc sống mới, không thể không đề cập đến con ngƣời. Lúc này, hành động hỏi trong thơ Tố Hữu lại tập trung hƣớng tới vấn đề to lớn này. Nhà thơ kín đáo, tế nhị khi đƣa ra một lời khuyên, một lời giáo huấn sâu sắc về tình đoàn kết của con ngƣời thông qua hành động hỏi:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng Một người - đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? Muôn dòng sông đổ bể sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nói về miền Nam đang bị chia cắt, hành động hỏi trong thơ Tố Hữu bộc lộ những trăn trở day dứt khôn nguôi:
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông Gươm nào chém được dòng Bến Hải? Lửa nào thiêu được dải Trường Sơn?
(Ba mƣơi năm đời ta có Đảng)
Ngay cả những giây phút sống trong không khí vui tƣơi, rạo rực của mùa xuân và công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, những tình cảm trăn trở, lo lắng xót thƣơng về miền Nam vẫn cứ trở đi trở lại, ám ảnh trong tâm trí nhà thơ:
Tôi viết cho ai bài thơ 61
Đêm đã khuya rồi, rét về tê buốt Hà Nội rì rầm … còi thổi ngoài ga Một chuyến tàu chuyển bánh đi xa
Tiếng xình xịch chạy dọc đường Nam Bộ … Ôi đâu phải con tàu! Trái tim ta đó
Tiếng đập thình thình muốn vỡ làm đôi! Ta biết em rất khỏe, tim ôi
Không khóc đấy. Nhưng mà sao nóng bỏng Như lửa cháy trong lòng ta gió lộng?
(Bài ca xuân 1961)
Không chỉ là bộc lộ tình cảm với mảnh đất miền Nam ruột thịt chung chung, qua các hành động hỏi gián tiếp:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi
(Ngƣời con gái Việt Nam)
nhà thơ đã bộc lộ đƣợc sự kính phục của mình đối với chị Trần Thị Lý – ngƣời con gái miền Nam anh dũng.
Bƣớc sang tập thơ Ra trận, ngay trong những dòng thơ đầu tiên, chúng ta có thể cảm nhận đƣợc nỗi niềm trăn trở khôn nguôi, không thể nào yên về miền Nam đau thƣơng bởi chiến tranh, qua các hành động hỏi – khẳng định – bộc lộ:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Có thể nào yên? Miền Nam ơi, máu chảy
Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa bình minh Tim lại đau, nhức nhối nửa thân mình
….
Có thể nào nguôi? Từng viên đạn Mỹ Bắn miền Nam. Nát thịt da xương tủy Của mẹ cha, đồng chí, vợ con
Anh chị em ta, ai mất ai còn? …
Có thể nào khuây? Cỏ cây vẫn nhắc Từng ngọn cỏ, cành cây miền Bắc Vẫn rung rinh theo gió tự miền Nam Cả đôi miền xao xuyến tiếng ve ran! Có thể nào quên? Hỡi miền sâu thẳm Của lòng ta! Hỡi ngày xanh thắm Nắng quê hương rười rượi đường dừa Ngọt tiếng hò đưa những chuyến đò xưa …
(Có thể nào yên)
Cũng trong tập thơ Ra trận, Tố Hữu đã thay lời một ngƣời vợ miền Nam để nói hộ với ngƣời chồng tập kết ra Bắc bao nỗi gian truân và tinh thần quật khởi của ngƣời ở lại qua hành động hỏi – kể trong bài thơ “Lá thư Bến Tre”:
Biết không anh? Giồng Keo, Giồng Trôm Thảm lắm anh à? Lũ ác ôn
Giết cả trăm người, trong một sáng Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn …
Anh biết không? Long Mỹ, Hiệp Hưng Nó giết thanh niên ác quá chừng Hai sáu đầu trai bêu cọc sắt Ba hôm mắt vẫn mở trừng trừng! …
Anh ở ngoài kia anh có nghe Quê ta sông dậy tiếng chèo ghe Ghe đưa trắm xác đi đòi mạng Rầm rập ngày đêm lên Bến Tre?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Có thể nói, ở giai đoạn này, cảm hứng về miền Nam và công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam là một trong những cảm hứng dễ nhận thấy và nổi bật nhất trong thơ Tố Hữu. Đối với Tố Hữu, có nói bao nhiêu, có viết bao nhiêu về miền Nam dƣờng nhƣ vẫn là không đủ. Vì vậy mà trong hàng loạt điều băn khoăn trăn trở lúc này của nhà thơ có một niềm nhớ, niềm đau, một tình cảm rất thực:
Ôi miền Nam, vì sao mỗi lúc Mây chiều xa bay giục cánh chim Đêm khuya một tiếng bầu, tiếng trúc Một câu hò … cũng động trong tim.
(Miền Nam)
Hỏi “vì sao” nhƣng mục đích là bộc lộ nỗi nhớ thƣờng trực, đau đáu trong tim về miền Nam. Có những lúc, tác giả hỏi nhƣng lại nhằm mục đích khẳng định
quyết tâm sẵn sàng chi viện cho tiền tuyến, cho miền Nam:
Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
Hơn nghìn trang giấy luận văn chương Đi đi, non nước cho anh đó!
Tiền tuyến cần thêm? Có hậu phương
(Tiễn đƣa)
Và cũng có lúc tác giả hỏi nhƣng nhằm mục đích bộc lộ những trăn trở, băn khoăn giữa việc lựa chọn nên thực hiện nhiệm vụ nào giữa hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam:
Xuân ơi xuân chọn hướng nào
Vui đây miền Bắc hay vào miền Nam?
(Tiếng hát sang xuân)
Trong không khí “Ra trận” của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mỹ, bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, chúng ta vẫn nhận thấy ở các hành động hỏi trong thơ Tố Hữu những cảm xúc rất thật về những vất vả, những giây phút yếu lòng của ngƣời chiến sĩ cách mạng đối với những khó khăn, thử thách trên con đƣờng cách mạng mà dân tộc ta phải đối mặt:
Phải chăng có những khúc đường nóng lạnh Ta bước đi nghe nặng gánh trên vai
Mà bỗng quên cả trời rộng đất dài Và tự nghĩ : sao ngày mai chưa lại?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ta còn nhận thấy một sự trách móc, một lời nhắc nhở rất nhẹ nhàng nhƣng cũng rất nghiêm khác qua các hành động hỏi:
Thiên đường riêng cũng buồn tênh Hỏi ai quên hết nghĩa tình mà vui? Đã rằng chia đắng sẻ bùi
Đường chung há dễ tiến lui ngập ngừng?
(Nhật kí đƣờng về)
Không chỉ là cảm hứng “Ra trận”, những sáng tác giai đoạn này của Tố Hữu còn thể hiện sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của kẻ thù xâm lƣợc – đế quốc Mĩ thông qua các hành động hỏi – tố cáo:
Nhân danh ai?
Bay mang những B.52 Những Na – pan, hơi độc Từ tòa Bạch ốc Từ đảo Guy – am Đến Việt Nam …
Nhân danh ai?
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài …
Nhân danh ai?
Bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến…
(Ê – mi – ly, con …)
Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ những nỗi đau thƣơng, mất mát trƣớc sự ra đi của những ngƣời bạn, ngƣời anh, ngƣời đồng chí:
Thanh ơi! Anh mất rồi chăng đấy? Cứ thấy Anh như mở miệng cười!
(Một con ngƣời)
Nhƣng có lẽ đau đớn nhất, khó chấp nhận nhất, xót xa bàng hoàng nhất vẫn là cảm xúc trƣớc sự ra đi của Bác Hồ vĩ đại. Cảm xúc ấy đƣợc ẩn chứa sau hành động hỏi:
Thôi đập rồi chăng? Một trái tim Đỏ như sao Hỏa, sáng sao Kim!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đến với Máu và Hoa, Tố Hữu đã làm nên một bản tổng kết bằng thơ về con đƣờng cách mạng Việt Nam. Một chặng đƣờng lịch sử gian lao nhiều “máu” nhất và cũng nhiều “hoa” nhất.
Cảm hứng trong Máu và Hoa vẫn chung nguồn mạch với tập thơ Ra trận. Dễ nhận thấy điều này qua các hành động hỏi gián tiếp trong bài thơ “Nước non ngàn dặm” – bài thơ đƣợc cho là đã tổng kết thành trình “máu và hoa” của dân tộc. Cụ thể:
Hỏi – bộc lộ nỗi day dứt vì hai miền Nam Bắc còn trong cảnh cắt chia:
Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương Cách ngăn mười tám năm trường Khi mô mới được nối đường vô ra?
(Nƣớc non ngàn dặm)
Hỏi – bộc lộ nỗi nhớ quê hƣơng:
Phù lai ba bến con đò
Thanh Hương quê ngoại câu hò còn chăng?