Về việc đảm bảo tính lịch sự

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 102 - 103)

Nhƣ chúng ta biết, đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện của ngƣời tham gia giao tiếp. Vì vậy, để “không làm mất thể diện cho ai, kể cả thể diện của chính mình”, thì khi sử dụng các hành động ngôn ngữ chúng ta phải chú ý đảm bảo tính lịch sự.

Các hành động hỏi trong thơ Tố Hữu thƣờng đƣợc sử dụng để biểu thị nhiều mục đích giao tiếp khác nhau, nhƣ để: khuyên, trách, từ chối, bác bỏ, phủ định, trách móc... Các hành động này trong chừng mực và phạm vi nhất định đều có khả năng đe dọa tới thể diện. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng hình thức hỏi để biểu thị các mục đích nói khác nhau đó, Tố Hữu đã hạn chế đƣợc điều đó. Chẳng hạn, ở ví dụ 68:

Em là ai? Cô gái hay nàng tiên Em có tuổi hay không có tuổi Mái tóc em đây hay là mây là suối

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông Thịt da em hay là sắt là đồng?

(Ngƣời con gái Việt Nam)

Hỏi – đề cao, ca ngợi – bày tỏ tình cảm khâm phục, ngƣỡng mộ vẻ đẹp “phi thƣờng của chị Lý – ngƣời con gái Việt Nam anh hùng. Có thể nói, chính nhờ cách hỏi với mục đích gián tiếp này mà vẻ đẹp của ngƣời con gái Việt Nam anh hùng nhƣ chị Lý dù có bị nói quá lên, phóng đại lên tới mức “phi thƣờng” nhƣng ngƣời nghe, ngƣời đọc vẫn hiểu và chấp nhận đƣợc một cách rất tự nhiên.

Hay nhƣ ở ví dụ 84b:

Nằn nì xin mẹ: Mẹ ơi

Lên xanh chị đã đi rồi, còn con?(a)

Mẹ ôm em, mẹ cười giòn:

Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?(b) (Chuyện em)

Nhƣ chúng ta biết hành động hỏi (84b) của mẹ có mục đích từ chối.

Từ chối là một hành động đe dọa đến thể diện dƣơng tính của ngƣời nghe, ngƣời nhận. Nhƣng khi thay hành động từ chối thẳng thừng, tƣờng minh bằng hình thức hỏi, ngƣời nói tỏ ra rất tôn trọng ngƣời nghe, không muốn làm cho lòng tự trọng của ngƣời nghe, ngƣời nhận bị tổn thƣơng; và nó cũng giúp cho ngƣời nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chấp nhận việc bị từ chối một cách nhẹ nhàng, dễ dàng hơn. Trong trƣờng hợp trên khi hỏi: “Mi đồ con nít, trứng khôn hơn vịt à?” để nhằm mục đích từ chối “mẹ” đã khéo léo tranh thủ đƣợc sự đồng tình của em đối với vấn đề đƣợc nêu lên để bàn luận trong đó, rằng: trứng không thể khôn hơn vịt và vì em còn là “con nít” nên không thể “lên xanh” nhƣ chị đƣợc. Lời từ chối của mẹ đƣợc thể hiện dƣới hình thức một câu hỏi về một điều băn khoăn hợp lý hợp tình đã giúp cho việc từ chối dễ dàng nhận đƣợc chấp nhận hơn.

Hay nhƣ ở ví dụ 74:

Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên Lời Bác khuyên, ai đã quên chăng?

Ngạo nghễ quyền uy, hãm bạc tiền!

(Mùa xuân mới)

Hành động hỏi trên có mục đích nhắc nhở: tác giả nhắc lại lời khuyên của Bác để cho những ai “đã quên” nhớ mà thực hiện, mà làm đúng.

Nhắc cũng là hành động nói đe dọa đến thể diện của ngƣời nghe, ngƣời nhận. Nhƣng khi nó đƣợc che dấu bằng hình thức hỏi bao giờ cũng trở nên nhẹ nhàng, dễ tiếp thu hơn.

Có thể thấy, từ chối, khuyên, nhắc, khẳng định... đều có thể ảnh hƣởng đến thể diện của ngƣời giao tiếp. Tuy nhiên, trong thơ Tố Hữu, thông qua các hành động hỏi gián tiếp ngƣời nói vẫn đảm bảo đƣợc tính lịch sự khi hƣớng tới các đích nói trên.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)