Đại từ nghi vấn là những đại từ đƣợc dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu.
Các đại từ nghi vấn thƣờng đƣợc dùng là: ai, gì, nào, sao, tại sao, thế nào, bao giờ, bao lâu, đâu, bao nhiêu, bao lâu …
Mỗi đại từ nghi vấn thƣờng mang ý nghĩa khái quát tƣơng ứng với một phạm trù logic nhất định. Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn, có thể phân loại đại từ nghi vấn theo ý nghĩa phạm trù của chúng:
- Hỏi về thực thể (sự vật, hiện tƣợng): ai, gì, nào
- Hỏi về đặc trƣng: thế nào, như thế nào, ra sao, làm sao, làm gì (“làm gì” là ngữ nghi vấn đƣợc cố định hóa).
- Hỏi về thứ tự, số lƣợng: bao nhiêu, mấy - Hỏi về địa điểm, phƣơng hƣớng: đâu
- Hỏi về thời gian: bao lâu, bao giờ
- Hỏi về nguyên nhân: sao, tại sao, vì sao, làm sao - Hỏi về hệ quả: sao
[36, 34]
Đại từ nghi vấn có thể đứng một mình nhƣ: gì, sao, nào… hoặc kết hợp với một từ khác thành: người nào, cái gì, vì sao, làm gì... v.v…
Ví dụ 20:
(1) Sao chị đi lâu thế? (2) Mẹ mua cái gì vậy ạ?
(3) Trong mấy cái váy này cậu thích cái nào? (4) Cái đồng hồ này tháo thế nào nhỉ?
Đối chiếu với đặc trƣng của câu hỏi và các điều kiện sử dụng hành động ở lời mà Searle đã đƣa ra, chúng tôi nhận thấy, các ví dụ trên đây đều là những hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động hỏi đƣợc sử dụng đúng với điều kiện sử dụng và đúng với đích ở lời của hành động hỏi. Do đó chúng là những hành động hỏi trực tiếp.
Theo thống kê của chúng tôi, trong thơ Tố Hữu, hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn gồm có 79 câu chiếm 17,95% tổng số hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.
Các đại từ đƣợc chọn làm phƣơng tiện cho hành động hỏi trong thơ Tố Hữu thƣờng là: ai, gì (chi) nào, đâu, làm gì (làm chi), mấy, cớ sao (cớ răng), vì sao, bao giờ… Các hiện tƣợng hỏi trực tiếp có sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ này thƣờng đƣợc dùng để biểu thị các ý nghĩ sau:
a. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu sử dụng đại từ nghi vấn
“ai”, “gì”, “nào” để hỏi về thực thể (sự vật, hiện tƣợng).
Ví dụ 21:
Ông đã nghe ai nói Có một xứ mênh mông Nửa tây và nửa đông Mạnh giàu riêng một cõi?
(Lão đầy tớ)
Hành động hỏi trên của “tôi” là một hành động hỏi đúng mục đích. Sở dĩ có thể khẳng định đƣợc nhƣ vậy vì:
- Về hình thức: Phát ngôn của “tôi” (tác giả) có chứa đại từ nghi vấn “ai” để hỏi về thực thể (sự việc).
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “tôi” (tác giả) đối với “ông” (ông lão đầy tớ - ngƣời nghe).
+ Điều kiện chuẩn bị: “Tôi” rất cảm thông trƣớc câu chuyện cuộc đời đầy nƣớc mắt, đau khổ, nghèo hèn và tủi nhục của ông lão đầy tớ. “Tôi” không biết đã có “ai” nói với “ông” về một xứ sở mà ở đó:
Nơi không vua không quan Không hạng người ô uế Không hạng người nô lệ Sống đau xót, lầm than…
+ Điều kiện chân thành (tâm lý): “Tôi” thực hiện hành động hỏi vì “tôi” rất muốn biết “ông” đã nghe “ai” nói về việc đó hay chƣa.
+ Điều kiện căn bản: “Tôi” thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của “ông” lão đầy tớ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: “Tôi” đã nhận đƣợc sự hồi đáp của ông lão đầy tớ - đó là thái độ “ngơ ngác” vì chƣa biết gì, chƣa nghe ai nói gì về điều này.
Ví dụ 22:
Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy Ngụy đâu xông lại cả bầy
Bắt em, nó hỏi: Gạo này cho ai? Nó đá đít, nó bạt tai
Đau em, em chịu, chẳng khai một lời.
(Chuyện em)
- Về hình thức: Phát ngôn “Gạo này cho ai?” có sử dụng đại từ nghi vấn “ai”
– hỏi về thực thể.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của tên lính ngụy đối với em (Nguyễn Văn Hòa).
+ Điều kiện chuẩn bị: Em Hòa tuy còn nhỏ tuổi nhƣng đã theo mẹ đi kiếm tiền mua lƣơng thực về “nuôi quân”. Trong một lần mua gạo về, trên đƣờng đi hai mẹ con em gặp một “bầy” lính Ngụy. Bọn chúng không biết hai mẹ con em mua nhiều gạo nhƣ vậy về để cho “ai”.
+ Điều kiện chân thành: “Bầy” lính Ngụy rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: “Bầy” lính Ngụy thực hiện hành động hỏi vì muốn “em” trả lời cho chúng.
- Hiệu quả ở lời của hành động: Khi nghe câu hỏi của bọn lính Ngụy, và thêm nữa là dù bị “đá đít”, “bạt tai” nhƣng “em” “vẫn” “chẳng khai một lời”. Thái độ bất hợp tác, “chẳng khai một lời” của em chính là phản ứng đáp lại hành động ngôn ngữ của bọn lính Ngụy. Vì vậy, chúng tôi vẫn coi đây là một hành động hỏi trực tiếp.
Ví dụ 23:
(Lần trước gặp anh Chăn bò trên Tam Đảo
Sáng nay lại gặp anh Hồ giáo Chăn bò ở Ba Vì.)
Hỏi anh: Có thú vui gì?
(Anh cười : Vui thú đời đi chăn bò …)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hành động hỏi trên đây cũng là một hành động hỏi trực tiếp. Vì:
- Về hình thức: Phát ngôn của tác giả (ngƣời hỏi) có chứa đại từ nghi vấn
“gì” để hỏi về sự việc.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của tác giả đối với anh Hồ Giáo.
+ Điều kiện chuẩn bị: Lần đầu gặp, anh Hồ Giáo đang chăn bò ở Tam Đảo. Lần này lại gặp anh Hồ Giáo, anh đang chăn bò ở Ba Vì. Tác giả không biết thực ra anh có “thú vui gì” ngoài việc chăn bò.
+ Điều kiện chân thành (tâm lý): Tác giả rất muốn biết anh Hồ Giáo có thú vui gì.
+ Điều kiện căn bản: Tác giả thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của anh Hồ Giáo.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Tác giả đã nhận đƣợc câu trả lời của anh Hồ Giáo, đƣợc anh cho biết thú vui của mình, đó là: “Vui thú đời đi chăn bò …”.
b. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu sử dụng đại từ “sao”, “tại
sao”, “vì sao”…để hỏi về nguyên nhân hoặc cái không biết cụ thể.
Ví dụ 24:
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
(Mẹ Suốt)
- Về hình thức: Phát ngôn có chứa đại từ nghi vấn “cớ răng” (vì sao) hỏi về nguyên nhân.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của (tác giả) tò mò không biết vì sao (cớ răng) “ông” – chồng của mẹ lại đồng ý (“ƣng”) cho mẹ làm công việc nguy hiểm đó.
+ Điều kiện chân thành: Nhà thơ rất tò mò muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: Nhà thơ thực hiện hành động hỏi với mong muốn mẹ Suốt giải đáp cho mình lý do của việc đó.
- Hiệu quả của hành động ở lời: Mẹ Suốt đã trả lời cho điều băn khoăn, tò mò của nhà thơ rằng vì mẹ “nói cứng” nên ông “phải xiêu”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu dùng đại từ nghi vấn “đâu”
để hỏi về phƣơng hƣớng, địa điểm, nơi chốn
Ví dụ 25:
Một hôm lính lệ
Theo thằng quan châu Đến nhà hoạnh họe
“Con mày đi đâu?”
(Bà mẹ Việt Bắc)
- Về hình thức: Phát ngôn “Con mày đi đâu?” của “thằng quan châu” có chứa đại từ nghi vấn “đâu” – hỏi về địa điểm, nơi chốn.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là câu hỏi của “thằng quan châu” đối với “tôi” (Bà mẹ Việt Bắc).
+ Điều kiện chuẩn bị: “Thằng quan châu” đến nhà “tôi” lục soát và “nó” không biết con của “tôi” đi đâu.
+ Điều kiện chân thành: “Thằng quan châu” rất tò mò muốn biết con của “tôi” đi đâu.
+ Điều kiện căn bản: “Thằng quan châu” hỏi với mục đích “mày” (tức “tôi”) trả lời cho “hắn” câu hỏi đó.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Hành động hỏi theo kiểu “hoạnh họe” của “thằng quan châu” đƣợc phát ra, ngay lập tức đã nhận đƣợc“câu” trả lời bằng phản ứng, bởi một hành động vật lý tƣơng ứng của “tôi”, đó là “…lạnh tay lạnh chân/ Đứng trơ nhƣ đá/ Hồn bay vía bay”.
Ví dụ 26:
Ê– mi – ly, con đi cùng cha
Sau khôn lớn, con thuộc đường khỏi lạc … - Đi đâu cha? (a)
- Ra bờ sông Pô – tô – mác - Xem gì cha (b)
- Không, con ơi, chỉ có lầu ngũ giác.
(Ê – mi – ly, con …)
- Về hình thức: Phát ngôn (26a) có sử dụng đại từ nghi vấn “đâu” – hỏi về địa điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của con (Ê – mi – ly ) với “cha” của mình.
+ Điều kiện chuẩn bị: Ê – mi – ly không biết “cha” dẫn mình đi đâu và Ê – mi – ly tin cha có thể trả lời cho mình.
+ Điều kiện chân thành: Ê – mi – ly rất muốn biết cha sẽ dẫn mình đi đâu. + Điều kiện căn bản: Ê – mi – ly thực hiện hành động hỏi với mong muốn “cha” trả lời cho mình biết mình sẽ đƣợc cha dẫn đi đâu.
- Hiệu quả ở lời của hành động: Mong muốn của Ê – mi – ly đã đƣợc thực hiện. “Cha” đã trả lời cho thắc mắc, băn khoăn của Ê – mi – ly: “Ra bờ sông Pô – tô – mac”.
Nhƣ vậy, hành động hỏi của Ê – mi – ly là một hành động hỏi trực tiếp. Ví dụ 27:
Đêm nằm hỏi mẹ: Cha đâu?
Mẹ rằng: Mau lớn, năm sau cha về…
(Chuyện em…)
Cũng với cách phân tích tƣơng tự dựa trên 4 điều kiện sử dụng hành động ở lời, có thể thấy hành động hỏi trên thỏa mãn các điều kiện hình thức và điều kiện sử dụng. Vì vậy nó là hành động hỏi trực tiếp về nơi chốn.
Ví dụ 28:
- Chú đồng chí Con ai thế nhỉ? (a)
Tuổi mười hai đuổi bướm bắt chim
- Em ở đây, bên bác Lê – nin
- Người làm việc. Cần em canh gác
- Cha em đâu? (b)
- Cha làm súng và đi liên lạc
- Và mẹ em? (c)
- Mẹ cùng anh nướng bánh, đưa đường
(Lều cỏ Lê – nin)
Mặc dù hành động hỏi trên đƣợc tƣờng thuật lại trong một “câu chuyện cũ” khi tác giả về thăm lều cỏ Lê – nin. Nhƣng theo chúng tôi, đây vẫn là một hành động hỏi trực tiếp vì nó đã thỏa mãn tất cả các điều kiện về hình thức và điều kiện sử dụng hành động ở lời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
d. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu sử dụng đại từ nghi vấn
“mấy”, “bao nhiêu” để hỏi về số lƣợng.
Ví dụ 29:
Một nong tằm là năm nong kén
Một nong kén là mấy nén tơ? (a)
Nén tơ là mấy dòng thơ
Một dòng thơ, mấy ước mơ hỡi mình! (b)
(Tằm tơ Bảo Lộc)
- Về hình thức: Phát ngôn (29a), (29b) sử dụng đại từ nghi vấn “mấy” – hỏi về số lƣợng.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Trong một lần về thăm lại Bảo Lộc, ngỡ ngàng trƣớc “một vùng dâu mới” mọc lên ở nơi đây, tác giả – chủ thể trữ tình đã thốt lên câu hỏi này. Nhƣ vậy đây là câu hỏi tác giả – chủ thể trữ tình băn khoăn tự hỏi chính mình.
+ Điều kiện chuẩn bị: Tác giả – chủ thể trữ tình – ngƣời hỏi không biết một nong kén làm đƣợc mấy nén tơ. Và nếu một “nén tơ” là “mấy dòng thơ” thì “một dòng thơ” nhƣ vậy chứa đựng “mấy ƣớc mơ”.
+ Điều kiện chân thành: Tác giả rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: Tác giả hỏi với mong muốn tìm đƣợc câu trả lời cho cảm xúc đang hiện hữu của bản thân mình.
- Hiệu quả ở lời của hành động: Vì là tự hỏi để thỏa mãn cảm xúc của bản thân, nên hiệu quả ở lời đạt đƣợc của hành động hỏi này chính là “mấy dòng thơ” chứa chan cảm xúc của tác giả.
Có thể nói, hành động hỏi (29a), (29b) dù là một lời tự hỏi và không có lời giải đáp rõ ràng nhƣng theo chúng tôi nó vẫn là hành động hỏi trực tiếp vì nó đã thỏa mãn đƣợc các điều kiện sử dụng hình thức hỏi, đích ở lời riêng (hỏi để thỏa mãn cảm xúc) của nó.
Ví dụ 30:
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi?
Hai mươi
(Mẹ Tơm)
Hành động hỏi trong ví dụ trên là một hành động hỏi trực tiếp vì nó đã thỏa mãn tất cả các điều kiện sử dụng hành động ở lời. Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: “Tôi” đã đƣợc Nhiều trả lời. “Em” nói rằng em đã “hai mƣơi”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
d. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu thƣờng sử dụng từ nghi
vấn “bao giờ” để hỏi về khoảng thời gian.
Ví dụ 31:
Tôi đã đến Ra – ven cổ kính
Buổi hoàng hôn, nghe tiếng chuông đưa Bên mộ Đăng – tơ, hỏi người xưa bạc mệnh: Kiếp tài hoa đày đọa đến bao giờ? (a)
Có phải chăng, cùng nỗi xót thương, Bai - rơn đến giam mình trong ngục sắt. (b)
Để lại cho mai sau những câu thơ ai oán căm thù!
(Rôm, hoàng hôn)
- Về hình thức: Phát ngôn (31a) có chứa đại từ nghi vấn “bao giờ” – hỏi về thời gian.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là câu hỏi của “tôi” (tác giả) đối với ngƣời đã khuất (Đăng – tơ, một họa sĩ lớn ở Vơ - ni - dơ thời kỳ Phục hƣng).
+ Điều kiện chuẩn bị: Đến Ra – ven cổ kính vào một buổi hoàng hôn, đến thăm mộ Đăng – tơ “ngƣời xƣa bạc mệnh”, “tôi” không biết “kiếp tài hoa của Đăng – tơ bị cuộc đời “đày đọa đến bao giờ?”.
+ Điều kiện chân thành: “Tôi” rất muốn biết cuộc đời tài hoa của Đăng – tơ đã bị “đày đọa” nhƣ thế nào và nó kết thúc “bao giờ”.
+ Điều kiện căn bản: “Tôi” thực hiện hành động hỏi với hy vọng “ngƣời xƣa bạc mệnh” – ngƣời đang nằm dƣới mộ kia có thể trả lời cho mình. Nhƣng ngƣời dã chết rồi làm sao có thể trả lời đƣợc. Hiệu lực ở lời của hành động vì thế bị bỏ ngỏ. Nói đúng hơn, chính bản thân ngƣời hỏi lại tự tìm câu trả lời cho chính mình – câu trả lời mang sắc thái tu từ:“Có phải chăng, cùng nỗi xót thƣơng, Bai – rơn đến giam mình trong ngục sắt”.
Mặc dù vậy chúng tôi vẫn coi đây là một thành động hỏi trực tiếp, bởi lẽ theo chúng tôi, trong thực tế giao tiếp, có những hành động hỏi chân chính, đúng mục đích, đúng với điều kiện sử dụng và hình thức thể hiện, song không phải lúc nào ngƣời hỏi cũng đạt đƣợc hiệu quả ở lời mong muốn. Có thể là do ngƣời nghe, ngƣời đƣợc hỏi không phải lúc nào cũng có đủ tri thức nền, sự hiểu biết để có thể trả lời. Cũng có trƣờng hợp ngƣời đƣợc hỏi không còn khả năng trả lời (không tồn tại).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phải chăng lúc đó sự im lặng để ngƣời hỏi tiếp tục phán đoán, suy diễn có lẽ cũng là một hiệu quả ở lời của hành động hỏi?
Ví dụ 32:
Em đi với chiếc thuyền không
Khi mô vô bến rời dòng dâm ô (a)
Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục giày vò năm canh (b)
Tình ôi gian dối là tình