Trong tiếng Việt, khi muốn thực hiện một hành động hỏi, chúng ta thƣờng sử dụng các cặp phụ từ nhƣ: “có ... (hay) không”, “có phải … (hay) không”, “đã …(hay) chưa”, “rồi … (hay) chưa, không, xong … chưa, xong chưa …v..v…
Chúng tôi thống kê đƣợc trong thơ Tố Hữu có 17 hành động hỏi chứa phƣơng tiện là các phụ từ nghi vấn chiếm 15,7% trên tổng số hành động hỏi trực tiếp).
Về cơ bản, những hành động hỏi trực tiếp, sử dụng phƣơng tiện là các phụ từ nghi vấn trong thơ Tố Hữu cũng mang những nét đặc trƣng của các câu hỏi sử dụng phụ từ nghi vấn trong tiếng Việt nói chung. Cụ thể:
a. Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu dùng các cặp phụ từ: “có (hay)
không” “có … không/ phải không”… để khẳng định hay phủ định một sự vật,
hiện tƣợng nào đó.
Ví dụ 36:
(Chào anh bộ đội hành quân!) Đêm nay có định dừng chân nơi nào? (- Giặc đang bắn chết đồng bào Phải mau đến đó, phải vào tận kia!)
(Đƣờng vào)
Trong đoạn thơ trên, phát ngôn trên của “ta” (tác giả - chủ thể trữ tình) cũng là một hành động hỏi trực tiếp. Bởi lẽ:
- Về hình thức: Phát ngôn của “ta” có chứa một vế của cặp phụ từ nghi vấn
“có… không” – hỏi về tính khẳng định hay phủ định của một sự việc, hiện tƣợng.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “ta” (tác giả - chủ thể trữ trình) đối với “anh” (anh bộ đội hành quân).
+ Điều kiện chuẩn bị: “Ta” không biết “anh” bộ đội hành quân “đêm nay có định dừng chân nơi nào”.
+ Điều kiện chân thành: “Ta” rất muốn biết dự định (/kế hoạch) của anh bộ đội (“cóđịnh dừng chân nơi nào”) trong đêm nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điều kiện căn bản: “Ta” thực hiện hành động hỏi với mong muốn anh bộ đội trả lời cho “ta” câu hỏi đó.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi:
Mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của “ta” (tác giả) đã đƣợc thỏa mãn bởi câu trả lời của anh bộ đội:
Giặc đang bắn chết đồng bào Phải mau đến đó, phải vào tận kia!
Miền Nam đang bị giặc bắn phá, biết bao đồng bào đang bị kẻ thù bắn chết. Vì thế, “đêm nay” chúng tôi không dừng chân nơi nào cả. Nơi dừng chân của chúng tôi chính là nơi đồng bào đang sống trong cảnh rên xiết lầm than – nơi ấy Miền Nam.
Ví dụ 37:
Trong lầu son lộng lẫy Phe phẩy quạt ngà xinh Nghe không ngươi huyết chảy
Trên đường sắt Đông Kinh?
(Đông Kinh nhuộm máu)
Với cách phân tích tƣơng tự nhƣ với các ví dụ trên, căn cứ vào các điều kiện sử dụng hành động ở lời, phát ngôn hỏi trên hoàn toàn thỏa mãn điều kiện của một hành động ở lời trực tiếp. Tuy nhiên, đặt trong chỉnh thể bài thơ, ngƣời đọc vẫn cảm nhận đƣợc thái độ tố cáo, lên án của tác giả trƣớc thái độ lạnh lùng, vô cảm của Nhật Hoàng trƣớc sự sống chết của biết bao ngƣời dân.
Ví dụ 38:
Châu Ro ơi, xa rừng quê núi cũ
Tù nơi đây buồn lắm phải không anh?
(…)
Anh nhìn tôi, đau đớn, rồi thầm thì: “Tôi nhớ lắm, chui cha, tôi nhớ lắm!”
(Châu Ro)
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn “Tù nơi đây buồn lắm phải không anh?” có sử dụng phụ từ nghi vấn “phải không” – hỏi để khẳng định/ phủ định về điều tác giả phỏng đoán: “Tù tới đây buồn lắm” có đúng hay không.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hởi của “tôi” (tác giả) đối với Châu Ro (một ngƣời Thƣợng già, ngƣời bạn tù của tác giả, ngƣời tác giả gọi là “anh”).
+ Điều kiện chuẩn bị: Cùng bị tù ở Lao Bảo, “tôi” đoán “anh” (Châu Ro) rất nhớ nhà. “Tôi” không biết điều phỏng đoán của mình có đúng hay không?
+ Điều kiện chân thành: “Tôi” rất muốn biết tâm trạng của Châu Ro nhƣ thế nào, có phải anh nhớ nhà lắm nhƣ “tôi” đoán hay không.
+ Điều kiện căn bản: “Tôi” thực hiện hành động hỏi với mong muốn Châu Ro có thể trả lời, chia sẻ tâm sự với mình.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: Sự băn khoăn của “tôi” đã đƣợc “anh” (Châu Ro) giải đáp: “Tôi nhớ lắm, chui cha, tôi nhớ lắm!”.
Nhƣ vậy, hành động hỏi có dùng phụ từ nghi vấn của “tôi” trên đây là một hành động hỏi trực tiếp.
Ví dụ 39:
Sáng hè, sương mỏng giăng tơ Con ngồi với mẹ, bên bờ nghĩa trang Thoảng nghe trong gió mơ màng
Bâng khuâng mẹ hỏi: “Xóm làng còn không?”
(Nghe cu cƣờm gáy)
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn “Xóm làng còn không?” chứa một vế của cặp phụ từ nghi vấn “có … không” – hỏi nhằm khẳng định/phủ định về một sự việc.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “mẹ” đối với “con” (tác giả).
+ Điều kiện chuẩn bị: “Mẹ” không biết xóm làng mình có còn hay không hay đã bị quân giặc chiếm mất rồi.
+ Điều kiện chân thành: “Mẹ” rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: “Mẹ” thực hiện hành động hỏi vì mẹ biết “con” biết điều đó và có thể trả lời cho “mẹ”.
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: “Con” đã trả lời câu hỏi của “mẹ” rằng:
Mẹ ơi! Lụt phố, lụt đồng
Trôi nhà, trôi cửa, mà lòng chẳng trôi.
Chúng ta biết, hành động hỏi trên của mẹ là một hành động đƣợc thực hiện trong tƣởng tƣợng của tác giả (mẹ của Tố Hữu mất khi ông mới 12 tuổi) – khi tác giả trở về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thăm mộ mẹ. Nhƣng theo chúng tôi, nó vẫn là hành động hỏi trực tiếp vì nó đã thỏa mãn các điều kiện sử dụng, giữa hình thức hỏi và đích ở lời phù hợp với nhau.
Cùng với cách phân tích dựa trên các điều kiện sử dụng hành động ở lời, có thể thấy các hành động có sử dụng phụ từ nghi vấn (có … không) dƣới đây cũng là các hành động hỏi trực tiếp.
Ví dụ 40:
Không ngủ nhưng mà thức với ai Anh lim dim đôi mắt rát cay hoài Nghĩ gì không biết sau đôi mí Anh có buồn không anh lính ơi?
(Ngƣời lính đêm) Ví dụ 41:
Anh có nghe thấy không
Ơi người anh Vệ quốc?
(Cá nƣớc)
b. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu dùng cặp phụ từ “đã
…(hay) chưa” để hỏi về một việc, một hiện tƣợng đã/ chƣa xảy ra hay không
xảy ra.
Ví dụ 42:
Chúng bay cười? (a)
- Đến giờ chưa đồng chí? (b)
Năm phút nữa? (c) Sao mà lâu thế nhỉ!
Anh pháo binh anh còn đợi chờ gì? (d)
(Bắn!) - Về dấu hiệu hình thức:
Trong đoạn hội thoại trên đây, phát ngôn (42b) mang dấu hiệu hình thức của một câu hỏi với việc sử dụng một vế của cặp phụ từ nghi vấn “(đã) … chưa” – hỏi về việc chƣa xảy ra: (đã) đến giờ chƣa.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “tôi” đối với anh pháo binh.
+ Điều kiện chuẩn bị: “Tôi” cùng các đồng chí pháo binh chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào trại đồn của địch. Trong lúc chờ đợi, “tôi” nhớ tới những tội ác mà quân địch đã gây ra:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bao đồng chí của ta bay đã giết
Chặt đầu cắm cọc phơi khô Chị em ta bay căng thịt lõa lồ Con em ta bay quẳng thân vào lửa Lúa ngô ta bay cướp về cho ngựa Xóm làng ta, bay đốt cháy tan hoang!
và tự hỏi “chúng bay cƣời” (chúng bay còn cƣời đƣợc ƣ?) rồi quay sang hỏi đồng chí pháo binh “Đến giờ chƣa đồng chí?” vì tôi không biết đã đến giờ có thể tấn công vào trại đồn địch, giết chết lũ giặc hung tàn ấy chƣa.
+ Điều kiện chân thành: “Tôi” không biết đã đến giờ phản công hay chƣa. + Điều kiện căn bản: “Tôi” hỏi anh pháo binh vì “tôi” chắc chắn anh có thể trả lời cho mình. Và anh pháo binh đã trả lời “tôi” là “Năm phút nữa”.
Nhƣ vậy, hành động hỏi (42b) là một hành động hỏi trực tiếp. Ví dụ 43:
Các em ơi, đã học chưa?
Các anh dựng cho em trường mới nữa
(Ta đi tới)
- Về hình thức: Phát ngôn trên đây có sử dụng cặp phụ từ nghi vấn “đã … chưa” hỏi về việc đã/chƣa/ không xảy ra.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “anh” đối với “các em”. + Điều kiện chuẩn bị: “Anh” không biết các em “đã học hay chƣa”.
+ Điều kiện chân thành: “Anh” rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: “Anh” thực hiện hành động hỏi với mong muốn biết đƣợc câu trả lời.
Nhƣ vậy, phát ngôn trên là một hành động hỏi trực tiếp vì nó thỏa mãn cả về hình thức lẫn các điều kiện sử dụng hành vi ở lời: nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, căn bản.