Hành động hỏi sử dụng các tiểu từ tình thái

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 49 - 51)

Trong tiếng Việt, ngƣời ta thƣờng sử dụng các tiểu từ tình thái sau để hỏi: à,

ư, nhỉ, nhé, chắc, chăng, chứ, sao, phỏng, phải chăng,…

Ví dụ 44:

- Cậu vừa đi Hà Nội về à? - Cậu không buồn đấy chứ?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thơ Tố Hữu, chúng tôi thống kê đƣợc 5 hành động hỏi có sử dụng tiểu từ tình thái (chiếm 4,63% tổng số hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu). Về cơ bản, những hành động hỏi loại này cũng mang những nét đặc trƣng của các hành động hỏi sử dụng tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, đó là dùng để hỏi về giá trị chân lý (đúng/ sai) của toàn bộ hoặc bộ phận thông tin hoặc điều phỏng đoán (của ngƣời hỏi) nêu trong câu.

Ví dụ 45:

Rét nhiều nên ấm nắng hanh

Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?

(Bài ca mùa xuân 1961)

- Về hình thức: Phát ngôn “Rét nhiều nên ấm nắng hanh/ Đắng cay lắm mới ngọt lành đó chăng?” sử dụng tiểu từ tình thái “chăng” để hỏi về giá trị chân lý (đúng/sai) của điều phỏng đoán (của ngƣời hỏi) nêu trong phát ngôn.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của nhà thơ (tác giả) đặt ra đối với ngƣời nghe (ngƣời đọc).

+ Điều kiện chuẩn bị: “Tôi” (nhà thơ) không biết điều phỏng đoán của mình có đúng hay không.

+ Điều kiện chân thành: “Tôi” muốn biết điều đó.

+ Điều kiện căn bản: “Tôi” thực hiện hành động hỏi với mục đích buộc ngƣời đọc cùng suy nghĩ về vấn đề mà “tôi” phỏng đoán.

Nhƣ vậy, đây là một hành động hỏi trực tiếp. Ví dụ 46:

Đường ta đi, đẹp vô cùng

Nghìn năm luyện bước anh hùng đấy chăng?

(Đƣờng vào)

- Về hình thức: Phát ngôn trên có sử dụng tiểu từ tình thái “chăng” – hỏi về điều mình đang phỏng đoán.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của nhà thơ (chủ thể trữ tình) đối với những ngƣời chiến sĩ đang hành quân.

+ Điều kiện chuẩn bị: Trên đƣờng hành quân vào khu Bốn, từng đoàn quân đi “xôn xao nhƣ sóng trƣờng giang trùng trùng” nhà thơ không biết vì sao “con đƣờng ta đi” lại trở nên “đẹp vô cùng” nhƣ vậy. Và nhà thơ đoán rằng: Phải chăng vẻ đẹp ấy là do “nghìn năm luyện bƣớc anh hùng” mà nên?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điều kiện chân thành: Nhà thơ rất muốn biết điều phỏng đoán của mình có đúng hay không.

+ Điều kiện căn bản: Nhà thơ thực hiện hành động hỏi với mong muốn biết đƣợc liệu có ai trong số những ngƣời chiến sĩ đang hành quân kia có thể giải đáp cho điều phỏng đoán của mình hay không.

Nhƣ một nhà nghiên cứu đã từng nói: “Thơ Tố Hữu luôn luôn có tính chất gợi mở. Nó thƣờng xuyên là những câu chuyện tâm tình với ngƣời nghe, là những cuộc đối thoại với nhân vật mà tác giả miêu tả, và có khi là tác giả tự nói với chính mình”. Chúng tôi đồng ý với quan niệm trên và cho rằng, hành động hỏi trên của nhà thơ là một lời đối thoại ngầm với nhân vật mà ông miêu tả. Hiệu quả ở lời của hành động hỏi của nhà thơ vì thế chỉ là hiệu quả “ngầm” giữa tác giả và nhân vật mà tác giả miêu tả - chỉ họ mới biết đƣợc. Vì vậy, hành động hỏi trên vẫn đƣợc chúng tôi coi là hành động hỏi trực tiếp.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)