Trong tiếng Việt, khi không có các phƣơng tiện nghi vấn khác để đánh dấu về mặt hình thức thì chúng ta có thể sử dụng ngữ điệu để thể hiện một hành vi hỏi. Ngữ điệu đặc thù cho câu nghi vấn là một ngữ điệu cao và sắc dành cho trọng tâm hỏi và tùy thuộc vào vị trí của trọng tâm ấy.
Trên văn bản viết, những hành động hỏi sử dụng ngữ điệu thƣờng đƣợc thể hiện thông qua dấu hỏi (?) ở cuối câu.
Trong thơ Tố Hữu, theo chúng tôi khảo sát, hành động hỏi có đặc điểm hình thức nhƣ trên có 5 hành động (chiếm 4,63% tổng số hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu).
Ví dụ 47:
“Lão ngơ ngác nhìn tôi Rối rít: “Ồ, hay nhỉ!” Ai già nua được nghỉ Cũng no ấm trọn đời? (a)
Ai cũng có nhà cửa
Cũng sung sướng bằng nhau? (b)
Đã không ai đè đầu Làm chi có đầy tớ? (c)
Cậu bảo: Cũng không xa? (d)
- Nước Nga? (e)
- Ờ nước ấy.”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về hình thức: Các phát ngôn (47a), (47b), (47c), (47d), (47e) của “lão đầy tớ” đƣợc phát ra với một ngữ điệu cao, và trên văn bản viết chúng đƣợc đánh dấu bằng dấu hỏi (?).
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “lão đầy tớ” đối với “tôi”.
+ Điều kiện chuẩn bị: “Tôi” nói cho “lão đầy tớ” về một “xứ” mà ở đó không có áp bức bóc lột, không “đau xót lầm than”, nơi “không vua”, “không quan” “không hạng ngƣời nô lệ”, nơi lòng tham của con ngƣời bị tiêu diệt và “của cải” không phải của riêng ai mà do “Hàng triệu ngƣời thân ái/Cùng chung sức nhau làm”. Điều quan trọng là nơi đó “Ai già nua tật nguyền/ Thì cứ việc ngồi yên/ Đã sẵn tiền nuôi dƣỡng”. Khi nghe những điều nhƣ vậy, “lão đầy tớ” rất ngạc nhiên “ngơ ngác nhìn tôi”, không biết những điều “tôi” nói mà lão nghe và hiểu đƣợc :
Ai già nua được nghỉ Cũng no ấm trọn đời? Ai cũng có nhà cửa
Cũng sung sướng bằng nhau? Đã không ai đè đầu
Làm chi có đầy tớ?
có đƣợc ở một nơi “cũng không xa” là “nƣớc Nga” có đúng không, có phải là sự thật không.
+ Điều kiện chân thành: Ông “lão đầy tớ” vẫn chƣa dám tin vào những điều “tôi” vừa nói về nƣớc Nga và rất muốn biết những điều mà ông nghe đƣợc có đúng không.
+ Điều kiện căn bản: Ông “lão đầy tớ” thực hiện hành động hỏi với mong muốn “tôi” cho mình một câu trả lời chắc chắn (và “tôi” đã trả lời với ông rằng: “Ờ nƣớc ấy”).
Nhƣ vậy, qua ngữ điệu hỏi và qua các điều kiện sử dụng hành động ở lời chúng tôi khẳng định những hành động hỏi trên của ông lão đầy tớ là hành động hỏi trực tiếp.
Trên đây là 5 nhóm hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu. Chúng ta có thể lập thành bảng tóm tắt nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 1: Bảng thống kê các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu
STT
Số lần sử dụng
(lần)
Tỉ lệ % hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu (%)
Tỉ lệ % tổng số hành động hỏi trong thơ Tố Hữu
(%) 1 Hành động hỏi sử dụng đại
từ nghi vấn 79 73,15 17,95
2 Hành động hỏi sử dụng
quan hệ từ lựa chọn “hay” 2 1,85 0,45
3 Hành động hỏi sử dụng phụ từ nghi vấn 17 15,74 3,86 4 Hành động hỏi sử dụng tiểu từ tình thái 5 4,63 1,14 5 Hành động hỏi sử dụng ngữ điệu 5 4,63 1,14 2.2. Nhận xét
Qua việc phân tích, mô tả đặc điểm và cách sử dụng các hành động trực tiếp trong thơ Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy, so với hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt nói chung, hành động hỏi đƣợc sử dụng trong thơ Tố Hữu có một số điểm đáng lƣu ý sau:
2.2.1. Về phương tiện thể hiện
2.2.1.1. Giống nhƣ các hành động hỏi trong tiếng Việt nói chung, hành động hỏi trong thơ Tố Hữu cũng sử dụng các phƣơng tiện thể hiện chuyên dụng. Đó là:
- Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, bao giờ,…
- Quan hệ từ lựa chọn “hay”
- Các phụ từ nghi vấn: có…không; (có)…chăng; đã…chưa, (đã)…chưa…
- Các tiểu từ tình thái: à, ử, nhỉ, nhé, chăng,…
Trong thơ Tố Hữu, chúng tôi thấy loại hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn chiếm số lƣợng nhiều nhất. Với loại này, các đại từ nghi vấn thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất là nhóm đại từ hỏi về thực thể (ai, gì, nào). Vì là hành động hỏi trực tiếp nên việc sử dụng các đại từ nghi vấn trong thơ Tố Hữu cũng không nằm ngoài ý nghĩa phạm trù chung của việc sử dụng các loại, nhóm đại từ nghi vấn trong tiếng Việt.
Xếp sau các hành động hỏi trực tiếp sử dụng đại từ nghi vấn là các hành động hỏi trực tiếp sử dụng các phụ từ nghi vấn.
Cũng giống nhƣ tiếng Việt, các phụ từ nghi vấn đƣợc lựa chọn sử dụng trong thơ Tố Hữu khi muốn hỏi để khẳng định hay phủ định một sự vật, hiện tƣợng nào đó hoặc khi hỏi về một sự việc, một hiện tƣợng đã xảy ra, chƣa xảy ra hay không xảy ra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ 48:
Nghĩ gì không biết sau đôi mí
Anh có buồn không anh lính ơi?
(Ngƣời lính đêm)
Phát ngôn trên là một hành động hỏi trực tiếp và nó hỏi với mục đích khẳng định hay phủ định tâm trạng “có buồn không” (“có” hay “không”) của anh lính gác đêm.
Tuy nhiên, cũng có một số trƣờng hợp, phụ từ nghi vấn đƣợc dùng trong thơ Tố Hữu khi tác giả muốn hỏi về sự tồn tại hay không tồn tại của một sự việc hiện tƣợng. Chẳng hạn ở ví dụ 39:
(Sáng hè, sương mỏng giăng tơ Con ngồi với mẹ, bên bờ nghĩa trang)
Thoảng nghe trong gió mơ màng
Bâng khuâng mẹ hỏi: “Xóm làng còn không?” (Nghe cu cƣờm gáy)
Dễ nhận thấy, phát ngôn “Xóm làng còn không?” sử dụng một vế của cặp phụ từ nghi vấn “có…không” thực hiện hành động hỏi. Thông thƣờng, cặp phụ từ nghi
vấn “có…không” đƣợc dùng để hỏi khi muốn khẳng định hay phủ định một sự vật,
hiện tƣợng nào đó. Nhƣng trong trƣờng hợp này, Tố Hữu lại dùng nó để hỏi về sự tồn tại hay không tồn tại của một sự vật: “xóm làng” có “còn” hay “không còn”.
- Trong số các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu, đƣợc sử dụng ít hơn cả là các hành động hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay”; hành động hỏi sử dụng tiểu từ tình thái; hành động hỏi sử dụng ngữ điệu. Và chúng thƣờng đƣợc sử dụng khi muốn hỏi về sự lựa chọn (ví dụ 34) hỏi về điều mình đang phỏng đoán (ví dụ 46); hỏi để xác nhận thông tin (ví dụ 47)
2.2.1.2. Do đặc thù riêng trong mỗi lĩnh vực giao tiếp khác nhau, cụ thể là do sự khác nhau giữa hai lĩnh vực giao tiếp: giao tiếp trong đời sống và giao tiếp trong văn chƣơng nghệ thuật nên các phƣơng tiện thể hiện hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu cũng đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, nhiều khi không hoàn toàn đảm bảo sự chính xác về mặt hình thức. Cụ thể:
- Trong thơ Tố Hữu, ta còn thấy hiện tƣợng tỉnh lƣợc một vế trong cặp phụ từ nghi vấn dùng để hỏi. Cụ thể, cặp phụ từ nghi vấn “có…không” thƣờng bị lƣợc đi phụ từ “có”, chỉ giữ lại phụ từ “không” (ví dụ 37); cặp phụ từ nghi vấn “đã…chưa”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lƣợc nhƣ vậy, theo chúng tôi đôi khi là do yêu cầu của thể thơ bắt buộc (ở ví dụ 37 là thể thơ 5 chữ) nhƣng đôi khi chỉ đơn giản là cách nói ngắn gọn, tự do trong giao tiếp (ví dụ 47).
- Một điểm thú vị, đáng lƣu ý khi nói tới các phƣơng tiện dùng để hỏi trong các hành động hỏi trong thơ Tố Hữu đó là: đôi khi, phƣơng tiện dùng để hỏi trong thơ Tố Hữu còn chịu sự ảnh hƣởng của yếu tố phƣơng ngữ miền trung. Chẳng hạn, ở ví dụ 24:
Ghé tai mẹ hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? (Mẹ suốt)
Chúng ta thấy, phát ngôn trên sử dụng đại từ nghi vấn “cớ răng” để hỏi về nguyên nhân. Trong tiếng Việt phổ thông, “cớ răng” tƣơng đƣơng với “cớ sao”, “vì sao”. Tuy nhiên, khi lựa chọn sử dụng đại từ nghi vấn “cớ răng” để hỏi Tố Hữu đã khiến cuộc trò chuyện giƣa “tôi” (tác giả) và mẹ Suốt trở nên gần gũi, thân mật hơn. Nếu thay bằng từ “vì sao” chắc hẳn sẽ thấy tình cảm giữa “tôi” và “mẹ Suốt” xa cách đi rất nhiều. Điều này, có lẽ cũng là do Tố Hữu là một con ngƣời của miền trung nên việc sử dụng phƣơng ngữ miền trung để hỏi cũng thân thuộc, tự nhiên nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày vậy.
Nhƣ vậy, có thể thấy, các phƣơng tiện dùng để hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu về cơ bản không khác biệt mấy so với tiếng Việt. Đôi khi, tác giả có sự lƣợc bớt một vài yếu tố, hoặc sử dụng từ ngữ địa phƣơng để hỏi nhƣng ngƣời đọc vẫn có thể hiểu và cảm nhận đƣợc.
2.2.1.3. Không phải hành động hỏi nào trong thơ Tố Hữu có sử dụng các phƣơng tiện chuyên dụng (các đại từ nghi vấn, quan hệ từ lựa chọn, cặp phụ từ nghi vấn…) cũng đều là hành động hỏi trực tiếp. Trong thơ Tố Hữu không ít những hành động hỏi mang đặc điểm này nhƣng lại thể hiện mục đích hỏi gián tiếp.
Ví dụ 49:
Không rét mà sao buốt giá băng Đêm ba mươi tết, tối không trăng Lắng nghe pháo nổ ran ngoài phố Giây phút giao thừa đến đó chăng?
(Giao thừa)
- Về hình thức: Hành động hỏi “Giây phút giao thừa đến đó chăng?” sử dụng tiểu từ tình thái “chăng” – hỏi về điều ngƣời hỏi đang phỏng đoán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là lời tự hỏi của tác giả (đặt câu hỏi cho chính mình).
+ Điều kiện chuẩn bị: Đêm 30 tết, “lắng nghe pháo nổ ran ngoài phố”, tác giả (nhà thơ) không biết có phải giây phút giao thừa đã đến hay không.
+ Điều kiện chân thành: Nhà thơ rất muốn biết chắc chắn về điều đó. Vậy đây có phải là một hành động hỏi trực tiếp hay không?
Dựa vào những ƣớc định xã hội, vào “lẽ thƣờng”, ta thấy: Vào đêm 30 tết, mỗi khi đến giao thừa là chúng ta lại nổ pháo. Nhà thơ không phải không biết điều này. Biết nhƣng mà vẫn hỏi, vẫn vờ nhƣ không rõ phải chăng “giây phút giao thừa” đã đến rồi.
Nhƣ vậy, theo chúng tôi, hành động hỏi này của tác giả nhằm bộc lộ cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến, có chút mơ hồ của tác giả vào thời khắc giao thừa. Bởi vậy, đó là hành động hỏi gián tiếp (hỏi – bộc lộ).
Trong một hoàn cảnh khác, hành động hỏi có chứa quan hệ từ lựa chọn
“hay” lại không thực hiện đích ở lời “hỏi” mà là để bộc lộ. Chẳng hạn:
Ví dụ 50:
Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước ra rồi?
(Mẹ Tơm)
- Về hình thức: Phát ngôn “Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trƣớc/ Hay biển đau xƣa rút nƣớc ra rồi?” có sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay” – hỏi về sự lựa chọn: Đoạn đƣờng cát bỏng mà “tôi” đang đi là do “sóng bồi thêm bãi trƣớc” hay là do “biển đau xƣa rút nƣớc”.
- Về điều kiện của hành động ở lời :
+ Đây là hành động hỏi của “tôi” – tác giả (chủ thể trữ tình). + “Tôi” không biết câu trả lời.
+ “Tôi” mong muốn có đƣợc câu trả lời.
+ “Tôi” thực hiện hành vi hỏi với mong muốn mình có thể tìm ra lời đáp. Có thể thấy, phát ngôn trên của “tôi” thỏa mãn cả 4 điều kiện sử dụng hành vi ở lời: nội dung mệnh đề, chuẩn bị, chân thành, căn bản. Nhƣng nó có phải là hành động hỏi trực tiếp hay không?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về lại Hanh Cát, Hanh Cù – làng ven biển Hậu Lộc, Thanh Hóa – quê hƣơng của mẹ Tơm – ngƣời đã nuôi giấu “tôi” và những ngƣời anh em trốn tù về hoạt động cách mạng sau một năm đi xa vào “một buổi trƣa, nắng dài bãi cát” trong lòng ngƣời trở lại không khỏi bồi hồi, xúc động. Lại đƣợc bƣớc trên “đoạn đƣờng xƣa, cát bỏng lƣng đồi” sau 19 năm dài đằng đẵng, cảm giác nhƣ mọi vật đã không còn nguyên vẹn nhƣ thuở ban đầu. Vẫn là đoạn đƣờng xƣa nhƣng trong tâm trí của ngƣời trở lại, dƣờng nhƣ đã có những đổi thay. Và “tôi” băn khoăn tự hỏi, cảm giác đổi thay đó về con đƣờng xƣa có phải do nó bị “sóng bồi thêm bãi trƣớc” hay là do “biển đau xƣa rút nƣớc ra rồi”.
Có thể nói kiểu cấu trúc câu hỏi có từ cảm thán ở đầu câu đã khiến hành động hỏi chứa nó (tức hành động hỏi sử dụng phƣơng tiện câu hỏi có đặc điểm trên) trở thành hành động hỏi nhƣng thực chất không cần(/ không hƣớng tới mục đích) tìm câu trả lời. Mục đích hỏi của “tôi” ở đây chỉ nhằm bộc lộ tâm trạng ngỡ ngàng, bồi hồi, xúc động, không tin vào những điều mình đang đƣợc cảm nhận khi đƣợc về lại “quê hƣơng”.
Nhƣ vậy, dựa vào điều kiện sử dụng hành động ở lời, dựa vào ngữ cảnh và cấu trúc của phƣơng tiện mà hành động hỏi trên là hành động hỏi gián tiếp (hỏi – bộc lộ).
Ví dụ 51:
Hỡi Tùng Tỉnh, tên cướp lùn ngạo mạn
Chương trình mi ba tháng đã xong chưa?
(Song thất)
- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên sử dụng cặp phụ từ nghi vấn “đã … chưa” – hỏi về một sự vật, hiện tƣợng đã xẩy ra.
Phát ngôn trên là lời tác giả hỏi Tùng Tỉnh (tên tƣớng Nhật Bản), lại sử dụng cặp phụ từ nghi vấn “đã … chưa”, vì vậy nó mang dáng dấp của một hành động hỏi trực tiếp. Nhƣng thực chất nó có phải là một hành động hỏi trực tiếp hay không?
Căn cứ vào ngữ cảnh: Ngày 7/7/1937, quân Nhật mở màn kế hoạch xâm lƣợc Trung Quốc, chúng mang giấc mơ “kiêu hãnh” về “những ngày ghê gớm”:
Mà bao nhiêu thành quách đổ tan tành Mà sông hồ, đồng núi với sinh linh Bốn trăm triệu của Trung Hoa dân quốc Dưới gót sắt, phải nghiêng mình khuất phục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chúng những tƣởng với “sức mạnh oai hùng súng đạn” của đế chế Nhật Hoàng – “chúa tể của Phƣơng Đông”, chúng sẽ “bừa tan Hoa Bắc”, “xé Hoa Trung” “đốt luôn cả Hoa Nam” trong chớp nhoáng. Nhƣng những toan tính, mƣu đồ xâm lƣợc của chúng đã thất bại thảm hại trƣớc “khối tinh thần sắt đá” “quyết không lùi một bƣớc, quyết không hòa” của dân tộc Trung Hoa:
Thấy chưa mi, cả Trung Hoa đoàn kết Đã xô nhào ác mộng của loài mi Đã đào sâu, ngăn cản bước mi đi Một huyệt mả chôn loài mi tất cả!
Đặt phát ngôn trên trong hoàn cảnh nhƣ vậy, chúng tôi hiểu tác giả thực hiện hành động hỏi không phải vì muốn nhận đƣợc câu trả lời về kế hoạch xâm lƣợc, thôn tính Trung Hoa của Nhật Hoàng trong vòng 3 tháng đã xong hay chƣa (bởi cả nguyên nhân và kết quả của vấn đề đề cập đến trong hành động hỏi của mình, tác giả đã biết rất rõ). Mục đích của tác giả khi thực hiện hành động hỏi này chính là để bộc lộ thái độ khinh thƣờng, chế giễu, cƣời cợt đối vói sự “ngạo mạn” của tên tƣớng Nhật Bản khi đƣa ra kế hoạch “giày đạp Trung Hoa” trong vòng 3 tháng để rồi nhận lại sự thất bại thảm hại, nhục nhã.
2.2.2. Về kiểu câu
Về cơ bản, tiếng Việt nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng đều dùng kiểu câu có