Nhƣ đã trình bày ở 1.2.1, hành động hỏi là hành động sử dụng phát ngôn hỏi (câu hỏi) để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau, vì vậy, điểm khác nhau cơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản, dễ nhận thấy giữa câu hỏi và hành động hỏi là: Câu hỏi là một trong những phƣơng tiện để thực hiện hành động hỏi.
Vấn đề đặt ra là nội hàm và tính chất của câu hỏi và hành động hỏi có mối quan hệ với nhau nhƣ thế nào?
Trƣớc hết, phải khẳng định rằng, các thuật ngữ “hành động hỏi” và “câu hỏi” không đồng nhất. Khi nói đến câu hỏi là chúng ta nói đến loại câu đƣợc xác lập khi phân loại câu theo mục đích nói (đƣợc phân biệt với các loại câu khác trong tiếng Việt nhƣ: câu cảm thán, câu trần thuật…)
“Câu hỏi” là một khái niệm thuộc về cú pháp học, mang tính khái quát ở dạng thức, chƣa đƣợc gắn với thực tế giao tiếp. Trái lại, “hành động hỏi” là một khái niệm thuộc về ngữ dụng học, gắn với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Bởi vì, trong quá trình tham gia vào hoạt động giao tiếp, để đạt đƣợc mục đích giao tiếp một cách hiệu quả nhất, ngƣời nói tùy vào đối tƣợng, hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng phát ngôn cho phù hợp. Ngƣời ngƣời có thể dùng câu hỏi trực tiếp hay câu hỏi gián tiếp để thể hiện hành động hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ 18: (Học sinh đi học muộn, xin vào lớp, cô giáo có thể sử dụng các câu hỏi sau:)
- Sao em đến muộn thế? (hỏi – nhắc nhở)
- Em ngủ quên à? (hỏi – nhắc nhở)
- Bây giờ là mấy giờ rồi? (hỏi – trách/ phê bình)
Về nội dung, chỉ có hành động hỏi trực tiếp và câu hỏi giống nhau vì chúng đều thể hiện ý muốn của ngƣời nói – yêu cầu ngƣời nghe cung cấp thông tin mà ngƣời nói chƣa biết/ cần biết.
Về cấu trúc, hành động hỏi trùng với mô hình câu hỏi.