Hành động hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay”

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 43 - 45)

Quan hệ từ “hay” là quan hệ từ đƣợc dùng trong câu nghi vấn để hỏi về sự lựa chọn, hoặc chấp nhận cả, hoặc bác bỏ cả.

Ví dụ 33:

(a) – Anh thích xem phim hay nghe nhạc? (b) – Cậu đi chợ hay mình đi chợ?

(c) – Chiều nay phải nộp luận văn hay sáng mai?

Theo số liệu thống kê của chúng tôi, trong thơ Tố Hữu, chúng tôi thống kê đƣợc hành động hỏi sử dụng quan hệ từ lựa chọn “hay” đƣợc sử dụng đúng mục đích rất ít, chỉ có 2 hành động (tƣơng ứng với tỷ lệ 1,85% hành động hỏi trực tiếp, 0,45 % tổng số hành động hỏi trong thơ Tố Hữu).

Ví dụ 34:

(Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi Gục đầu thổn thức trong bàn tay …) Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này?

(Vú em)

- Về hình thức: Phát ngôn trên có chứa quan hệ từ “hay” – hỏi về sự lựa chọn: tất cả những “thảm sầu” của “nàng” (Vú em) phải chịu đựng khi phải bỏ lại con mình cho ngƣời khác nuôi còn mình thì phải đi làm vú em; khi đau khổ nhớ con, lo lắng cho con là do “số phận” của nàng là do “chế độ” mang lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của ngƣời kể - tác giả đối với “bạn” – những ngƣời đƣợc nghe kể hoặc đƣợc chứng kiến cảnh ngộ của “nàng”.

+ Điều kiện chuẩn bị: Tác giả không biết nguồn cội “thảm sầu” kia của ngƣời vú em là do số phận của nàng hay là do chế độ xã hội đƣa đến.

+ Điều kiện chân thành: Tác giả - ngƣời kể câu chuyện của “nàng” vú em rất muốn biết điều đó.

+ Điều kiện căn bản: Tác giả - ngƣời kể câu chuyện thực hiện hành động hỏi với mong muốn “bạn” có thể trả lời cho mình “nguồn thảm sầu” nhƣ “nàng” vú em kia là do đâu: “số phận” hay “chế độ”.

Vậy hành động hỏi trực tiếp này thực chất là để thức tỉnh, tìm ra nguồn gốc thực sự của những nỗi “thảm sầu” trong cuộc sống thông qua một dẫn chứng, một hoàn cảnh, một cảnh ngộ cụ thể của nàng vú em.

Ví dụ 35:

Đêm nay trăng lặn cuối tuần

Còn thu hay đã lạnh dần hết thu?

(Đƣờng vào)

- Về hình thức: Phát ngôn trên đây của chủ thể trữ tình (tác giả) có chứa quan hệ từ “hay” – dùng để hỏi về sự lựa chọn: trời “còn thu” hay đã “hết thu”.

- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của chủ thể trữ tình. + Điều kiện chuẩn bị: Trên đƣờng vào khu Bốn, vào một đêm “trăng lặn cuối tuần”, ngƣời đi – chủ thể trữ tình băn khoăn không biết lúc này đang còn là mùa thu hay đã “hết thu” rồi vì đã cảm nhận thấy “gió se man mác sƣơng mù” nhƣng lại nghe “nóng rực chiến khu rộn ràng”.

+ Điều kiện chân thành: Chủ thể trữ tình – tác giả – ngƣời đi rất muốn biết không gian, thời gian lúc này đang là mùa thu hay đã hết thu rồi.

+ Điều kiện căn bản: Vì băn khoăn, chƣa rõ điều mình cảm nhận đƣợc là nhƣ thế nào, lựa chọn đáp án nào mới đúng, nên “ta” thực hiện hành động hỏi với mong muốn có ai đó có thể trả lời cho “ta” là “còn thu” hay đã “hết thu” – tức là lựa chọn một trong hai khả năng mà “ta” không rõ.

Mặc dù hành động hỏi này bộc lộ sự băn khoăn trƣớc những điều mà chủ thể trữ tình cảm nhận đƣợc nhƣng rõ ràng các điều kiện dùng của hành động ở lời – đặc biệt là điều kiện chân thành và điều kiện căn bản của hành động hỏi trên vẫn hƣớng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đến mục đích ở lời là cần câu trả lời (dựa trên 2 khả năng mà chủ thể đã lựa chọn) nên chúng tôi mạnh dạn xếp loại hành động hỏi này vào loại hoạt động hỏi trực tiếp. Kiểu hành động hỏi mang đặc điểm này khá phổ biến trong thơ Tố Hữu.

Một phần của tài liệu Hành động hỏi trong thơ Tố Hữu luận án thạc sĩ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)