1.4.2.1. Lí thuyết lịch sự của Lakoff và Leech R.Lakoff nêu ba quy tắc lịch sự:
Thứ nhất: quy tắc lịch sự quy thức (gọi là quy tắc không đƣợc áp đặt). Quy tắc này thƣờng dùng trong nghi lễ, ngoại giao. Đây là quy tắc khi giao tiếp không quan tâm đến quan điểm, đặc điểm riêng tƣ của cá nhân nhƣ sở thích, gia đình… Thực hiện theo quy tắc này bắt buộc phải sử dụng lời nói nhã nhặn, ngôn ngữ toàn dân, không dùng ẩn ý, tránh dùng từ ngữ quá tình cảm.
Thứ hai: quy tắc lịch sự phi chính thức (dành cho ngƣời đối thoại lựa chọn), là quy tắc dùng trong giao tiếp thông thƣờng. Đối với quy tắc này, ngƣời nói muốn ngƣời nghe tán đồng quan điểm hay hành động theo mình thì buộc ngƣời nói phải sử dụng ngôn từ làm sao cho ngƣời nghe không buộc phải nhận ra ý định của mình. Với yêu cầu này, ngƣời nói phải trình bày một cách mơ hồ về ngữ dụng để ngƣời nghe có thể lảng tránh hay từ chối. Quy tắc này thƣờng dùng trong trƣờng hợp các vai giao tiếp không có quan hệ xã hội gần gũi.
Thứ ba: là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình (gọi là quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè), thƣờng dùng trò chuyện thân mật suồng sã. Quy tắc này thích hợp với những trƣờng hợp nhƣ: bạn bè thân, vợ chồng. Vì thế trái với hai quy tắc trên, với quy tắc này ngƣời nói không những không phải dùng cách nói ẩn ý mà còn phải quan tâm, tin cậy bộc lộ tình cảm chân thành nhất của mình để bày tỏ quan điểm.
Quy tắc lịch sự của G.Leech:
Theo G.Leech nguyên tắc đảm bảo phép lịch sự là tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những lối nói lịch sự. Ông đề ra các phƣơng châm giao tiếp lịch sự sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phƣơng châm khéo léo: giảm tối thiểu bất lợi và tăng tối đa ích lợi cho ngƣời nghe. Phƣơng châm rộng rãi: tăng tối đa lợi ích cho ngƣời và tăng nhiều tổn thất cho ta. Phƣơng châm tán thƣởng: sử dụng hình thức khen ngợi và hạn chế chê bai đối tƣợng giao tiếp.
Phƣơng châm khiêm tốn: không nên quá khen mình và cần phải tự chê mình. Phƣơng châm tán đồng: cần phải có ý kiến tán thƣởng, đồng ý với ý kiến của họ và tránh bất đồng ý kiến.
Phƣơng châm thiện cảm: giảm thiểu ác cảm và tăng mối thiện cảm giữa ta và ngƣời.
So sánh lí thuyết lịch sự của Lakoff và G.leech có thể thấy: quy tắc lịch sự Lakoff bắt buộc ngƣời nói phải hƣớng đến đối tƣợng giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp. Còn phƣơng châm hội thoại lịch sự của G.Leech thì chú ý đến cả đối tƣợng ngƣời nói và ngƣời nghe. Mức độ lịch sự của Leech chuyên dụng cho hành vi ở lời nhất định và phải phụ thuộc vào ba nhân tố: bản chất của hành vi, hình thức ngôn từ của hành vi, mức độ quan hệ giữa đối tƣợng giao tiếp.
1.4.2.2. Lý thuyết lịch sự của Brown và Levinson
Brown và Levinson xây dựng lý thuyết của mình dựa trên khái niệm thể diện của Goffman. Hai ông đã định nghĩa thể diện: “hình ảnh – về – ta công cộng mà
mỗi thành viên (trong xã hội – ĐHC) muốn mình có được” [6, 264]. Định nghĩa này
đƣợc Yule giải thích “thể diện là hình ảnh – về – ta công cộng của một con người. Nó chỉ cái nghĩa cảm xúc và xã hội về ta mà mỗi người có và mong muốn người khác phải thừa nhận” [41, 264].
Thể diện gồm hai loại: thể diện âm tính và thể diện dƣơng tính. Thể diện âm tính là tự do hành động và từ chối theo ý của mình mà không bị can thiệp. Thể diện dƣơng tính là tự khẳng định mình, mong muốn ngƣời khác tán thƣởng tôn trọng, đánh giá cao về mình. Hai thể diện này không tách biệt nhau mà chúng luôn bổ sung cho nhau, nếu vi phạm thể diện âm tính thì cũng làm mất thể diện dƣơng tính và ngƣợc lại.
Brown và Levinson cũng chỉ ra những hành động ngôn ngữ có tiềm ẩn khả năng làm mất thể diện và gọi chúng là các hành vi đe dọa thể diện. Có 4 loại hành vi:
- Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời nghe nhƣ: ra lệnh, đe dọa. - Hành vi đe dọa thể diện dƣơng tính của ngƣời nói nhƣ: thú nhận, xin lỗi, cảm ơn. - Hành vi đe dọa thể diện âm tính đối với ngƣời nghe nhƣ: phê bình, trách mắng, phàn nàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hành vi đe dọa thể diện âm tính đối với ngƣời nói nhƣ: hứa hẹn, biếu tặng, chấp nhận yêu cầu.
Trong mỗi cuộc hội thoại đều tiềm ẩn hành vi đe dọa thể diện vì thế lịch sự trong giao tiếp là điều phối các thể diện và cứu vãn thể diện. Không muốn trong giao tiếp có đụng độ thì nhân vật giao tiếp cần có chiến lƣợc lịch sự. Brown và Levinson cho rằng cần dựa vào thông số: quyền lực, khoảng cách, mức độ trầm trọng của các hành vi đe dọa thể diện để đánh giá đƣợc mức độ đe dọa thể diện. Khi đánh giá đƣợc mức độ hiệu lực đe dọa thể diện thì ta sẽ tìm cho mình chiến lƣợc lịch sự phù hợp với mục đích giao tiếp.
Theo Brown và Levinson, có các chiến lƣợc lịch sự cơ bản sau:
+ Lịch sự âm tính (phép lịch sự tiêu cực): hƣớng vào thể diện âm tính của ngƣời nghe. Với phép lịch sự này cần giảm nhẹ hay né tránh làm phƣơng hại đến ngƣời tiếp nhận.
+ Lịch sự dƣơng tính (phép lịch sự tích cực): hƣớng vào thể diện dƣơng tính của ngƣời tiếp nhận. Với phép lịch sự này, ngƣời nói tôn vinh, đề cao thể diện của đối tƣợng giao tiếp.
Lý thuyết lịch sự của các tác giả trên có một số điểm khác nhau nhƣng đều thống nhất rằng lịch sự chính là cách thức mà ở đó ngƣời nói dùng nó để đƣa vào hoạt động giao tiếp nhằm đạt hiệu quả trong giao tiếp.
1.4.3. Những điểm cần lưu ý về lịch sự trong hành động hỏi
Nhƣ chúng ta biết, đại bộ phận các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại tới thể diện (cả của ngƣời nói và ngƣời nghe). Và hành động hỏi cũng không phải là một ngoại lệ.
Khi hành động hỏi đƣợc thực hiện, thông thƣờng nó sẽ xâm phạm tới không gian, thời gian tự do của ngƣời nghe, ngƣời nhận. Có những hành động hỏi không đúng lúc, đúng chỗ nhƣng vẫn buộc ngƣời nghe, ngƣời nhận phải tạm ngừng công việc, tạm ngừng suy nghĩ, thậm chí tạm dừng cả nghỉ ngơi để trả lời. Nhiều khi, có những câu hỏi tò mò về những vấn đề riêng tƣ khiến ngƣời nghe lâm vào cảnh khó xử.
Ví dụ: (Biết tin bạn mình mới chuyển sang vị trí công tác mới tốt hơn, Lan tò mò hỏi:)
- Thế ở đấy (/công ty mới) người ta trả cho cậu bao nhiêu tiền một tháng?
Ở trong hoàn cảnh trên, khi hành động hỏi đƣợc thực hiện, ngƣời hỏi đã đe dọa tới thể diện của ngƣời nghe, bởi lẽ cho dù là bạn bè nhƣng nếu không phải là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bạn bè thân thiết thì hỏi về thu nhập cũng sẽ khiến cho ngƣời tiếp nhận câu hỏi cảm thấy bị xâm phạm tới quyền riêng tƣ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hành động hỏi cũng đẩy ngƣời nghe vào tình huống bị đe dọa thể diện.
Ví dụ 19:
Nhắc nhở là một hành động có khả năng đe dọa tới thể diện của ngƣời tiếp
nhận. Tuy nhiên, khi đƣợc thể hiện dƣới hình thức của một hành động hỏi, nó giúp ngƣời tiếp nhận cảm thấy dễ chấp nhận và ít bị đe dọa tới thể diện hơn. Chẳng hạn, trong hoàn cảnh: Học sinh đi học muộn, xin vào lớp, cô giáo có thể nhắc nhở:
- Lần sau em nhớ đừng đi học muộn nữa.
Nhƣng thay vì nhắc nhở trực tiếp, thẳng thừng nhƣ vậy, cô giáo lại hỏi:
- Em ngủ quên à?
Rõ ràng hành động hỏi của cô giáo trong trƣờng hợp này nhằm mục đích nhắc nhở. Nhƣng sử dụng hành động hỏi để biểu thị hành động nhắc nhở, cô giáo đã đảm bảo đƣợc tính lịch sự trong giao tiếp, đó là đã hạn chế tới mức thấp nhất khả năng làm mất thể diện của ngƣời nghe.
Thơ Tố Hữu sử dụng rất nhiều hành động hỏi, kể cả hành động hỏi trực tiếp và hành động hỏi gián tiếp. Vấn đề đặt ra là nhà thơ đã làm gì để hạn chế khả năng làm tổn hại tới thể diện khi thực hiện các hành động hỏi đó? Vận dụng lý thuyết lịch sự vào việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn tìm ra cách mà Tố Hữu đã sử dụng các hành động hỏi để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
* Tiểu kết
Hành động hỏi là một vấn đề ngôn ngữ cụ thể có liên quan đến lý thuyết về hành động ngôn ngữ, phép lịch sự trong giao tiếp...v.v… “Hành động hỏi” và “câu hỏi” là những thuật ngữ quan trọng cần đƣợc xác định rõ ràng bởi lẽ chúng liên quan đến việc xác định đối tƣợng nghiên cứu của đề tài.
Những vấn đề cơ bản về lý thuyết hành động ngôn ngữ, hành động hỏi, câu hỏi, phép lịch sự trong mối quan hệ với hành động hỏi – đặc biệt là việc xác lập ranh giới cũng nhƣ sự “giao thoa” giữa “hành động hỏi” và “câu hỏi” mà chúng tôi trình bày trong chƣơng 1 sẽ là cơ sở lý luận là định hƣớng để chúng tôi giải quyết các vấn đề ở chƣơng 2 và chƣơng 3 của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 2
HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG THƠ TỐ HỮU
2.1. Một số hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu
Nhƣ đã trình bày ở chƣơng 1, hành động hỏi trực tiếp là hành động sử dụng phƣơng tiện ngôn ngữ hỏi (câu hỏi/ từ nghi vấn…) để thực hiện mục đích hỏi. Trong thơ Tố Hữu, hành động hỏi trực tiếp thƣờng sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ sau:
2.1.1. Hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn
Đại từ nghi vấn là những đại từ đƣợc dùng để hỏi vào những điểm xác định trong câu.
Các đại từ nghi vấn thƣờng đƣợc dùng là: ai, gì, nào, sao, tại sao, thế nào, bao giờ, bao lâu, đâu, bao nhiêu, bao lâu …
Mỗi đại từ nghi vấn thƣờng mang ý nghĩa khái quát tƣơng ứng với một phạm trù logic nhất định. Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn, có thể phân loại đại từ nghi vấn theo ý nghĩa phạm trù của chúng:
- Hỏi về thực thể (sự vật, hiện tƣợng): ai, gì, nào
- Hỏi về đặc trƣng: thế nào, như thế nào, ra sao, làm sao, làm gì (“làm gì” là ngữ nghi vấn đƣợc cố định hóa).
- Hỏi về thứ tự, số lƣợng: bao nhiêu, mấy - Hỏi về địa điểm, phƣơng hƣớng: đâu
- Hỏi về thời gian: bao lâu, bao giờ
- Hỏi về nguyên nhân: sao, tại sao, vì sao, làm sao - Hỏi về hệ quả: sao
[36, 34]
Đại từ nghi vấn có thể đứng một mình nhƣ: gì, sao, nào… hoặc kết hợp với một từ khác thành: người nào, cái gì, vì sao, làm gì... v.v…
Ví dụ 20:
(1) Sao chị đi lâu thế? (2) Mẹ mua cái gì vậy ạ?
(3) Trong mấy cái váy này cậu thích cái nào? (4) Cái đồng hồ này tháo thế nào nhỉ?
Đối chiếu với đặc trƣng của câu hỏi và các điều kiện sử dụng hành động ở lời mà Searle đã đƣa ra, chúng tôi nhận thấy, các ví dụ trên đây đều là những hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động hỏi đƣợc sử dụng đúng với điều kiện sử dụng và đúng với đích ở lời của hành động hỏi. Do đó chúng là những hành động hỏi trực tiếp.
Theo thống kê của chúng tôi, trong thơ Tố Hữu, hành động hỏi sử dụng đại từ nghi vấn gồm có 79 câu chiếm 17,95% tổng số hành động hỏi trong thơ Tố Hữu.
Các đại từ đƣợc chọn làm phƣơng tiện cho hành động hỏi trong thơ Tố Hữu thƣờng là: ai, gì (chi) nào, đâu, làm gì (làm chi), mấy, cớ sao (cớ răng), vì sao, bao giờ… Các hiện tƣợng hỏi trực tiếp có sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ này thƣờng đƣợc dùng để biểu thị các ý nghĩ sau:
a. Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu sử dụng đại từ nghi vấn
“ai”, “gì”, “nào” để hỏi về thực thể (sự vật, hiện tƣợng).
Ví dụ 21:
Ông đã nghe ai nói Có một xứ mênh mông Nửa tây và nửa đông Mạnh giàu riêng một cõi?
(Lão đầy tớ)
Hành động hỏi trên của “tôi” là một hành động hỏi đúng mục đích. Sở dĩ có thể khẳng định đƣợc nhƣ vậy vì:
- Về hình thức: Phát ngôn của “tôi” (tác giả) có chứa đại từ nghi vấn “ai” để hỏi về thực thể (sự việc).
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của “tôi” (tác giả) đối với “ông” (ông lão đầy tớ - ngƣời nghe).
+ Điều kiện chuẩn bị: “Tôi” rất cảm thông trƣớc câu chuyện cuộc đời đầy nƣớc mắt, đau khổ, nghèo hèn và tủi nhục của ông lão đầy tớ. “Tôi” không biết đã có “ai” nói với “ông” về một xứ sở mà ở đó:
Nơi không vua không quan Không hạng người ô uế Không hạng người nô lệ Sống đau xót, lầm than…
+ Điều kiện chân thành (tâm lý): “Tôi” thực hiện hành động hỏi vì “tôi” rất muốn biết “ông” đã nghe “ai” nói về việc đó hay chƣa.
+ Điều kiện căn bản: “Tôi” thực hiện hành động hỏi với mong muốn nhận đƣợc câu trả lời của “ông” lão đầy tớ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Hiệu quả ở lời của hành động hỏi: “Tôi” đã nhận đƣợc sự hồi đáp của ông lão đầy tớ - đó là thái độ “ngơ ngác” vì chƣa biết gì, chƣa nghe ai nói gì về điều này.
Ví dụ 22:
Mẹ con, một bữa, về đường
Gạo ngon một gánh em sương nặng đầy Ngụy đâu xông lại cả bầy
Bắt em, nó hỏi: Gạo này cho ai? Nó đá đít, nó bạt tai
Đau em, em chịu, chẳng khai một lời.
(Chuyện em)
- Về hình thức: Phát ngôn “Gạo này cho ai?” có sử dụng đại từ nghi vấn “ai”
– hỏi về thực thể.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của tên lính ngụy đối với em (Nguyễn Văn Hòa).
+ Điều kiện chuẩn bị: Em Hòa tuy còn nhỏ tuổi nhƣng đã theo mẹ đi kiếm tiền mua lƣơng thực về “nuôi quân”. Trong một lần mua gạo về, trên đƣờng đi hai mẹ con em gặp một “bầy” lính Ngụy. Bọn chúng không biết hai mẹ con em mua nhiều gạo nhƣ vậy về để cho “ai”.
+ Điều kiện chân thành: “Bầy” lính Ngụy rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: “Bầy” lính Ngụy thực hiện hành động hỏi vì muốn “em” trả lời cho chúng.
- Hiệu quả ở lời của hành động: Khi nghe câu hỏi của bọn lính Ngụy, và thêm nữa là dù bị “đá đít”, “bạt tai” nhƣng “em” “vẫn” “chẳng khai một lời”. Thái độ bất hợp tác, “chẳng khai một lời” của em chính là phản ứng đáp lại hành động ngôn ngữ của bọn lính Ngụy. Vì vậy, chúng tôi vẫn coi đây là một hành động hỏi trực tiếp.
Ví dụ 23:
(Lần trước gặp anh Chăn bò trên Tam Đảo
Sáng nay lại gặp anh Hồ giáo Chăn bò ở Ba Vì.)
Hỏi anh: Có thú vui gì?
(Anh cười : Vui thú đời đi chăn bò …)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hành động hỏi trên đây cũng là một hành động hỏi trực tiếp. Vì:
- Về hình thức: Phát ngôn của tác giả (ngƣời hỏi) có chứa đại từ nghi vấn
“gì” để hỏi về sự việc.
- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: Đây là hành động hỏi của tác giả đối với anh Hồ Giáo.
+ Điều kiện chuẩn bị: Lần đầu gặp, anh Hồ Giáo đang chăn bò ở Tam Đảo. Lần này lại gặp anh Hồ Giáo, anh đang chăn bò ở Ba Vì. Tác giả không biết thực ra anh có “thú vui gì” ngoài việc chăn bò.