Trong các công trình nghiên cứu tiêu biểu về câu hỏi trong tiếng Việt nhƣ “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt”, tập 2 (1964) của Nguyễn Kim Thản; Ngữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
pháp chức năng”, quyển 1, (1991) của Cao Xuân Hạo…v.v…, đặc điểm câu hỏi trong tiếng Việt đƣợc xác định nhƣ sau:
- Ngƣời nói có “sự hoài nghi”, “cái chƣa rõ”, “cái chƣa biết”.
- Ngƣời nói mong muốn đƣợc ngƣời nghe làm sáng tỏ điều chƣa biết. - Ngƣời nói sử dụng từ (để) hỏi hoặc ngữ điệu hỏi.
- Câu hỏi đƣợc dùng để chuyển tải những giá trị ngôn trung khác ngoài yêu cầu thông báo, cung cấp thông tin.
Nhƣ vậy, tựu trung lại, mục đích mà câu hỏi hƣớng tới là : (1) Yêu cầu (ngƣời nghe) thông báo, cung cấp thông tin.
(2) Chuyển tải những giá trị ngôn trung khác (một số tác giả gọi là giá trị ngôn trung phái sinh) nhƣ: khẳng định, phủ định, tỏ ý ngờ vực, thách thức… và trong nhiều trƣờng hợp, các giá trị phái sinh này là công dụng và mục đích duy nhất của câu nói, trong khi tính chất nghi vấn chỉ là một hình thức thuần túy, may ra chỉ góp một sắc thái tu từ nào đó cho câu nói [16, 950]. Trong đó, mục đích thứ nhất là cơ sở của sự xuất hiện những câu/ phát ngôn mang hình thức câu hỏi để thực hiện hành động hỏi; mục đích thứ hai là cơ sở của việc dùng câu hỏi để hƣớng tới mục đích thể hiện những hành vi ngôn ngữ giao tiếp không phải hành động hỏi.
Về vấn đề phân loại và đặt tên cho các tiểu loại câu hỏi, có thể thấy, các nhà Việt ngữ học đã đƣa ra những tên gọi và cách phân loại khác nhau. Chẳng hạn: Câu hỏi chính danh – câu hỏi phi chính danh, câu hỏi đích thực – câu hỏi không đích thực, câu hỏi lựa chọn – câu hỏi không lựa chọn, câu hỏi chứa từ nghi vấn… Căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ trình bày khái niệm câu hỏi chính danh.
Về khái niệm chính danh, có 2 quan niệm chính sau:
1.3.1.1. Câu hỏi chính danh là câu hỏi dùng để thực hiện hành vi hỏi.
Nguyễn Kim Thản (1964) dùng thuật ngữ “câu nghi vấn chân chính” để chỉ các câu hỏi đƣợc dùng để hỏi trong tiếng Việt. Các kiểu câu hỏi còn lại trong nghiên cứu của ông là câu hỏi tự vấn, câu hỏi mệnh lệnh/ hỏi vặn và câu hỏi xác nhận. Tƣơng tự nhƣ vậy, Cao Xuân Hạo (1991) chia câu hỏi thành 6 tiểu loại bao gồm: câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, khẳng định, phủ định, phỏng đoán/ ngờ vực, cảm thán.
Nhƣ vậy, dù đƣợc gọi tên khác nhƣng “câu hỏi chính danh” trong nghiên cứu của Cao Xuân Hạo (1991) và “câu nghi vấn chân chính” trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Thản (1964) đều có chung nội hàm để chỉ các câu hỏi làm phƣơng tiện thực hiện hành động hỏi/ có giá trị hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong nghiên cứu của mình, Lê Đông (1996) đã định nghĩa: Câu hỏi chính danh là những câu hỏi đƣợc đặt ra trong hình ảnh:
(1) Ngƣời nói không biết câu trả lời
(2) Anh ta muốn biết câu trả lời và hƣớng tới ngƣời đối thoại để nhận đƣợc thông tin đó (tr.1).
Theo định nghĩa này, câu hỏi chính danh cũng đƣợc giới hạn ở các câu hỏi có giá trị ngôn trung trực tiếp là hành động hỏi.
1.3.1.2. Câu hỏi chính danh là câu hỏi đích thực, câu hỏi phi chính danh là câu hỏi không đích thực.
Nguyễn Đăng Sửu (2003) đã tiếp cận câu hỏi theo hai hƣớng: nghiên cứu ngữ nghĩa ngữ dụng câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực trong tiếng Việt. Trong chuyên khảo “Đặc điểm của câu hỏi tiếng Anh đối chiếu với tiếng Việt” (2010), Nguyễn Đăng Sửu đã đồng nhất khái niệm “câu hỏi chính danh” với “câu hỏi đích thực”. Tác giả phân tách câu hỏi thành 2 loại lớn “câu hỏi đích thực hay câu hỏi chính danh” và “câu hỏi không đích thực hay câu hỏi không chính danh”. Theo tác giả, “Câu hỏi đích thực là những câu hỏi muốn ngƣời nghe trả lời, cung cấp lƣợng thông tin còn khuyết thiếu hoặc còn chƣa rõ theo mục đích của ngƣời phát ngôn” và “Câu hỏi không đích thực là loại câu hỏi không liên quan đến câu trả lời. Nó đƣợc dùng nhƣ một phƣơng tiện truyền cảm. Hỏi để thực hiện những mục đích khác nhau của ngƣời phát ngôn” [32, 79].
Vấn đề đặt ra là, nếu theo cách hiểu này thì một số câu không phải là câu hỏi nhƣng trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể vẫn có đích ngôn trung là hành động hỏi sẽ đƣợc xếp vào tiểu loại nào của câu hỏi?
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học, chúng tôi chọn quan niệm: “Câu hỏi chính danh là những câu hỏi đáp ứng những tiêu chí cơ bản về hình thức (chẳng hạn có dấu hỏi ở cuối câu, có chứa từ nghi vấn hoặc tiểu từ tình thái dứt câu để hỏi…) cũng nhƣ giá trị ngôn trung – thực hiện hành vi hỏi […]. Tuy nhiên, một câu hỏi chính danh mang hình thức câu hỏi nhƣng mức độ nghi vấn không cao hoặc chịu ảnh hƣởng của các yếu tố ngữ dụng thì chúng có thể thực hiện một hành vi ngôn ngữ khác hoặc thể hiện tình cảm của ngƣời nói” [40, 103] để làm cơ sở lý luận cho đề tài.