Giống nhƣ trong tiếng Việt, hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu đƣợc dùng để trao đổi thông tin về những điều xảy ra xung quanh con ngƣời, giữa ngƣời này với ngƣời khác hay là những điều xảy ra trong thế giới nội tâm sâu kín của con ngƣời…Chẳng hạn, ở ví dụ 25:
Một hôm lính lệ Theo thằng quan châu Đến nhà hoạch họe “Con mày đi đâu?”
(Bà mẹ Việt Bắc)
Hành động hỏi trên là một hành động hỏi trực tiếp vì nó đã thỏa mãn đƣợc các điều kiện về hình thức và các điều kiện sử dụng hành vi ở lời. Và nó đƣợc dùng để trao đổi thông tin giữa bọn “lính lệ” “quan châu” với “ông Ké” về con của ông. Cụ thể, bọn lính lệ và quan châu muốn biết con của ông đi đâu.
Bên cạnh mục đích thuần trao đổi thông tin nhiều hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu còn hàm chứa cả hành vi ngôn ngữ gián tiếp- chủ yếu là hành vi biểu thái nhƣ bộc lộ sự tức giận, buồn rầu, lƣu luyến, nhớ thƣơng…của SP1 đối với SP2 hoặc đối với điều mình muốn nói.
Ví dụ 53:
Mình về mình có nhớ ta (a)
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? (b)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Về hình thức: các phát ngôn (53a), (53b) sử dụng cặp phụ từ nghi vấn
“có…không” hỏi về tính phủ định/ khẳng định của sự vật, hiện tƣợng.
- Về điều kiện sử dụng hành động ở lời:
+ Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là hành động hỏi của “ta” (ngƣời ở lại) với “mình” (ngƣời ra đi).
+ Điều kiện chuẩn bị: “ta” không biết “mình” về có nhớ “ta”, có nhớ về núi rừng nơi đây nữa hay không.
+ Điều kiện chân thành: “ta” rất muốn biết điều đó.
+ Điều kiện căn bản: “ta” thực hiện hành động hỏi với mong muốn “mình” sẽ trả lời cho ta.
Dễ thấy, ngoài việc hỏi về thông tin mà mình chƣa biết, hành động hỏi của “ta” còn hàm chứa trong nó hành vi ngôn ngữ gián tiếp – bộc lộ tình cảm. Trong trƣờng hợp này, hành động hỏi của ta bộc lộ sự bùi ngùi, trống trải khi phải chia tay.
Và ngƣời đi – “mình” trƣớc câu hỏi của “ta” thì rơi vào tâm trạng “bâng khuâng”, lƣu luyến không thốt nên lời.
Nhìn chung, thơ Tố Hữu sử dụng hành động hỏi trực tiếp không có trƣờng hợp đặc biệt. Nhà thơ thƣờng sử dụng hành động hỏi trực tiếp khi các nhân vật trong thơ cảm thấy cần có sự trao đổi thông tin hoặc có điều gì chƣa rõ cần đƣợc giải đáp/ giải thích.
* Tiểu kết
Khảo sát các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu, chúng tôi nhận thấy: - Hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu có sự tƣơng hợp giữa hành động ở lời hỏi với hình thức biểu thị nó. Đó là các hành động hỏi sử dụng:
+ các đại từ nghi vấn
+ quan hệ từ lựa chọn “hay” + các phụ từ nghi vấn
+ các tiểu từ tình thái + ngữ điệu
- Các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu có hiện tƣợng tỉnh lƣợc một vế trong cặp phụ từ nghi vấn dùng để hỏi.
- Phƣơng tiện dùng để hỏi trong thơ Tố Hữu có chịu sự ảnh hƣởng của yếu tố địa phƣơng.
- Ở các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu, hiện tƣợng tỉnh lƣợc chủ ngữ xuất hiện khá phổ biến.
- Các hành động hỏi trực tiếp trong thơ Tố Hữu đƣợc dùng để hỏi về những điều SP1 chƣa biết, cần đƣợc trả lời, giải thích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
HÀNH ĐỘNG HỎI GIÁN TIẾP TRONG THƠ TỐ HỮU