- Quốc hội cần nghiên cứu, ban hành Luật Quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp để điều chỉnh lĩnh vực ngành nghề nhà nƣớc đầu tƣ vốn, trình tự thủ tục về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp, giám sát đánh giá hiệu quả doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc đầu tƣ; mối quan hệ giữa nhà nƣớc và ngƣời đại diện theo uỷ quyền hoặc ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp; xác định rõ mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp, khắc phục tình trạng không thống nhất các quy định về đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp đang đƣợc quy định tại Luật DNNN, Luật Ngân sách Nhà nƣớc và Luật Đầu tƣ. Đặc biệt, nghiên cứu sửa Luật phá sản để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi không thể tồn tại có thể tuyên bố phá sản doanh nghiệp đƣợc dễ dàng. Tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhƣng không thể tuyên bố phá sản vì những vƣớng mắc trong qui định của pháp luật.
- Chính phủ cần tập trung củng cố, hoàn thiện mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC) tạo hành lang pháp lý và điều kiện cho Tổng công ty thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến doanh nghiệp: Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật phá sản... bổ sung các quy định về xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đất đƣợc thuê, đất đƣợc giao có thu tiền sử dụng đất cho phù hợp; quy định về giao, cho thuê đất, nhà của nhà nƣớc khi doanh nghiệp chƣa có đủ hồ sơ pháp lý; Ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn vào thời điểm Luật có hiệu lực đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp thực tế.
Đồng thời, Khẩn trƣơng ban hành, sửa đổi các nghị định, thông tƣ hƣớng liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại các DNNN nhƣ Nghị định 09/2009/NĐ-CP ngày 05/2/2009 về Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác; Nghị định 109/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc thành CTCP; Quyết định 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN; Thông tƣ 146/2007/TT- BTC về việc hƣớng dẫn xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý để tính vào giá trị lợi thế kinh doanh của doanh doanh cổ phần hóa....
KẾT LUẬN
Hiện nay, DNNN đang nắm trong tay hầu hết các ngành kinh tế chủ chốt với khối lƣợng vốn, tài sản quốc gia rất lớn. Do vậy, nếu DNNN tiếp tục hoạt động kém hiệu quả sẽ trở thành lực cản lớn nhất đối với sự cất cánh của toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền tài chính quốc gia trở nên tồi tệ và phức tạp hơn. Chính vì vậy, tăng cƣờng quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại các DNNN là một yêu cầu cấp thiết đƣợc đặt ra hiện nay nhằm nâng cao năng lực hoạt động, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và phát huy vai trò chủ đạo, quyền chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó trọng tâm là tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN. Trong thời gian qua cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN từng bƣớc đƣợc đổi mới, chuyển từ cơ chế cấp phát vốn sang cơ chế đầu tƣ kinh doanh vốn với sự ra đời của Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc. Đây là chủ trƣơng đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nƣớc ta nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế trên còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần nghiên cứu cho phù hợp: cơ chế ngƣời đại diện, cơ chế phối hợp quản lý cấp Bộ - ngành - tỉnh - ngƣời đại diện… dẫn đến công tác quản lý vốn nhà nƣớc nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng còn hạn chế: Kết quả hoạt động SXKD kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhà nƣớc, chƣa bảo toàn số vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh yếu… Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN phù hợp với cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập, vừa tạo động lực cho doanh nghiệp phát huy nội lực, chủ động trong sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả, vừa bảo đảm cho nhà nƣớc giám sát, quản lý tốt việc sử dụng nguồn vốn đó nhằm bào toàn và phát triển đƣợc vốn nhà nƣớc tại các DNNN.
Từ những luận giải, trên cơ sở thực tiễn hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN của tỉnh Quảng Ninh, luận văn đƣa ra các giải pháp hạn chế những tồn tại, tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại DNNN của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của nƣớc ta nói chung phù hợp với điều kiện hiện tại. Các giải pháp đề xuất trong
luận văn có quan hệ chặt chẽ với nhau, phải đƣợc thực hiện đồng bộ từ việc xây dựng cơ chế nâng cao chất lƣợng đầu tƣ vốn đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN.
Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi, tuy nhiên, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của các nhà khoa học, thầy cô và đồng nghiệp để tác giả hoàn chỉnh luận văn một cách tốt hơn và đóng góp thiết thực hơn trong quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. TS. Đinh Văn Ân , Viện trƣởng Viện Nghiên cƣ́ u quản lý kinh tế Trung ƣơng, Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ở Ba Lan, Hà Nội.
2. Ngô Thị Ngọc Anh (2005), Đổi mới quản lý vốn nhà nước tại DNNN ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế , Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Ban tuyên giáo Trung ƣơng (2004), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban tuyên giáo Trung ƣơng (2008), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Báo điện tử ĐCSVN (8/2001), Hội nghị lần thứ 3, BCH Trung ương Đảng khóa IX.
6. Chính phủ (12/2004), Nghị định số 199/2004/NĐ-CP về Ban hành qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
7. Chính phủ (10/2005), Nghị định số 132/2005/NĐ-CP về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước, Hà Nội.
8. Chính phủ (12/2003), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN, Hà Nội.
9. Chính phủ (2/2009), Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ban hành qui chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác, Hà Nội.
10. Cục thống kê (2011), Kết quả điều tra tại các doanh nghiệp năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, Quảng Ninh.
11. Trần Thị Minh Châu (2005), cơ chế quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp , kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (35), trang 18-21.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khoa QLKT (2004), giáo trình quản lý kinh tế (hệ cử nhân chính trị), NXB Lý luận chính trị, HN.
15. Ngô Quang Minh (2004), kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới DNNN, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Lê Thị Băng Tâm (T1/2005), Đa dạng hóa hình thức sở hữu công ty nhà nước năm 2005; tất cả để đạt mục tiêu, tạp chí Tài chính, (843), trang 18 - 19.
17. Lê Thị Thanh (7/2004), SCIC ở nước ta hiện nay, tạp chí Lý luận chính trị, trang 24 - 28.
18. Lê Hoàng Tùng (4/2005), Nghị định 199 dưới góc nhìn doanh nghiệp, tạp chí Tài chính (846), trang 22 - 24.
19. Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc (4/2009), Tài liệu Hội thảo thực trạng quản lý vốn – kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, HN.
20. Trần Công Tỏ (2006), Đổi mới quản lý vốn nhà nước tại DNNN tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Tỉnh Ủy Quảng Ninh (8/2009), Báo cáo thực hiện Nghị quyết Trung ương 3,Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng về sắp xếp, đổi mới, phát triểnvà nâng cao hiệu quả DNNN, Quảng Ninh. 22. Trần Xuân Tú (2007), cơ chế quản lý vốn tại các DNNN theo mô hình Tổng
công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Tài Chính, Hà Nội.
23. Sở Tài chính (5/2012), Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN của tỉnh Quảng Ninh năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011
24. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 6 (10/2009), Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại các Tập Đoàn, Tổng công ty nhà nước, Hà Nội.
25. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (10/2008), Báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi và hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP, Quảng Ninh.
26. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (03/2011), Tổng kết 10 năm (2001-2010) thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, thành lập mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên trở lên, Quảng Ninh.
27. Viện nghiên cứu Lập pháp Quốc hội (2009), Chuyên đề quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại DNNN tại DNNN.