2.2.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu, đã đƣợc công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trƣớc đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ đƣợc chú thích rõ trong phần "Tài liệu tham khảo".
Nguồn tài liệu này bao gồm:
+ Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chƣơng trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc, các tài liệu trên Internet...
+ Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình kinh tế xã hôi, kinh tế của các ngành sản xuất ... thu thập từ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh và các sở, ban, ngành có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Luận văn cũng kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố của một số tác giả về quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN ở một số địa phƣơng trong nƣớc và một số nƣớc chuyển đổi tƣơng tự để rút ra kinh nghiệm và kết luận bổ ích trong công tác quản lý vốn Nhà nƣớc tại các DNNN.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp, là số liệu chƣa đƣợc công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả hoạt động, các nhân tố ảnh hƣởng và các vấn đề khác có liên quan.
Để thu thập đƣợc số liệu sơ cấp sử dụng phƣơng pháp quan sát thực tế: Đây là 1 phƣơng pháp quan trọng, liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.
2.2.3. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu
Để đạt mục đích và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận văn sử dụng tổng hợp một số phƣơng pháp nhƣ: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với quán triệt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý vốn của nhà nƣớc tại DNNN.
2.2.3.1 Phương pháp phân tích thống kê
Phân tích thống kê áp dụng cho việc phân tích thực trạng về vốn, quy mô, hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nƣớc... của các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc.
2.2.3.2 Phương pháp so sánh
Áp dụng cho việc xem xét sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các thời kỳ, áp dụng cho việc xem xét các kinh nghiệm quốc tế.
2.2.3.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp
Áp dụng cho việc xem xét và đánh giá hiệu quả của các chỉ tiêu nghiên cứu tại các doanh nghiệp có vốn Nhà nƣớc thuộc tỉnh Quảng Ninh giai đoạn vừa qua.
Ngoài các phƣơng pháp trên, luận văn còn sử dụng các bảng biểu nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1.Tổng lợi nhuận 2.3.1.Tổng lợi nhuận
P = DT – CF
Trong đó: P : Lợi nhuận DT : doanh thu CF : Chi phí
Lợi nhuận đƣợc coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động SXKD làm tăng doanh thu và hạ giá thành sản phẩm thì lợi nhuận sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ giảm. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng hoạt động kinh doanh.
Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất mở rộng xã hội. Sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nƣớc đƣợc phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp.
2.3.2. Tỷ suất lợi nhuận
Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên vốn là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại DNNN.
2.3.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận trƣớc hoặc sau thuế đạt đƣợc với số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm vốn cố định và vốn lƣu động) hoặc vốn chủ sở hữu. Nó đƣợc tính nhƣ sau:
TSV = (P/ VBQ ) X 100%
Trong đó: TSV :Tỷ suất lợi nhuận vốn
P : Lợi nhuận trƣớc (sau) thuế đạt đƣợc trong kỳ. VBQ :Tổng số vốn đƣợc sử dụng bình quân trong kỳ
Vốn cố định = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao lũy kế đã thu hồi Vốn lƣu động = Vốn dự trữ sản xuất + Vốn sản phẩm dở dang + Bán thành phẩm tự chế + vốn thành phẩm
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lƣu động) hoặc một đồng vốn chủ sở hữu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận vốn càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao.
2.3.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế sản phẩm tiêu thụ với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt đƣợc.
Công thức tính
Tỷ suất lợi nhuận/DT = Lợi nhuận trƣớc (hoặc sau thuế) thu nhập Doanh thu thực hiện trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh cứ thực hiện đƣợc một đồng doanh thu, doanh nghiệp có thể thu bao nhiêu đồng lợi nhuận
2.3.2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trƣớc hoặc sau thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
Công thức tính
Tỷ suất lợi nhuận/GT = Lợi nhuận tiêu thụ trƣớc (hoặc sau) thuế thu nhập Giá thành toàn bộ sản phẩm, HH, dịch vụ tiêu thụ Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành phản ánh cứ một đồng chi phí đƣợc sử dụng để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ có thể đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
2.3.3.Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lƣu động 2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 2.3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nhà nƣớc thông qua kiểm tra tài chính (báo cáo tài chính) để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp từ đó đƣa ra những quyết định về mặt tài chính đối với tài sản cố định của doanh nghiệp: điều chỉnh qui mô, đầu tƣ mới hay nâng cấp sử chữa tài sản hiện có, đƣa ra các biện pháp yêu cầu doanh nghiệp phải khai thác tốt năng lực các tài sản hiện có để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nƣớc đầu tƣ vào DNNN. Ngƣời ta thƣờng sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:
+ Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu (hoặc doanh thu thuần trong kỳ) Vốn cố định bình quân trong kỳ Trong đó: Vốn cố định bình quân trong kỳ = Vốn cố định đầu kỳ + vốn cố định cuối kỳ 2 Vốn cố định Đầu kỳ (cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ Đầu kỳ (cuối kỳ) -
Số tiền khấu hao lũy kế Đầu kỳ (cuối kỳ) Số khấu hao Lũy
kế cuối kỳ = Số khấu hao đầu kỳ + Số khấu hao tăng trong kỳ - Số khấu hao giảm trong kỳ + Chỉ tiêu hàm lƣợng vốn cố định: là chỉ tiêu phản ánh để tạo ra 01 đồng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) cần bao nhiêu đồng vốn cố định.
Hàm lƣợng vốn cố định = Số vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu (doanh thu thuần) trong kỳ + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế).
Tỷ suất Lợi nhuận Vốn cố định =
Lợi nhuận trƣớc thuế hoặc sau thuế thu nhập
x 100% Số vốn cố định bình quân trong kỳ
2.3.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Số vòng quay vốn lƣu động: là chỉ tiêu phản ánh trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm) vốn lƣu động thực hiện đƣợc bao nhiêu vòng.
L = M/ VLđ
Trong đó : L : số vòng quay vốn lƣu động trong năm
M : tổng mức luân chuyển vốn lƣu động trong năm VLđ : vốn lƣu động bình quân trong năm
M = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế gián thu)
VLđ = Vq1 + Vq2 + Vq3 + Vq4 4
Vq1, Vq2, Vq3, Vq4 là vốn lƣu động quý 1, quý 2, quý 3, quý 4
+ Kỳ luân chuyển vốn: phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lƣu động.
K = 360 / L
hay K= (VLđ X 360)/ M
Trong đó : K là kỳ luân chuyển vốn lƣu động.
Hệ số K càng nhỏ thì số vòng quay của vốn càng nhiều, điều đó phản ánh vốn lƣu động sử dụng có hiệu quả.
+ Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lƣu động có thể làm ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn lƣu động = Tổng doanh thu trong kỳ VLđ bình quân trong kỳ
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Thực trạng cơ chế quản lý vốn của Nhà nƣớc
3.1.1. Những hạn chế của cơ chế quản lý vốn trước đây và sự ra đời của SCIC
Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới trong lĩnh vực quản lý đối với DNNN, các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện đồng thời cả ba chức năng: Quản lý nhà nƣớc về kinh tế, chủ quản cấp trên đối với doanh nghiệp và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Phƣơng thức quản lý này đã dẫn tới nhiều bất cập, yếu kém trong việc quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhƣ:
- Không tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế và chức năng điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan nhà nƣớc can thiệp hành chính quá sâu vào những vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
- Đầu tƣ vốn của nhà nƣớc vào doanh nghiệp còn dàn trải, manh mún nên phần lớn các DNNN có quy mô nhỏ, cơ cấu bất hợp lý, chƣa tập trung đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực then chốt đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, điều tiết vĩ mô, ổn định giá cả, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho quốc phòng, an ninh và nhiều sản phẩm công ích phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của nhân dân và đảm bảo kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
- Quá trình sắp xếp, chuyển đổi, cổ phần hoá DNNN chƣa gắn với đổi mới cơ chế quản lý vốn, nên việc triển khai cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp còn chậm và chƣa triệt để, dẫn tới số lƣợng doanh nghiệp có tỷ trọng vốn nhà nƣớc lớn và doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc còn nhiều, chƣa tập trung đƣợc các nguồn lực để xây dựng lên các DNNN có tầm cỡ khu vực, làm nòng cốt để nƣớc ta chủ động và thực hiện có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Những bất cập của cơ chế quản lý cũ cũng nhƣ khả năng áp dụng các kinh nghiệm quốc tế tại Việt Nam đã củng cố quyết tâm của Đảng và Nhà nƣớc lựa chọn áp dụng mô hình SCIC.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã kết luận phải “đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả DNNN, kiên quyết chấm dứt tình trạng cơ quan hành chính nhà nước can thiệp trực tiếp, cụ thể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ quyền quản lý hành chính kinh tế của Nhà nước và quản lý SXKD của doanh nghiệp”.
- Nghị quyết hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX: “cần khẩn trương việc thành lập Công ty đầu tư tài chính nhà nước để làm đầu mối đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và thực hiện thống nhất, có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.
- Nghị quyết Đại hội Đảng khoá X: “Thực hiện cơ chế Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính nhà nước; Đổi mới tổ chức và quy chế thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN gắn với việc thu hẹp và tiến tới không còn chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, UBND các tỉnh, thành phố đối với DNNN”; SCIC làm tốt việc đầu tư vốn cho DNNN và làm đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công ty, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hoá và các DNNN độc lập chuyển thành công ty TNHH một chủ sở hữu là Nhà nước” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trang 234- 235).
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá X: “Tách bạch vai trò của nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản , vốn của nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức năng quản trị kinh doanh của DNNN ; thu hẹp tiến tới xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của các bộ, UBND tiếp tục đổi mới, củng cố và phát huy vai trò của mô hình SCIC” (Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6, khóa X, trang 66-67).
Các chủ trƣơng của Đảng về thành lập SCIC đã đƣợc thể chế hoá bằng các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc, cụ thể:
- Luật Doanh nghiệp năm 2003 quy định: “SCIC là tổ chức kinh tế đặc biệt có chức năng đầu tư, kinh doanh vốn và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước…”
- Luật Đầu tƣ 2005 quy định: “Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước vào tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua SCIC”.
- Căn cứ vào chủ trƣơng và các quy định trên, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 về thành lập SCIC và Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Nhƣ vậy, SCIC là tổ chức kinh tế đặc biệt của Chính phủ đƣợc thành lập theo yêu cầu của quá trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN.
3.1.2. Cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc ở doanh nghiệp của SCIC
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của SCIC
Chính thức hoạt động từ tháng 8/2006, Tổng công ty Kinh doanh và Đầu tƣ vốn Nhà nƣớc (SCIC) đã thực hiện tốt 2 chức năng chính là cổ đông năng động của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ chiến lƣợc của Chính phủ, là bƣớc đi quan trọng trong việc thay đổi căn bản phƣơng thức quản lý vốn từ cơ chế "cấp phát vốn" thông qua các cơ quan quản lý nhà nƣớc sang "đầu tƣ vốn" thông qua một định chế tài chính đặc biệt (công ty đầu tƣ tài chính) của nhà nƣớc.
Việc thành lập SCIC là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Chính phủ với một