Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 103)

Quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, ở nƣớc ta có một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN nhƣ:

1.3.1. Kinh tế nhà nƣớc và quá trình đổi mới DNNN, PGS TS Ngô Quang Minh (chủ biên) NXB CTQG. HN 2004.

1.3.2. Cải cách DNNN, tình hình ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng, Hà Nội, 2002.

1.3.3. Vai trò quản lý kinh tế của nhà nƣớc đối với khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trƣờng, Phạm Thị Nga, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.

Và một số bài báo công bố trên các tạp chí nhƣ:

1.3.4. Chi phí so với khả năng ứng dụng trong đổi mới quản lý tài chính đối với DNNN. TS Nguyễn Ái Đoàn - ĐHBK-HN, tạp chí Tài chính số tháng 11/2003.

1.3.5. Một số giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với DNNN, Phạm Đức Trung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng, tạp chí Tài chính số 11/2003.

1.3.6. Bàn về đổi mới cơ chế chủ quản đối với DNNN, Nguyễn Thế Tràm, tạp chí Tài chính số 10/2003.

1.3.7. Mô hình hoạt động của công ty tài chính trong các Tổng công ty nhà nƣớc ở Vịêt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo số 11/2001.

1.3.8. Chuyên đề một số vấn đề về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại DNNN - Viện nghiên cứu lập pháp Quốc hội, tháng 10/2009

1.3.9. Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc - Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, tháng 10/2009.

Có thể thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý vốn tại các doanh nghiệp, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cần thiết để quản lý, sử dụng vốn trong các doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tuy nhiên từng góc độ tiếp cận và quan điểm khác nhau nên các tác giả đều có hƣớng đi riêng của mình nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu. Có công trình nghiên cứu quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp trong phạm vi quốc gia, có công trình nghiên cứu một khía cạnh trên phạm vi một địa phƣơng... Cho đến nay, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu với mục tiêu tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN một cách cơ bản, có hệ thống, phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ninh.

1.4. Quản lý vốn Nhà nƣớc tại DNNN ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm

Việc chuyển đổi phƣơng thƣ́c quản lý vốn của nhà nƣớc tại các doanh nghiệp tƣ̀ cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tƣ tài chính thông qua một chế định tài chính trung gian của nhà nƣớc đã đƣợc thực hiện khá thành công ở một số nƣớc.

Để thực hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp , các nhà nƣớc có thể giao cho một hoặc một số cơ quan làm ngƣời đại diện chủ sở hữu và quản lý doanh nghiệp thông qua việc quyết đị nh những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp nhƣ đầu tƣ, tài chính, bổ nhiệm các chức danh quản lý trong các doanh nghiệp , v.v… Có hai mô hình phổ biến là mô hình cơ quan hành chính nhà nƣớc hoặc mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nƣớc.

1.4.1. Mô hình giao cho một tổ chức là cơ quan hành chính nhà nƣớc trực tiếp là đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp

Mô hình này có thể theo hình thức là giao cho một bộ, một nhóm bộ hoặc một cơ quan tƣơng đƣơng thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Mô hình giao cho một bộ (hoặc Bộ tài chính hoặc bộ chuyên ngành) thƣờng thấy ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây trong đó có Việt Nam (trƣớc đây là Tổng cục quản lý vốn - Bộ Tài chính) và ở Pháp. Mô hình giao cho nhiều cơ quan cấp bộ cùng tham gia quản lý đƣợc sử dụng tại Ôxtrâylia , New Zealand. Mô hình giao cho một cơ quan ngang

Bộ thực hiện chức năng quản lý giám sát doanh nghiệp có thể thấy ở một số nƣớc khác nhƣ: Pakistan, Gana, Mali, Xênêgan, Dămbia, Braxin, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Tại Trung Quốc

Điển hình của mô hình này là Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nƣớc (SASAC) đƣợc Trung quốc thành lập năm 2003 để trực tiếp quản lý trên 138 doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, Trung quốc cũng thành lập các SASAC địa phƣơng quản lý hàng nghìn doanh nghiệp trên địa bàn. Mục tiêu của SASAC là định hƣớng và thúc đẩy quá trình cải cách doanh nghiệp và tăng cƣờng việc quản lý tài sản Nhà nƣớc . Mục tiêu này đƣợc thực hiện thông qua các quyền lực rất lớn của SASAC theo các vai trò khác nhau, vừa ra văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản nhà nƣớc, vừa tham gia quản lý và giám sát doanh nghiệp thông qua việc bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp và thực hiện công tác thống kê, kiểm toán.

1.4.2. Mô hình giao cho một doanh nghiệp là ngƣời thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp

Để tách vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ ra khỏi vai trò sở hữu tài sản của Nhà nƣớc và tiến dần đến việc xoá bỏ sự can thiệp hành chính của cơ quan nhà nƣớc vào hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hungari, Italia v.v... giao cho một tổ chức (không là cơ quan hành chính nhà nƣớc) hoặc một công ty làm chủ sở hữu DNNN. Chẳng hạn, Hungari có Công ty Tƣ nhân hoá và Quản lý tài sản Nhà nƣớc, Trung Quốc có SDIC, Xinh-ga-po có Temasek và Malaixia có Khazanah.

Các tổ chức, công ty đƣợc tổ chức theo mô hình trên có thể tạo lợi ích cho các doanh nghiệp vì nó là vật đệm có hiệu quả chống lại sự can thiệp của các bộ, ngành; đồng thời mô hình này có khả năng khai thác đƣợc lợi thế kinh tế qui mô lớn (do tổ chức, công ty là chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp). Các công ty này có chức năng là nhà đầu tƣ nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Họ áp dụng các công nghệ quản trị tiên tiến để thực hiện chức năng tƣ vấn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nhà nƣớc. Ngoài ra, các công ty này còn mở rộng đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài, đặc

biệt là Temasek. Hiện nay, Temasek, Khazanah đang đƣợc coi là mô hình quản lý vốn nhà nƣớc thành công nhất ở châu Á.

Kinh nghiệm Singapore

Năm 1974, Chính phủ đã thành lập tập đoàn đầu tƣ vốn của nhà nƣớc có tên là Temasek Holding để thực hiện đầu tƣ vốn nhà nƣớc cho công ty theo chiến lƣợc phát triển kinh tế của Chính phủ và giúp Chính phủ quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty.

Temasek thuộc Bộ Tài chính. Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc do Bộ trƣởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và miễn nhiệm. Bộ Tài chính giao cho Temasek thay mặt Bộ quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty đang hoạt động, vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại các công ty, doanh nghiệp; Temasek chủ động thực hiện nhiệm vụ của mình và chỉ báo cáo Bộ Tài chính các quyết định đầu tƣ vƣợt quá quyền hạn của mình và báo cáo định kỳ các nội dung theo yêu cầu của Bộ Tài chính. Temasek có quyền hóa giá, bán tài sản nhà nƣớc, bán công ty nhà nƣớc, quản lý tiền cổ tức của công ty có vốn của Temasek. Đối với các CTCP mà Temasek có vốn, việc quản lý vốn ở các công ty này đƣợc Temasek thực hiện qua bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo công ty, yêu cầu các công ty báo cáo tình hình tài chính và hoạt động SXKD của mình, giám sát hoạt động của các công ty với tƣ cách là một cổ đông trong các công ty, tùy thuộc vào tỷ trọng vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại các công ty này.

Để thực hiện các quyền năng đó, Temasek đƣợc nhà nƣớc cấp vốn ban đầu, đƣợc chủ động trong hoạt động và đầu tƣ phát triển. Số lợi nhuận thu đƣợc từ các công ty Temasek đƣợc dùng để đầu tƣ theo yêu cầu của nhà nƣớc, theo đề nghị của các công ty hoặc gửi ngân hàng khi chƣa sử dụng. Mục đích quan trọng hàng đầu của Temasek là bảo toàn vốn và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho tất cả các cổ đông Temasek của công ty trong đó có cổ đông nhà nƣớc mà Temasek làm đại diện.

1.4.3. Mô hình góp tài sản DNNN vào một CTCP hoặc công ty TNHH khác tại Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc

Phƣơng thức tƣ nhân hóa này có thể mô tả tóm lƣợc nhƣ sau: Chủ sở hữu nhà nƣớc (Bộ Ngân khố làm đại diện) sử dụng các tài sản hiện vật của DNNN để hình

thành nên tài sản chung của một công ty khác và trở thành đồng sở hữu của công ty đó. Công ty này đƣợc tổ chức dƣới hình thức CTCP hoặc công ty TNHH với cơ cấu sở hữu vốn điều lệ bao gồm: Sở hữu của các nhà đầu tƣ bên ngoài (các công ty hoặc thể nhân khác) tối thiểu chiếm 25%; sở hữu của ngƣời lao động (thông qua hình thành Quỹ Trợ cấp xã hội) tối đa 15%; còn lại là sở hữu nhà nƣớc với giá trị tùy theo từng công ty và phụ thuộc vào mức tài sản đã đóng góp.

Khác với trƣờng hợp bán doanh nghiệp, việc lựa chọn nhà đầu tƣ để cùng với Bộ Ngân khố trở thành các đồng chủ sở hữu của CTCP hoặc công ty TNHH chỉ dựa trên cơ sở thƣơng lƣợng trực tiếp sau khi có thƣ mời công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Đối tƣợng áp dụng của biện pháp tƣ nhân hóa trực tiếp này là các doanh nghiệp cần có nguồn tài chính lớn và chắc chắn có các nhà đầu tƣ chiến lƣợc tham gia vào công ty.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, việc quản lý tài sản nhà nƣớc tại các DNNN cơ bản thực hiện theo chế độ cổ phần. Quyền sở hữu cổ phần nhà nƣớc có thể chia làm ba loại: 100%, trên 50%, dƣới 50%. Nhà nƣớc thành lập Công ty tài chính nhà nƣớc thuộc Chính phủ và giao cho Công ty tài chính nhà nƣớc nắm giữ số cổ phần mà nhà nƣớc sở hữu. Quan hệ giữa nhà nƣớc với doanh nghiệp thông qua công ty đầu tƣ tài chính. Công ty tài chính có quyền giám sát, kiểm tra, chi phối các hoạt động của doanh nghiệp với tƣ cách là ngƣời sở hữu vốn nhà nƣớc tại DNNN, phải thƣờng xuyên và định kỳ báo cáo Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại các DNNN. Đồng thời, thông qua Công ty tài chính, nhà nƣớc nắm bắt, định hƣớng việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào các lĩnh vực, ngành nghề, vùng, miền theo định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Mô hình Công ty kinh doanh tài sản ở Trung Quốc

Nhằm đổi mới quan hệ tài chính giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp; giải quyết việc tách quyền sở hữu và quyền kinh doanh, nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ sở hữu dƣời hình thức cổ đông, ngƣời đầu tƣ vốn, không chịu trách nhiệm vô hạn đối với

doanh nghiệp …., Chính phủ Trung Quốc thành lập Tổng công ty kinh doanh tài sản nhà nƣớc trực thuộc Chính phủ và các công ty thành viên tại các tỉnh, thành phố. Đây là tổ chức trung gian giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp, có nhiệm vụ giúp Chính phủ trực tiếp quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN bảo đảm số vốn này phải đƣợc bảo toàn và phát triển. Thực chất đây là công ty hoạt động theo mô hình công ty đầu tƣ tài chính của nhà nƣớc, qua đó thực hiện việc chuyển đổi cơ bản quan hệ đầu tƣ vốn giữa nhà nƣớc và doanh nghiệp. Nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà thông qua các công ty đầu tƣ tƣ vấn, bằng các cơ chế, chính sách tài chính để quản lý doanh nghiệp.

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN của một số nƣớc trên thế giới cho thấy các nƣớc đều thừa nhận sự tồn tại và đánh giá cao vai trò quan trọng của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, mặc dù mỗi nƣớc có những chính sách phát triển DNNN theo yêu cầu và mục đích riêng và có những biện pháp quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN khác nhau nhƣng đều thống nhất:

Thứ nhất, về mô hình quản lý vốn

Trong các mô hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN mà phổ biến là hai mô hình cơ quan hành chính nhà nƣớc và mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nƣớc thì mô hình doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nƣớc (công ty đầu tƣ vốn trực thuộc Chính phủ) trên thực tế đã phát huy hiệu quả nhất định. Kết quả cho thấy, các nƣớc quản lý theo mô hình đó, vốn nhà nƣớc không những đƣợc bảo toàn mà còn tăng trƣởng cao. Đây là mô hình quản lý có hiệu quả chúng ta cần học tập.

Thứ hai, về cơ chế quản lý

Cần tách bạch rõ chức năng quản lý nhà nƣớc với quyền tự chủ SXKD của doanh nghiệp. Vốn nhà nƣớc tại các DNNN chỉ có thể đạt đƣợc mục tiêu bảo toàn và tăng trƣởng khi DNNN làm ăn có lãi. Muốn vậy, cần tăng cƣờng vai trò chủ động của doanh nghiệp trong quá trình điều hành hoạt động sản xuât kinh doanh, tránh sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý nhà nƣớc làm ảnh hƣởng đến

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các công ty quản lý vốn nhà nƣớc tham gia vào việc quản lý vốn, thông thƣờng không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp mà chỉ tác động vào quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp bằng các cơ chế, chính sách của nhà nƣớc.

Thứ ba, về phƣơng thức quản lý vốn

Nhà nƣớc không cấp vốn trực tiếp cho cho các DNNN mà thông qua một công ty (một tổ chức trung gian). Tổ chức này sử dụng vốn nhà nƣớc để đầu tƣ vào các doanh nghiệp, tìm kiếm những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả để đầu tƣ, hƣớng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trƣờng và quản lý chặt chẽ vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp. Tức là, thực hiện cơ chế đầu tƣ vốn của nhà nƣớc thay cho cơ chế cấp vốn trực tiếp cho doanh nghiệp, dần tiến tới xóa bỏ việc cấp vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nƣớc đối với DNNN không cần nắm giữ 100% vốn nhà nƣớc. Chuyển phƣơng thức quản lý vốn từ cơ chế hành chính sang cơ chế đầu tƣ kinh doanh vốn.

Thứ tư, về chủ sở hữu vốn nhà nƣớc

Cần thay thế chủ sở hữu nhà nƣớc duy nhất của DNNN bằng cơ cấu đa sở hữu hỗn hợp hoặc tƣ nhân hóa hoàn toàn. Nghĩa là cần chuyển đổi DNNN thành CTCP, công ty liên doanh, công ty tƣ nhân… nhằm phá bỏ sự trì trệ của DNNN. Đẩy nhanh quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN, phát triển thị trƣờng vốn, thị trƣờng chứng khoán đáp ứng yêu cầu vốn ngày càng tốt hơn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng.

Tóm lại, từ thực trạng hoạt động và tình hình quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN ở nƣớc ta trong thời gian qua và kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới cho thấy việc tăng cƣờng và đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN hiện nay là một đòi hỏi quan trọng và cấp bách. Trong đó Công ty đầu tƣ tài chính cần đƣợc coi là mô hình, một giải pháp không thể thiếu đƣợc trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN hiện nay ở Việt Nam.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Giải pháp nào nhằm góp phần tăng cƣờng công tác quản lý vốn Nhà nƣớc tại DNNN nói chung và DNNN thuộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 103)