Về số lượng
Do chủ trƣơng đổi mới, xắp xếp lại DNNN, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DNNN của Đảng, Nhà nƣớc ta nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN, thực hiện nhiệm vụ KT- XH theo mục tiêu đặt ra nên trong thời gian tới số lƣợng các DNNN sẽ giảm nhƣng qui mô mỗi doanh nghiệp tăng lên.
Về qui mô
Do Nền kinh tế trong nƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trƣờng phải mở rộng qui mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm... đòi hỏi qui mô vốn lớn hơn nhiều, bản thân doanh nghiệp không thể tự đáp ứng đƣợc, yêu cầu đầu tƣ vốn của nhà nƣớc đối với DNNN ngày càng tăng.
4.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong quản lý vốn Nhà nước
Trong giai đoạn 2006 - 2010, theo Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nhà nƣớc chủ trƣơng thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các DNNN:
“Khẩn trƣơng hoàn thành một cách vững chắc kế hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển DNNN theo hƣớng hình thành loại hình công ty nhà nƣớc đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần. Thúc đẩy việc hình thành một số Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nƣớc mạnh… có nhiều chủ sở hữu trong đó sở hữu nhà nƣớc giữ vai trò chi phối… đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa DNNN … thực hiện nguyên tắc thị trƣờng trong việc cổ phần hóa DNNN … giữ 100% vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng và những doanh
nghiệp sản xuất cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chƣa cổ phần hóa đƣợc…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, trang 232-233).
Chủ trƣơng trên của Đảng đã đƣợc Chính phủ cụ thể hóa, xây dựng lộ trình và triển khai sắp xếp và chuyển đổi toàn bộ các DNNN độc lập thuộc Bộ, ngành, địa phƣơng và Tổng công ty nhà nƣớc phù hợp với Luật doanh nghiệp năm 2005 (phấn đấu đến hết năm 2010 toàn bộ các doanh nghiệp sẽ đƣợc chuyển đổi và hoạt động theo Luật doanh nghiệp). Trong giai đoạn 2007 - 2010 sẽ tiến hành cổ phần hóa 71 Tổng công ty nhà nƣớc và khoảng 1.000 doanh nghiệp độc lập. Dự kiến đến cuối năm 2010 nhà nƣớc chỉ tiếp tục giữ 100% vốn tại khoảng 600 doanh nghiệp dƣới hình thức công ty TNHH một thành viên hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và cung cấp dịch vụ công cộng. Đến cuối năm 2015 chỉ giữ lại 19 Tập Đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc và khoảng 200 doanh nghiệp đầu tƣ 100% vốn. Xây dựng và đổi mới cơ chế quản lý, giám sát vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi và chuyển về Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc (Trần Xuân Tú, 2007).
Nhƣ vậy, chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc ta về quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN trong thời gian tới là đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa gắn với xóa bỏ cơ chế chủ quản thông qua việc kiên quyết tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng quản lý kinh doanh, thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc về Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc và tạo điều kiện để Tổng công ty tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Chuyển hình thức cấp vốn trƣớc đây sang hình thức đầu tƣ vốn. Trên cơ sở nguồn vốn nhà nƣớc tại các DNNN đƣợc tập trung quản lý tại Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn, Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn sẽ nghiên cứu tái cơ cấu lại vốn đầu tƣ nhà nƣớc tại các doanh nghiệp theo hƣớng giảm số lƣợng, tăng chất lƣợng, qui mô, tập trung vào lĩnh vực chiến lƣợc, sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc một số ngành trong danh mục đầu tƣ của nhà nƣớc nhằm tăng năng lực cạnh tranh nhằm tạo ra giá trị tối đa đối với phần vốn nhà nƣớc, đảm bảo ổn định thị trƣờng, đảm bảo hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ của Tổng công ty. Đối với các
doanh nghiệp có qui mô nhỏ, thuộc lĩnh vực về lâu dài nhà nƣớc không cần đầu tƣ vốn thì sẽ tiến hành thoái đầu tƣ, giao cho các tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm trong việc điều hành, quản lý, sử dụng vốn của mình.
4.1.3. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc đối với DNNN
Thứ nhất, tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc đối với DNNN bằng cách hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN trên địa bàn tỉnh phù hợp với kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế thế giới cũng nhƣ chủ trƣơng chính sách của Đảng ta trong thời gian tới.
Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN vừa mang đặc điểm riêng có của CNXH vừa chịu sự tác động của các quy luật chung của nền kinh tế thị trƣờng. Đặc trƣng cơ bản nhất của nó là lấy chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất làm nền tảng cho chế độ kinh tế. Trong quan hệ giữa các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác có quyền kinh doanh theo pháp luật và đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN. Trong hoạt động SXKD các nguyên tắc thƣơng mại tự do phải đƣợc tôn trọng và tuân theo qui luật thị trƣờng: giá cả hàng hóa, cung - cầu hàng hóa, chi phí sản xuất… Các doanh nghiệp tự quyết định hoạt động SXKD của mình dựa trên các tín hiệu của thị trƣờng, phấn đấu giảm chi phí, giá thành, tự quyết định giá bán sản phẩm của mình đảm bảo SXKD có hiệu quả. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX khẳng định: “ DNNN (gồm DNNN giữ 100% vốn và DNNN giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng đƣợc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô, là lực lƣợng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHXN, là chủ lực trong hội nhập kinh tế Quốc tế”. Quán triệt đƣờng lối đó, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp trong đó chủ yếu là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Qua công tác sắp xếp đổi mới, số lƣợng DNNN đã giảm nhiều, hiệu quả SXKD của doanh nghiệp cũng đƣợc nâng cao. Đến năm 2011 hiện Quảng Ninh còn 20 doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, UBND tỉnh Quảng
Ninh đã thực hiện sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp theo Quyết định số 1126/2007/QĐ-TTg ngày 28/8/2007 “Phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2010”
của Thủ tƣớng Chính phủ (Tỉnh Ủy Quảng Ninh, 2009).
Có thể nói, DNNN trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm đã giữ những vị trí then chốt, huyết mạch của nền kinh tế, là lực lƣợng vật chất để nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế, DNNN cũng bộc lộ nhiều yếu điểm, năng lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế so với các thành phần kinh tế khác, chƣa thực sự đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu là cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN chậm đổi mới, chƣa thích ứng với môi trƣờng hoạt động mới của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của DNNN trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN thì tất yếu phải đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN theo hƣớng tách bạch quyền sở hữu với quyền sử dụng vốn nhà nƣớc tại các DNNN nhằm giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động SXKD của mình nhƣng vẫn đảm bảo quyền kiểm tra, kiểm soát phần vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp. Đồng thời, tích tụ đƣợc vốn nhà nƣớc về Tổng công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc, chuyển hình thức cấp phát vốn sang đầu tƣ vốn đáp ứng đƣợc qui mô vốn ngày càng lớn của các DNNN trong thời kỳ hội nhập.Trƣớc hết, phải đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới DNNN theo lộ trình của Chính phủ đặt ra.
Thứ hai, tăng cƣờng quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại DNNN phải đảm bảo sự kiểm soát cần thiết và hiệu quả của nhà nƣớc đối với DNNN nhằm bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc tại các DNNN của tỉnh
Vốn nhà nƣớc là tài sản của nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng các cơ quan nhà nƣớc không thể trực tiếp quản lý và kinh doanh số vốn đó mà giao cho các DNNN sử dụng nhằm phục vụ các mục tiêu quốc gia, các lợi ích xã hội. Nếu cơ chế quản lý của nhà nƣớc lỏng lẻo, không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng nhà nƣớc không kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn của mình, doanh nghiệp sẽ lợi dụng sơ hở để sử dụng vốn không đúng mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nhà nƣớc
giao cho, hoặc sử dụng vốn đó vì động cơ trục lợi cá nhân. Ngƣợc lại, nếu kiểm soát quá chặt chẽ, bằng các mệnh lệnh hành chính thì doanh nghiệp sẽ không chủ động trong quá trình điều hành hoạt động của mình, không thể cạnh tranh đƣợc các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng, dẫn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp kém hiệu quả. Vì vậy, tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN trong thời gian tới phải theo hƣớng vừa tạo tự chủ cho doanh nghiệp nhƣng vẫn đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp từ phía các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Muốn vậy, nhà nƣớc cần trao quyền chủ động hoạt động SXKD cho các doanh nghiệp và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp bằng hệ thống các qui định của pháp luật (chế độ hạch toán kế toán, hệ thống các định mức kinh tế - kỹ thuật, chế độ thông tin báo cáo…), các công cụ kiểm tra, kiểm soát của nhà nƣớc (thanh tra, kiểm toán…), xác định rõ trách nhiệm vật chất của cơ quan nhà nƣớc khi can thiệp vào DNNN không hợp lý, gây tổn hại cho doanh nghiệp cũng nhƣ qui trách nhiệm cụ thể cho Giám đốc doanh nghiệp trong việc để thất thoát tài sản mà nhà nƣớc giao.
Quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới cũng phải đổi mới theo hƣớng trao quyền tự chủ cho DNNN trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, tuân thủ pháp luật. UBND tỉnh chỉ bảo hộ trong điều kiện cần thiết, có điều kiện với các ngành trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị xã hội của tỉnh. Phân định rõ quyền sở hữu vốn với quyền sử dụng vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp đảm bảo việc quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc một các có hiệu quả. UBND tỉnh là đại diện quyền sở hữu vốn nhà nƣớc tại các DNNN còn Giám đốc doanh nghiệp đƣợc nhà nƣớc giao quyền quản lý và sử dụng vốn phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển lƣợng vốn mà nhà nƣớc giao.
Thứ ba, tăng cƣờng quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại DNNN phải bảo đảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN trong thời gian tới phải khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả theo nguyên tắc thị
trƣờng. Đó là, mở rộng vai trò tự chủ cho doanh nghiệp, cho phép Doanh nghiệp tự quyết định kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất nhƣ thế nào, sản xuất bao nhiêu, bán cho ai với giả cả nhƣ thế nào… và tự chịu trách nhiệm trƣớc cơ quan quản lý nhà nƣớc (UBND tỉnh) về hoạt động kinh doanh của mình. Doanh nghiệp tự huy động vốn, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nguồn vốn vay của mình. Đồng thời, chủ động xây dựng thang bảng lƣơng trình Sở Lao động và thực hiện việc trả lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động theo thang bảng lƣơng mà doanh nghiệp đã xây dựng để có cơ chế trả lƣơng phù hợp, kích thích ngƣời lao động hăng hái, thi đua sản xuất, sáng tạo, tăng năng suất lao động từ đó việc quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp cũng cần đƣợc tăng cƣờng để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc nhƣng cần tránh chồng chéo, can thiệp quá sâu gây phiền hà, ảnh hƣởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy, nhà nƣớc cần áp dụng mô hình quản lý trong đó tách bạch quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với quyền SXKD làm cho hoạt động đầu tƣ vốn nhà nƣớc tại các DNNN trở lên rõ ràng hơn, hoạt động SXKD của doanh nghiệp đƣợc tăng cƣờng. Mặc dù quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp để vừa đảm bảo quyền tự chủ hoạt động SXKD của doanh nghiệp vừa đảm bảo kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc vừa chặt chẽ nhƣng không trói buộc doanh nghiệp là điều không dễ tiến hành. Nhà nƣớc cần xây dựng hành lang pháp lý qui định cụ thể chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Trong đó, công tác quản lý phải đƣợc cụ thể hóa thành những nhiệm vụ, trách nhiệm của ngƣời quản lý từ khâu đầu tƣ vốn đến kết quả sử dụng vốn thông qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lƣợng rõ ràng, minh bạch. Đồng thời qui định rõ trách nhiệm vật chất của cơ quan nhà nƣớc khi can thiệp không đúng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và cho phép doanh nghiệp khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền xem xét hành vi hành chính kiểm soát không hợp pháp của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Thứ tư, tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN phải bảo đảm định hƣớng phát triển kinh tế của đất nƣớc nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Định hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh là sắp xếp đổi mới lại các doanh nghiệp trên địa bàn nhằm khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cơ sở vật chất, tài nguyên hiện có của tỉnh. UBND tỉnh có chủ trƣơng chuyển những doanh nghiệp ở những lĩnh vực mà nhà nƣớc không cần nắm giữ, chi phối sang mô hình công ty cổ phần. UBND tỉnh chỉ nắm giữ chi phối các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nhƣ: Lâm nghiệp, Thủy lợi, môi trƣờng, quản lý cầu đƣờng bộ, đƣờng thủy, doanh nghiệp cung ứng nƣớc sinh hoạt, … vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện việc chuyển các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực trên sang công ty TNHH một thành viên.
Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới theo Nghị quyết Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010 – 2015): Phát huy mạnh mẽ lợi thế về vị trí địa chính trị, tài nguyên khoáng sản và tiềm năng du lịch nhằm huy động mọi nguồn lực cho phát triển nhanh hơn, bền vững hơn để Quảng Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại hóa vào năm 2015. Các chỉ tiêu cụ thể: tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm đạt từ 13% trở lên, Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng bình quân 13,5 - 13,8%/năm, Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân 14,4 - 14,7%/năm, Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2015: Công nghiệp và xây dựng 53% , Các ngành dịch vụ 43% , Nông, lâm, ngƣ nghiệp 4%, GDP bình quân đầu ngƣời đến năm 2015đạt 3.000 - 3.050 USD.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thích ứng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng về