Tăng cƣờng quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN của tỉnh Quảng Ninh phải hƣớng tới mục tiêu cụ thể là:
Thứ nhất, hình thành khung pháp lý chế định toàn diện các hành vi liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh.
Trƣớc hết, nhà nƣớc phải tạo lập đƣợc hành lang pháp lý đầy đủ, điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc (với tƣ cách là chủ sở hữu vốn) với doanh nghiệp (với tƣ cách là ngƣời sử dụng vốn) là cơ sở cho việc tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nƣớc đối với doanh nghiệp trong quá trình quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đúng mục đích, có hiệu quả, tránh nguy cơ biển thủ, tham nhũng, lạm dụng, làm thất thoát vốn nhà nƣớc. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình chủ động hoạt động SXKD của mình. Nhà nƣớc cần qui định những nguyên tắc cơ bản về quản lý vốn nhà nƣớc tại các DNNN làm cơ sở cho các cơ quan của nhà nƣớc, của tỉnh cũng nhƣ các doanh nghiệp coi đó là hành lang pháp lý để thực hiện.
Trên cơ sở những qui định mang tính nguyên tắc đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh phải tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các chế độ quản lý cụ thể phù hợp với tình hình địa phƣơng, xây dựng một cách đồng bộ hệ thống các qui định về quản lý, sử dụng vốn của các cơ quan quản lý cũng nhƣ cơ quan sử dụng vốn; qui định rõ quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng vốn đảm bảo quản lý chặt chẽ, không chồng chéo, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại DNNN. Đặc biệt, chú trọng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế cụ thể, rõ ràng, minh bạch làm công cụ cho nhà nƣớc tiến hành kiểm tra, kiểm soát cũng nhƣ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong hoạt động của mình: doanh thu, chi phí, chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, hạch toán kế toán, chế độ thống kê, báo cáo… cho phép cả cơ quan kiểm soát và doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc tốt hơn, hoạt động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, chi phí kiểm soát của nhà nƣớc vì thế đƣợc tiết kiệm hơn mà lại không gây lãng phí và phiền hà cho doanh nghiệp.
Thứ hai, hình thành hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đối với các DNNN do tỉnh quản lý vừa đảm bảo vai trò quản lý chặt chẽ, không chồng chéo của Nhà nƣớc, vừa đảm bảo cho phép doanh nghiệp tự chủ kinh doanh vốn.
Sự phân định rõ quản lý nhà nƣớc và quyền tự chủ SXKD của doanh nghiệp phải đƣợc cụ thể hóa thành quan hệ trách nhiệm, quyền hạn cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời đại diện DNNN. Việc quản lý nguồn vốn nhà nƣớc tại DNNN nên đƣa về một cơ quan quản lý nhà nƣớc chịu trách nhiệm đó là cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ ở Trung ƣơng và Sở Kế hoạch - đầu tƣ ở địa phƣơng). Cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện quyền chủ đầu tƣ thành lập Công ty chuyên kinh doanh vốn nhà nƣớc (Công ty đầu tƣ kinh doanh vốn nhà nƣớc, Ngân hàng nhà nƣớc đƣợc ủy thác quản lý vốn đầu tƣ…) và thực hiện cơ chế ngƣời đại diện - do Tổng công ty giới thiệu, thay mặt Tổng công ty quản lý phần vốn nhà nƣớc do Tổng công ty đầu tƣ tại các doanh nghiệp. Cần quán triệt đối tƣợng quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc là quản lý phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp chứ không phải quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nƣớc không đƣợc can thiệp trực tiếp vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp mà chỉ đƣợc can thiệp ở quyền hạn chủ đầu tƣ với các mức độ phân cấp rõ ràng cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nƣớc, ngoài việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo luật định nhƣ các doanh nghiệp khác còn phải chịu sự kiểm soát của nhà nƣớc về việc sử dụng của nhà nƣớc tại doanh nghiệp. (Công ty Kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc)
Thứ ba, các DNNN thuộc tỉnh quản lý phải đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, bảo toàn và tăng trƣởng. Đây là mục tiêu cao nhất mà các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh cần hƣớng tới.
Nhà nƣớc đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu mà nhà nƣớc đặt ra. Căn cứ vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ vị trí, lợi thế của doanh nghiệp mà nhà nƣớc giao vốn và đặt ra mục tiêu cho doanh nghiệp. DNNN
khi sử dụng vốn nhà nƣớc phải tuân thủ các mục tiêu đó. Chẳng hạn, đối với doanh nghiệp kinh doanh, thì mục tiêu của nhà nƣớc đặt ra là chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ lệ cổ tức đƣợc chia trên vốn...; đối với doanh nghiệp công ích, cung cấp hàng hóa công cộng thì mục tiêu mà nhà nƣớc đặt ra cho doanh nghiệp là số lƣợng, chủng loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ … Các doanh nghiệp không đƣợc tùy ý sử dụng vốn nhà nƣớc theo ý chủ quan của doanh nghiệp. Song khi qui định các mục tiêu cụ thể cho từng doanh nghiệp, nhà nƣớc cần quan tâm đến lợi thế của từng doanh nghiệp để chọn phƣơng án thực hiện sao cho có hiệu quả cao nhất, chỉ có vậy mới nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhƣng vẫn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nƣớc giao.