Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 46)

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thƣơng mại Móng Cái là đầu mối giao thƣơng giữa hai nƣớc Việt Nam - Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực. Năm 2010, Quảng Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 7 ở Việt Nam

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản,(Về trữ lƣợng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%.) nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tƣ, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trƣởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh.

Quảng Ninh đƣợc xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nƣớc sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn, ... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đƣờng biển giữa nƣớc ta với các nƣớc trên thế giới.

Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lƣu thƣơng mại, du lịch, dịch vụ và

thu hút các nhà đầu tƣ; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nƣớc trong khu vực.

Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nƣớc về thu ngân sách nhà nƣớc (2011) sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng. Tính đến hết năm 2011 GDP đầu ngƣời đạt 2264 USD/năm. (Hạ Long 3063 USD/năm, Móng Cái 2984 USD/năm, Cẩm Phả 2644 USD/năm, Uông Bí 2460 USD/năm). Lƣơng bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực nhƣ than, điện, cảng và du lịch đều ở mức cao .(2011 Điện 8,6 Triệu đồng Than 7.7 Triệu đồng Du Lịch - Dịch vụ 9.2 Triệu Đồng)

Trong giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ phát triển kinh tế Quảng Ninh luôn duy trì ở mức cao và ổn định. Tốc độ tăng trƣởng luôn giữ ở mức 10% hàng năm và đạt bình quân 12,66% trong cả giai đoạn. Năm 2009 dù bị tác động mạnh của khủng khoảng kinh tế nhƣng tốc độ tăng trƣởng của Quảng Ninh vẫn đạt 10,6% và đạt 12% năm 2010.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc tỉnh Quảng Ninh (Trang 45 - 46)