Đánh giá thiết kế thể nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa”:

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 97 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.5.Đánh giá thiết kế thể nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa”:

“Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn nhưng chứa đựng nhiều giá

trị nội dung, nghệ thuật và nhiều tầng ý nghĩa. Với thời gian có hạn, (2tiết) cho giáo viên và học sinh ở trên lớp thì không thể khai thác triệt để các giá trị của tác phẩm. Vì thế, chúng tôi phối kết hợp một số phương pháp, biện pháp trong quá trình dạy học tác phẩm này, trong đó có sự kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh học tập, tiếp cận, nắm bắt tác phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất.

Giáo án được thiết kế theo trình tự truyện ngắn, trong đó giáo viên đã sử dụng câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, nghiên cứu. Sau mỗi phần, giáo viên có giảng bình, diễn giải đánh giá, tổng kết để học sinh khắc sâu tri thức bài học, nắm được những triết lý về cuộc sống mà tác giả gửi gắm trong bài học.

Giáo án, thiết kế được dạy thể nghiệm ở lớp 12A3 trường THPT Phú Bình và 12A7 trường THPT Lương Phú huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên. Qua quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy thiết kế có một số ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm:

Thiết kế được thể hiện, chuẩn bị tương đối đầy đủ, chi tiết, cụ thể và khoa học.

Thiết kế sử dụng nhiều phương pháp, biện pháp dạy học tạo được không khí học tập sôi nổi, hứng thú, tích cực cho học sinh. Hệ thống các câu hỏi sắp xếp theo trình tự tác phẩm, cách đặt câu hỏi linh hoạt, chặt chẽ phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh. Đa số các em đều có cơ hội suy nghĩ, phát hiện, bộc lộ ý kiến của mình trước tập thể và cả lớp, các em tự mình tìm ra tri thức, đáp án cho bài học dưới sự hướng dẫn, tổ chức, điều chỉnh của giáo viên. Trong giờ học, giáo viên chỉ giữ vai trò tổ chức, định hướng cho học sinh hoạt động, đồng thời khích lệ, động viên các em suy nghĩ, mạnh dạn phát biểu, do đó học sinh được hoạt động nhiều hơn, giờ học sôi nổi, hấp dẫn và bước đầu đạt được kết quả nhất định.

Nhược điểm:

Do thời gian có hạn, nên ở mỗi câu hỏi giáo viên thường phải yêu cầu học sinh làm việc, suy nghĩ trong thời gian ngắn. Chính vì thế, đáp án các em đưa ra chưa đầy đủ, chính xác, giáo viên vẫn phải điều chỉnh và bổ sung thêm. Một số học sinh còn chưa mạnh dạn tham gia tranh luận, suy nghĩ, phát biểu nên giờ học đôi lúc còn trầm.

Đây là thiết kế thể nghiệm, nó vẫn còn mang nặng tính chất lý thuyết. Từ lý thuyết đến thực tiễn còn cả một “chặng đường” dài và gian nan, muốn đạt kết quả như mong muốn cần phải có một quá trình cải biến, thích ứng. Chính vì thế, người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo với từng đối tượng học sinh, với từng tình huống cụ thể, không nên ép buộc các em theo khuôn mẫu thiết kế soạn sẵn của mình. Đồng thời, biết linh hoạt sử dụng những biện pháp, phương pháp dạy học đạt hiệu quả nhất, phù hợp nhất, có như vậy giờ học mới thực sự thành công.

KẾT LUẬN

1. Mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường đều là đối tượng thẩm mỹ cho giáo viên và học sinh khám phá. Mục đích cuối cùng của giờ học Văn là giáo viên giúp học sinh nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm để, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để hình thành và phát triển nhân cách cho bản thân.

Thông qua cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng bài học “Chiếc thuyền ngoài xa”. Những ý kiến đề xuất ở chương 2, chúng

tôi đều căn cứ vào tình hình dạy học của giáo viên và học sinh cũng như trình độ, năng lực truyền thụ của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh địa bàn nghiên cứu. Giáo án thể nghiệm đó, chú trọng vào những biện pháp, phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh, theo quan điểm của đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có tính triết lý sâu sắc, thể hiện chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn. Đó cũng là sinh hoạt đời thường mà mỗi con người phải đối diện từng ngày, từng giờ. Chính vì thế giáo viên hướng dẫn học sinh đi sâu khai thác nội dung, các tầng ý nghĩa, chủ đề, tư tưởng của tác phẩm để từ đó thấy được toàn bộ giá trị của nó.

“Chiếc thuyền ngoài xa” là tác phẩm văn học thuộc giai đoạn sau năm

1975, là tác phẩm có nhiều đổi mới về nội dung và thể loại, đồng thời cũng là tác phẩm tương đối khó với cả giáo viên và học sinh. Do đó, việc xác định nội dung trọng tâm, lựa chọn PPDH là quan trọng và cần thiết. Trong luận văn của mình, chúng tôi đã lựa chọn một số biện pháp, phương pháp theo đặc trưng của thể loại, trong đó có sự phối kết hợp cả phương pháp truyền thống (giảng bình) và phương pháp tích cực (gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận, nghiên

cứu), tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn, đồng thời giúp các em khắc sâu tri thức bài học.

3. Muốn vận dụng có hiệu quả những phương pháp trên trong dạy học Văn, cần phải có thời gian và tâm huyết. Bên cạnh đó, cũng phải linh hoạt đối với từng giờ học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, vì mỗi tác phẩm có nhiều cách khai thác, tiếp cận cũng như có nhiều biện pháp, phương pháp dạy học phù hợp. Những đề xuất của chúng tôi trong dạy học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” theo một góc độ mới, một hướng tiếp cận mới nhằm phục vụ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, những biện pháp ấy cũng còn những hạn chế nhất định mà người viết chưa nhận biết hết được. Song để tìm ra một hướng đi mới, góp phần nâng cao chất lượng bài học này thì đây là một giải pháp có nhiều triển vọng.

4. Kết quả dạy thể nghiệm mới chỉ là bước đầu cho quá trình dạy học lâu dài. Để chất lượng giờ học thực sự tốt và có hiệu quả, cần phải có nhiều thời gian, công sức, tâm huyết và sự lao động sáng tạo không mệt mỏi của tất cả giáo viên và những người làm công tác giáo dục.

Bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học, trình độ năng lực còn hạn chế, người viết đã nỗ lực, phấn đấu hoàn thành luận văn mong muốn góp thêm một tiếng nói vào việc tìm ra một hướng đi thích hợp trong dạy học tác phẩm

“Chiếc thuyền ngoài xa”. Dù người viết đã cố gắng, song chắc chắn vẫn còn

nhiều hạn chế, thiếu sót, chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bích: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu”, Nghiên cứu văn học, số 11/2011.

2. Hoàng Hữu Bội: Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, NXBGD, 2008.

3. Nguyễn Minh Châu toàn tập – tập 3 (Truyện ngắn), NXB Văn học, Hà

Nội, 2001.

4. Nguyễn Minh Châu toàn tập – tập 5 (Phê bình tiểu luận), NXB Văn học,

Hà Nội, 2001.

5. Nguyễn Minh Châu: Trả lời phỏng vấn báo văn nghệ, ngày 1/12/1986. 6. Lưu Hồng Dung: Quan niệm nghệ thuật về hoàn cảnh trong tập truyện

ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sỹ

khoa Ngữ văn ĐHSP Thái Nguyên, 2007.

7. Dự án Việt – Bỉ: Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kỹ thuật

dạy học, NXB Sư phạm, Hà Nội, 2009.

8. Phạm Văn Đồng: Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên

cứu giáo dục – số 28/ 1973.

9. Nguyễn Trọng Hoàn: Rèn luyện tư duy sáng trong dạy học tác phẩm văn

chương, NXB Giáo dục, 2002.

10. Trần Bá Hoành: Đổi Mới phương pháp Dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2007.

11. Nguyễn Thanh Hùng: Giáo án giảng văn – Sự đồng hóa kiến thức tổng hợp của người giáo viên, Nghiên cứu giáo dục- số 10/2000.

12. Nguyễn Thanh Hùng: Phương pháp dạy học Ngữ Văn những vấn đề cập nhật, NXBSP, 2006.

13. Trần Bá Hoành: Phương pháp tích cực, Nghiên cứu giáo dục – số 6/2007. 14. Đặng Hiển: Dạy học văn theo hướng phát triển tư duy, Tạp chí nghiên

15. Phan Trọng Luận(Chủ biên): Phương pháp dạy học văn, tập I,

NXBĐHQG, Hà Nội, 1996.

16. Phan Trọng Luận: Phương pháp dạy học văn, tập II, NXBĐHQG, Hà Nội, 1996.

17. Phan Trọng Luận: “Công nghệ thông tin với việc giảng dạy các môn khoa

học xã hội và nhân văn trong nhà trường”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục

– số 8/1998.

18. Phan Trọng Luận: Văn học nhà trường những điểm nhìn, NXBĐHSP, Hà

Nội, 2011.

19. Phan Trọng Luận: Văn học nhà trường Nhận Diện – Đổi mới – Tiếp cận, NXBĐHSP, Hà Nội, 2011.

20. Tôn Phương Lan: Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, NXB Khoa học xã hội, 2002.

21. Hoàng Thị Hồng Minh: Hướng dẫn học sinh phân tích và thảo luận các tầng ý nghĩa nhân sinh trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Luận văn thạc sỹ khoa Ngữ Văn ĐHSP Thái

Nguyên, 2007.

22. Nguyễn Huy Quát: Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy học

văn, NXB Đại học Thái Nguyên, 2011.

23. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội: Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, 2001.

24. Ruwbnhikova: Phương pháp đọc diễn cảm (dịch), NXBGD, Hà

Nội,17974.

25. Www.Scribd.com/doc/ Một số phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy học truyền thống, 2007.

26. Nguyễn Cảnh Toàn: Bàn về “học” và “nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục – số 7/1996.

27. Nguyễn Cảnh Toàn(Chủ biên): Quá trình dạy – Tự học, NXBGD, Hà Nội, 2001. 28. Lê Trung Thành: “Các loại tình huống có vấn đề trong dạy học tác phẩm

văn chương, Nghiên cứu giáo dục – số 8/1999.

29. Phạm Viết Vượng: Bàn về “Phương pháp giáo dục tích cực”, Nghiến cứu giáo dục – số 9/2009.

30. Lê trí Viễn: Về vị trí của môn Văn trong nhà trường phổ thông, Nghiên

cứu giáo dục – số 3/1977.

31. Ngữ Văn 12, Bộ 1, Tập 2, SGK, NXBGD, 2005.

32. Vũ Duy Yên: “Tìm hiểu về phương pháp giáo dục tích cực”, Tạp chí giáo dục – số 7/2005.

33. Nguyễn Thị Yến: Những vấn đề đặt ra về lý luận thực tiễn, Nhịp cầu tri

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 97 - 103)