Sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

ngoài xa

Như đã nói ở trên, bài “Chiếc thuyền ngoài xa” là bài học chứa đựng

nhiều kiến thức liên ngành, đặc biệt tác giả lựa chọn bức tranh thiên nhiên của biển miền Trung với sự đan xen giữa thiên nhiên và con người cho nên sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học bài này cũng rất phù hợp.

Để bài học đạt kết quả, giáo viên cần lựa chọn tranh ảnh trình chiếu hợp lý, bằng việc sưu tầm trên báo, tạp chí, lịch treo tường, trên mạng những cảnh thích hợp. Lựa chọn những bức ảnh về miền biển, cảnh thiên nhiên lúc sáng sớm, cảnh sương xuống trong nắng buổi sớm, cảnh người phụ nữ một mình chèo thuyền trên sông, một số đoạn phim miêu tả cảnh sinh hoạt của các gia đình trên thuyền…vv. Mỗi bức tranh ảnh, đoạn phim tượng trưng, minh họa cho nội dung từng phần học, số lượng tranh ảnh cũng vừa phải, không nên lạm dụng tranh ảnh quá nhiều, biến giờ học thành giờ chiếu phim, giải trí, để học sinh không quá chú tâm vào màn hình mà không chịu suy nghĩ, học bài, hoặc có thể bị thiếu giờ vì quá sa vào trình chiếu tranh ảnh.

Đối với học sinh, việc được học và sử dụng những phương tiện hiện đại giúp các em cá nhân hóa việc tự học (học mọi lúc, mọi nơi), học theo nhu cầu cá nhân, học suốt đời. Đối với giáo viên, sử dụng biện pháp dạy học này góp phần cải tiến hoặc thay thế những biện pháp truyền thống về dạy học và đánh giá. Nhờ khả năng lưu trữ lượng thông tin lớn, xử lý thông tin nhanh của phương tiện nghe nhìn nên tiết kiệm thời gian làm việc trên lớp. Sử dụng phương tiện nghe nhìn cũng phải linh hoạt, khéo léo để khỏi hạn chế khả năng giao tiếp giữa thầy và trò, trò với trò trong giờ học.

Khi sử dụng phương tiện nghe nhìn, giáo viên cần kết hợp một số phương pháp dạy học khác như đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức thảo luận nhóm…vv. Ví dụ giáo viên trình chiếu một cảnh biển lúc sáng sớm, đồng thời đưa ra câu hỏi: Đằng sau bức tranh đẹp đó là cuộc sống trần trụi của người

dân hàng chài. Tại sao Nguyễn Minh Châu lại sử dụng hai chi tiết, hình ảnh trái ngược và mâu thuẫn với nhau trong bài học này? Khi trình chiếu bức ảnh

một người phụ nữ chèo thuyền trên sông, một đoạn phim miêu tả cảnh sinh hoạt của gia đình ngư dân trên thuyền, giáo viên có thể hỏi học sinh: Những hình ảnh này có gợi cho em hình dung được cuộc sống sinh hoạt của người

dân hàng chài sống bằng nghề sông nước trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa không? Tuy nhiên, cũng nên xem phương tiện nghe nhìn ở đây chỉ như là chất xúc tác góp phần tạo ra hứng thú nhất định cho bài học, chứ chưa phải là biện pháp duy nhất, tối ưu cho một giờ học nào.

Tóm lại, sử dụng phương tiện nghe nhìn là phương pháp dạy học đang được triển khai trong dạy học Văn ở trường phổ thông vài năm trở lại đây. Phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả, nếu giáo viên biết cách tổ chức, điều khiển giờ học linh hoạt, khoa học. Điều cần hết sức nhấn mạnh và lưu ý là không công nghệ hay phương tiện hiện đại nào có thể thay thế được ngôn ngữ của người thầy, mà chỉ góp phần hỗ trợ việc kích thích hứng thú học tập và các hoạt động tích cực của học sinh trong giờ học Văn.

Chương 3

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM TRUYỆN NGẮN

“CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 72 - 75)