Chương trình Sách giáo khoa ở trường phổ thông đối với việc đổi mới phương

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 32 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Chương trình Sách giáo khoa ở trường phổ thông đối với việc đổi mới phương

mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Năm 2002 chương trình SGK mới được áp dụng đối với bậc THCS, đến năm 2006 thì áp dụng đối với bậc THPT, và đến năm 2008 là hoàn thiện chương trình SGK mới đối với hai cấp học trên.

Bộ SGK được biên soạn theo chương trình cải cách lần này cũng nhận được nhiều ý kiến khen, chê khác nhau. Song bộ sách đã đáp ứng được yêu thực tế dạy học trong nhà trường hiện nay, đồng thời phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực và tích hợp.

Nếu bộ Sách giáo khoa trước khi bị thay thế chỉ giới hạn đến văn học trước năm 1975, tức là giới hạn ở văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa nên còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh

ứng được với yêu cầu của xã hội. Cùng với sự biến đổi của nền kinh tế xã hội thì tư duy và nhận thức của học sinh cũng đã có nhiều thay đổi, trong khi SGK vẫn chỉ tái bản mà không có sửa đổi, sẽ không đáp ứng được công cuộc đổi mới của đất nước.

Từ những hạn chế của Sách giáo khoa cũ, bộ Sách giáo khoa theo chương trình cải cách lần này đã có nhiều cải tiến hơn, từ tên gọi đến nội dung kiến thức và hình thức trình bày. Nếu như SGK trước có tên gọi là Văn học thì SGK mới này được đặt tên là Ngữ văn, trong đó tích hợp ba phân môn Văn học – Tiếng việt – Tập làm văn. Kế thừa những thành tựu mà các phân môn Văn học – Tiếng Việt – Tập làm văn trước đây đạt được, chương trình tiếp tục thực hiện nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc thực hành, thích hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi, lấy học sinh làm làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của học sinh, rèn luyện cho học sinh có thói quen tự học.

SGK cũ chỉ giới hạn đến giai đoạn văn học trước 1975 thì SGK mới đã đưa vào chương trình một số tác giả tiêu biểu sau năm 1975 như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo…vv, Một số tác phẩm sau năm 1975, như “Bến quê” được thay cho tác phẩm “Bức tranh” ở lớp 9, tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” được thay cho tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” ở lớp 12. Do đặc điểm tâm lý của thanh thiếu niên ngày nay, dễ tiếp nhận và có hứng thú với những tác phẩm hiện đại hơn so với những tác phẩm văn học trung đại cho nên những tác phẩm văn học hiện đại cũng được đưa vào chương trình SGK mới nhiều hơn (ở lớp 11 và 12). Bên cạnh đó, SGK mới còn tiếp thu, vận dụng có chọn lọc các nguyên tắc xây dựng chương trình Ngữ Văn của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, trên cơ sở đó mở rộng phạm vi khái niệm văn học, ở bậc THCS, THPT, đưa thêm văn bản nhật dụng vào chương trình như “Ôn dịch thuốc lá”, “Trái đất năm 2000”, “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng

chống AIDS”, để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện về cuộc sống hiện tại, cũng như tạo ra môi trường học tập có sự liên hệ giữa nhà trường – gia đình và xã hội.

Tác phẩm văn học ở sách Văn học được gọi là giảng văn thì ở sách Ngữ Văn có tên gọi là đọc – hiểu văn bản. Tên gọi mới này cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có người đồng tình ủng hộ như GS Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, đồng thời cũng khá nhiều ý kiến từ các nhà nghiên cứu, phê bình và cả giáo viên trực tiếp giảng dạy không tán thành vì họ cho rằng nó không phù hợp với đặc trưng của môn Văn. Đại diện cho loại ý kiến không tán thành là GS Phan Trọng Luận. Chính vì thế, bộ SGK THPT do GS Phan Trọng Luận làm tổng chủ biên không dùng chữ đọc - hiểu.

Mỗi bộ Sách giáo khoa mới khi đưa vào thực tế giảng dạy không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót như GS Phan Trọng Luận từng nói “

Không có bộ sách giáo khoa nào hoàn hảo 100%”. Bởi tác phẩm văn chương

là đa nghĩa, cùng một tác phẩm có rất nhiều cách hiểu, tiếp cận khác nhau, cùng một nội dung lại cũng có nhiều ý kiến đánh giá, nhận định khác nhau. Do đó, sự thiếu sót là không tránh khỏi.

Tuy nhiên, bộ SGK mới này cũng là một thành tựu khoa học, đồng thời cũng có sự tiến bộ hơn so với bộ SGK cũ. Nó phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, với nhận thức của học sinh và phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học, trong đó chú trọng đến phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh. Yêu cầu đặt ra trong mỗi bài dạy Ngữ văn đã được giải quyết có hệ thống như làm sao tiếp cận và giải mã các tác phẩm văn chương cho thật hiệu quả. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài cho học sinh có định hướng như câu hỏi về ý nghĩa của chi tiết, biểu tượng, hình tượng trong tác phẩm; câu hỏi liên tưởng, suy luận; câu hỏi khám phá chủ đề, tư tưởng; câu hỏi phân tích, nhận xét, đánh giá, so sánh với nhân vật hay tác phẩm văn học

khác. Nhìn chung, hệ thống câu hỏi sát với trọng tâm bài học, ít tràn lan, suy diễn tạo ra được động cơ học tập và kích thích tính tích cực của học sinh. Người giáo viên dễ xác định kiến thức trọng tâm của bài học. Ví dụ: khi dạy bài “Tây Tiến” của Quang Dũng giáo viên cần hướng dẫn học sinh vào các

nội dung chính như : “Nỗi nhớ về cuộc hành quân qua miền Tây Bắc; Nỗi nhớ về những đêm liên hoan và cuộc vượt dòng nước lũ; Nỗi nhớ về đoàn binh Tây Tiến” [2, 43 - 44].

Điểm tích cực của bộ SGK mới lần này còn là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức với phương pháp, nhân cách học sinh được hình thành theo trình tự: thông tin – kỹ năng – thái độ. Nội dung kiến thức đã có sự tinh giản, gãy gọn, chặt chẽ, các hình thức tác động đến học sinh cũng hợp lý hơn, như lời chú thích, ghi nhớ, những luận điểm chính và hệ thống bài tập. Những việc làm của học sinh trên lớp, ở nhà hay sự liên hệ với môi trường xã hội cũng được người biên soạn sách đầu tư và sắp xếp hợp lý hơn so với sách cũ.

Phải khẳng định rằng, SGK là công cụ dạy và học cho cả giáo viên và học sinh, mỗi giờ học không thể thoát ly SGK. Bộ SGK trong lần cải cách này đã đáp ứng được với nhu cầu và sự phát triển của đất nước ta thời kỳ đổi mới với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đồng thời phù hợp với sự đổi mới của phương pháp dạy học.

Mặc dù bộ SGK lần này đều do các nhà khoa học có tên tuổi biên soạn nhưng khi đi vào thực tế giảng dạy, nó vẫn còn những hạn chế nhất định. GS Phan Trọng Luận là người biên soạn bộ sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT cũng thừa nhận những hạn chế của SGK lần này là “phần học tập của học sinh, phần hướng dẫn tự học, tự chiếm lĩnh của học sinh nói chung bị xem nhẹ. Hệ thống câu hỏi là phần duy nhất được thực hiện nhưng nội dung câu hỏi có khi còn tùy tiện mà cái gốc là do chưa xuất phát từ quan điểm hiện đại về khoa học sư phạm, về nguyên lý đổi mới phương pháp dạy học trong nhà

trường chúng ta ngày nay, câu hỏi tù mù, câu hỏi phi hệ thống, thiếu định hướng” [19, 86]. Một trong những hạn chế nữa của SGK phổ thông là ôm đồm kiến thức, ví dụ theo khảo sát của các nhà khoa học “có những bài viết

về văn học sử lớp 10, 11, 12 mà tác giả vẫn đưa ra hàng 80 – 159 – 161 kiến thức khái quát và 49 – 64 – 208 kiến thức cụ thể” [19, 85 - 86].

Để nâng cao chất lượng SGK, hướng vào hoạt động học tập của học sinh, nội dung kiến thức trong sách phải kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính sư phạm, phải nâng cao chất lượng, tổ chức học sinh tự chiếm lĩnh tri thức, để SGK trở thành công cụ tự học tập và tự phát triển nhân cách học sinh. Đó là mục tiêu của giáo dục - đào tạo, trong đó hạn chế này sẽ được khắc phục ở lần thay SGK sắp tới.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)