Trình độ, năng lực của giáo viên với việc đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 36 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Trình độ, năng lực của giáo viên với việc đổi mới phương pháp dạy học

học theo hướng tích cực

Người giáo viên nói chung và giáo viên văn nói riêng có sứ mệnh

truyền bá kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác, giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển. Người giáo viên có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tiếp xúc với văn học, giúp các em hiểu biết và nắm vững các tri thức về ngôn ngữ, văn học để từ đó vận dụng vào cuộc sống. Do đó, vai trò của giáo viên rất quan trọng, giáo viên không chỉ dùng lời nói và bằng cả những phương tiện dạy học khác nhau được phối kết hợp linh hoạt trong dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách.

Muốn thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học thì đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ, không chỉ có hệ thống lý luận dạy học, cải cách SGK mà trình độ, năng lực chuyên môn của người giáo viên – người trực tiếp thực hiện cơ chế đổi mới phương pháp dạy học cũng phải được quan tâm và thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng để thực sự đạt được kết quả mong muốn.

Việc thay đổi cách giảng dạy của giáo viên đã được quan tâm từ nhiều thập niên mà khởi đầu từ cuộc nói chuyện của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng với giáo viên văn ở Hà Nội, cuối năm 1972. Thủ tướng căn dặn không thể dạy văn như cũ, “không dạy học sinh múa chữ”, “không dạy theo điệu sáo”, “dạy

văn là để học sinh phát hiện con người mình”. Đến đầu năm 1980 Vụ giáo

dục phổ thông cũng soạn thảo bản “Hướng dẫn phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy và học bộ môn Văn”, trong đó có nhấn mạnh: “Trong năm học này (1979 – 1980), mỗi giáo viên cần có sự chuyển biến rõ rệt về việc cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy theo yêu cầu phát tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập”. Văn bản trên cũng chỉ rõ nhiệm vụ của người giáo viên khi thực hiện giảng dạy đối với từng phân môn cụ thể, như đối với giờ văn học sử, giờ giảng văn, giờ tập làm văn.

Từ đó đến nay, việc nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho người giáo viên để đáp ứng với nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học vẫn được quan tâm và đầu tư. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy của giáo viên vẫn chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận giáo viên vẫn quen với lối dạy học truyền thống là “đọc – chép”. Lối dạy học đó đã tồn tại và ăn sâu trong tâm trí họ, nên khi đổi mới phương pháp dạy học, những giáo viên này gặp khó khăn không ít. Mặc dù các cấp quản lý cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ theo cơ chế dạy học mới, song kết quả áp dụng và thực hiện là chưa cao, bởi một hạn chế của một số bộ phận của giáo viên vẫn tồn tại một sức ỳ. Đối với đội ngũ giáo viên trẻ, lại sa vào cung cấp kiến thức tràn lan, dàn trải, họ chưa biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, hoặc chưa có kinh nghiệm tổ chức giờ học để dẫn dắt học sinh đến những nội dung chính của bài học. Họ thường ôm đồm kiến thức, dẫn đến sự quá tải, cho nên kết quả cũng chưa tốt. Ngoài ra, đa số giáo viên vẫn chưa xem trọng ý kiến của học sinh, những câu trả lời

không đúng ý giáo giáo viên vẫn không được chấp nhận, giáo viên gần như độc tôn đánh giá và cho điểm nên dẫn đến giờ học thiếu dân chủ.

Trước những thực tế đó, ngành giáo dục và đào tạo đã tìm nhiều biện pháp để cái tiến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Những cuộc tranh luận trên các báo, tạp chí giáo dục đã diễn ra, những công trình nghiên cứu của các giáo sư, các nhà khoa học về đổi mới cách dạy học của giáo viên đã được công bố để giáo viên vận dụng.

Các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên theo phương pháp dạy học mới, đưa công nghệ thông tin vào trong nhà trường, tổ chức tham quan thực tế cho cả giáo viên và học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên và kích thích hứng thú học tập của học sinh . Hằng năm tổ chức thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, các hội thảo khoa học, các sáng kiến kinh nghiệm cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên.

Muốn có được một thế hệ học sinh năng động, tích cực, sáng tạo thì trước tiên phải có được đội ngũ giáo viên giỏi về kiến thức, năng động, yêu nghề, yêu học sinh được đào tạo bài bản ngay từ khi ngồi trên nghế giảng đường đại học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học cũng phải tiến hành trước tiên ở trường sư phạm, để đào tạo những thầy cô giáo tương lai tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 36 - 38)