7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Khảo sát tình hình chuẩn bị, khả năng tự học và tính tích cực hoạt động
động của học sinh đối với học bài “Chiếc thuyền ngoài xa”
2.1.2.1. Khảo sát phần tự học và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
* Đối tượng khảo sát: Học sinh khối 12 ở hai trường THPT Lương Phú và THPT Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
* Số lượng khảo sát: 200 học sinh.
- Hình thức yêu cầu: Chúng tôi kiểm tra vở soạn bài của học sinh, kiểm tra phần tóm tắt nội dung tác phẩm, kể tên những nhân vật có trong chuyện và phần chuẩn bị bài mới của học sinh.
Khả năng tự học, chuẩn bị bài của học sinh Tốt Khá TB Yếu Kém Trường Lớp Tổng Số SL % SL % SL % SL % SL % Lương Phú 12A4 46 3 6,5 10 21,7 25 54,3 8 17,4 0 0 Phú Bình 12A2 48 5 10,4 9 18,6 23 47,9 11 22,9 0 0 2.1.2.2. Khảo sát hình thức học
- Yêu cầu: Chúng tôi đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời.
Câu hỏi: Em sử dụng những hình thức học nào đối với bài “Chiếc thuyền ngoài xa”? - Kết qủa khảo sát: Học vở ghi Đọc SGK Đọc sách và tài liệu tham khảo Làm bài tập nghiên cứu tiểu luận Đọc trước bài học ở nhà Phân loại bài tập, bài học 75% 10% 5% 0 10% 0
2.1.2.3. Khảo sát khả năng phân tích, đánh giá, khái quát của học sinh thông qua hoạt động nhóm
* Hình thức khảo sát: Chúng tôi đưa ra câu hỏi cho các nhóm hoạt động, sau khi các nhóm trình bày kết quả thảo luận, giáo viên tổng kết, rút ra kết luận chung. Mỗi học sinh tự điều chỉnh, bổ sung những phần cần thiết, rồi ghi lại vào vở học văn, giáo viên kiểm tra phần tự điều chỉnh ở vở ghi của học sinh.
Câu hỏi: Qua việc tìm hiểu truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa”, em hãy phân tích những nét chính rồi rút ra nhận xét về cuộc sống, số phận, phẩm chất của người phụ nữ hàng chài?
Sau khi phân tích những nét chính, học sinh khái quát được những nội dung chính sau:
- Là người phụ nữ có số phận khổ đau, bất hạnh - Là người phụ nữ khát khao tổ ấm gia đình.
- Là người vợ thương yêu chồng con, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì hạnh phúc gia đình.
* Kết quả khảo sát:
Khả năng phân tích, đánh giá, khái quát
Tốt Khá TB Yếu Kém Trường Lớp Tổng Số SL % SL % SL % SL % SL % Lương phú 12A1 45 2 4,45 11 24,5 24 53,3 8 17,7 0 0 Phú Bình 12A5 47 5 10,6 16 34,0 20 42,6 6 12,8 0 0
2.1.2.4. Khảo sát tính tích cực hoạt động của học sinhqua việc kiểm tra khả năng nắm bắt nội dung chính bài học
* Yêu cầu: Chúng tôi đưa ra câu hỏi ghi vào phiếu học tập và yêu cầu học sinh trả lời vào phần bên dưới.
Câu hỏi: Em hãy chỉ ra những nội dung chính của bài “Chiếc thuyền ngoài xa”?
- Học sinh phải trả lời được những nội dung chính sau:
+ Đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà nghệ sỹ Phùng tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong gia đình hàng chài.
+ Từ đó thấu hiểu: Mỗi con người trong cõi đời, nhất là người nghệ sỹ, không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
* Kết quả khảo sát:
Khả năng nắm bắt nội dung chính tác phẩm
Tốt Khá TB Yếu Kém Trường Lớp Tổng Số SL % SL % SL % SL % SL % Lương Phú 12A7 46 2 4,34 12 26 22 39,1 10 21,7 0 0 Phú Bình 12A9 45 4 8,88 15 33,3 20 48,8 6 13,3 0 0 2.1.3. Nhận xét kết quả khảo sát
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975, tác phẩm này không miêu tả bằng một giọng điệu ngưỡng mộ, ngợi ca mà tác giả đi sâu vào cuộc sống thế sự, đời tư của nhân vật với cái nhìn đa diện, đa chiều. Bên cạnh cái đẹp, cái tốt, con người còn có cả thói hư, tật xấu, cả bạo lực, đói nghèo lẫn cái lam lũ, cơ cực của cuộc sống thường ngày. Đó chính là “bề sâu, bề xa”, cái hiện thực vốn có của đời sống một thời đã bị che đậy, dấu kín thì nay được Nguyễn Minh Châu “phơi bầy” lên trang sách của mình, do vậy mà nhà văn được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng đi được xa nhất” [4]. Chính vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
tiếp cận văn bản từ nhiều góc độ, nhiều chiều, không chỉ khám phá lớp nghĩa bên ngoài mà còn đi sâu phân tích các lớp nghĩa bên trong để hiểu được tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản.
Qua thực tế khảo sát và dự một số tiết dạy học đoạn trích “Chiếc thuyền
ngoài xa” chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:
2.1.3.1. Về phía giáo viên
Đa số giáo viên được hỏi đều cho rằng dạy truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” khó hơn truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng”. “Chiếc thuyền ngoài xa” mới đưa vào giảng dạy được vài năm cho nên tài liệu hướng dẫn
dạy học, tham khảo cho cả giáo viên và học sinh không nhiều. Thời gian phân phối cho giờ học cũng chưa hợp lý. Giáo viên thường mất nhiều thời gian cho phần đầu, đến khi gần hết thời gian lại đi lướt cho phần cuối mà trọng tâm bài học chủ yếu từ phần giữa bài đến cuối bài. Chính vì thế, giáo viên chưa giúp học sinh tìm hiểu hết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, giáo viên chưa tạo ra được không khí học tập sôi nổi để học sinh có cơ hội phát huy hết nội lực, tính tích cực hoạt động, chủ động, sáng tạo trong giờ học.
Về soạn giáo án: Đa số giáo viên vẫn soạn theo lối truyền thống, đó là đưa ra hệ thống câu hỏi từ đầu đến cuối, cùng với hệ thống đáp án đã soạn sẵn, giáo viên sẽ dựa vào đáp án này để nhận xét về câu trả lời của học sinh. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo trình tự câu chuyện, tức là theo chiều dọc từ đầu tác phẩm cho đến hết. Giáo viên chưa thực hiện tốt, hiệu quả những phương pháp dạy học tích cực, chưa phối kết hợp được những phương pháp dạy học mới. Giáo viên chưa sử dụng nhiều câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề, không tạo ra được những tình huống để kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi của học sinh. Câu hỏi gợi mở cũng chưa hợp lý, giáo viên mới chỉ dừng lại với những câu hỏi ở “bề nổi” của bài học, không có câu hỏi khái quát, tổng hợp về chiều sâu tác phẩm. Với truyện ngắn này, giáo viên có thể sử dụng nhiều cách dạy khác nhau như: sử dụng máy chiếu, cho học sinh thảo luận nhóm, đàm thoại tranh luận, sử dụng câu hỏi nêu và giải quyết vấn đề…vv . Tuy nhiên, đa số
giáo viên vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình là chính, cách soạn giáo án và cách dạy học như thế chưa có sự đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đó vẫn là lối dạy học truyền thống: thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép rồi học thuộc lòng những điều học sinh ghi chép được. Khi được hỏi thì những giáo viên này trả lời: đây là tác phẩm mới đưa vào giảng dạy và tương đối khó, tuy không dài nhưng lại nhiều tầng ý nghĩa, đồng thời có nhiều ý kiến, nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung của truyện ngắn, vẫn còn một số học sinh không thích truyện ngắn này nên chủ yếu giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cơ bản, những nội dung chính các em cần nắm để phục vụ cho kiểm tra thi cử.
Ngoài những giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, cũng có giáo viên sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, có giáo viên sử dụng câu hỏi gợi tìm nhưng khi được dự những tiết học này, chúng tôi nhận thấy số lượng câu hỏi còn nghèo nàn, đơn giản. Một số câu hỏi lặp lại nhiều lần một khuân mẫu, ví dụ Hiện thực cay cực, nhọc nhằn của người dân chài hiện lên
qua số phận của người chồng/ người đàn bà/ chị em cậu bé Phác như thế nào?. Mỗi phần giáo viên đưa ra 2-3 câu hỏi, khi học sinh trả lời không đúng
đáp án của giáo viên thì không được chấp nhận và giáo viên đưa ra đáp án của mình. Giáo viên không có sự uốn nắn, sửa chữa hay không nhận ra những cách trả lời riêng, cách hiểu riêng của các em, chưa động viên khích lệ những cách hiểu mới của học sinh nên chưa kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo cũng như hứng thú học tập của các em. Thậm chí, có câu hỏi giáo viên đưa ra rất khó hiểu nên không có em nào giơ tay phát biểu, giáo viên chỉ định những em học khá trả lời nhưng các em cũng không trả lời được. Ví dụ, ngay phần mở đầu khi giới thiệu về tác giả, giáo viên đã hỏi học sinh; Tại sao Nguyễn Minh Châu lại được coi là “Người mở đường tài năng và tinh anh”? Với câu
sinh tự mình nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật, đặc biệt là nắm được nét độc đáo và quan điểm nghệ thuật của nhà văn giai đoạn sau năm 1975. Hoặc với câu hỏi này, giáo viên có thể giảng bình cho học sinh để các em thấy được tài năng của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn. Giáo viên hỏi: Cậu bé Phác thể hiện tình thương với mẹ như thế nào khi tấn công bố? Theo chúng tôi, giáo viên không nên đưa ra câu hỏi này, vì không phải đánh lại cha mình là thương mẹ, đó là hành động tội lỗi, sai trái. Chi tiết đó giáo viên phải lựa chọn cách hỏi khác phù hợp hơn. Ngoài ra, có một số câu hỏi đưa ra chưa hợp lý, khó hiểu, lẫn lộn, không đúng nội dung của bài học. Câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề cũng không gây được hứng thú học tập, sự tìm tòi, phát hiện của học sinh. Đây là tác phẩm có nhiều tầng nghĩa, giá trị nhân sinh, nhân đạo, giáo viên không chỉ giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp bên ngoài của bức tranh, mà còn phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bức tranh hiện thực cuộc sống của gia đình người phụ nữ làng chài, ẩn sau vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mà người nghệ sỹ nhiếp ảnh chụp được. Từ đó, giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nừ làng chài hiện lên như thế nào trong tác phẩm.
Qua dự một số giờ, chúng tôi nhận thấy giáo viên mới giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp bên ngoài của bức tranh và cảnh bạo lực trong gia đình người phụ nữ hàng chài. Như vậy, giáo viên chưa giúp học sinh hiểu hết giá trị của tác phẩm bằng việc phối kết hợp những phương pháp dạy học mới, để phát huy vai trò chủ động sáng tạo, tự bản thân các em tìm ra đáp án, tri thức mới, đồng thời chưa khám phá hết chiều sâu nhân bản, cái nhìn đa diện, đa chiều của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
Trong số 10 giáo viên được khảo sát thì có một giáo viên sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học, đó là dạy bằng máy chiếu. Tuy vậy,
những hình ảnh minh họa cho bài học vẫn chưa thật sự sinh động, tương xứng với nội dung bài học. Giáo viên chủ yếu dùng hình ảnh về miền biển như ra khơi, kéo lưới, cũng có một số bức tranh về đoàn thuyền lúc buổi sớm nhưng lại có nhiều người xuất hiện trên nền ảnh đó, thể hiện sự đông vui nhộn nhịp của đoàn thuyền sau một đêm thu được nhiều tôm cá. Giáo viên chưa sưu tầm được những hình ảnh, đoạn phim, phóng sự nói về cuộc sống của nhũng ngư dân nói chung, người phụ nữ mưu sinh bằng nghề đi biển nói riêng, để minh họa cho bài học bởi đây là một trong những nội dung chính của bài học. Hình ảnh minh họa cần giúp học sinh hình dung ra hình ảnh người phụ nữ làng chài lam lũ, vất vả, chịu thương, chịu khó, để giáo dục cho các em biết yêu thương những người thân trong gia đình.
Có nhiều ý kiến cho rằng, khi thầy cô ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở nhiều trường hiện nay (một trong những biện pháp đổi mới PPDH) chỉ dừng lại ở mức chuyển từ “đọc chép” sang “nhìn chép”. Vì vậy thời gian tới “ngành giáo dục cần quyết liệt đổi mới PPDH theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, làm cho việc học tập của học sinh trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. Vấn đề này cần phải được đặt ra như một yêu cầu sinh tử, quyết định sự thành bại của cả mô hình “trường học thân thiện” [33, 25].
Như đã nói ở trên, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” có nhiều tầng ý nghĩa, cũng như nhiều cách hiểu khác nhau về nội dung, giáo viên phải biết cách hướng dẫn, xác định kiến thức trọng tâm của bài học để học sinh nắm bài chắc hơn. Ví dụ có ý kiến khác cho rằng, nội dung truyện ngắn này ca gợi tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng; Có người thiên về lên án bạo lực gia đình; Người soạn SGK thì nhấn mạnh đến những phát hiện của nghệ sỹ Phùng, qua hai bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống, đó cũng chính là hiện thực cuộc sống của những cư dân làng chài. Giáo viên cần phải giải thích
cho học sinh những cách hiểu trên, đồng thời lựa chọn cách hiểu hợp lý nhất để định hướng nhận thức của học sinh. Ngoài ra, trong bài giảng, giáo viên lựa chọn câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc nhưng cũng phải dễ hiểu. Qua câu hỏi, học sinh suy nghĩ, tìm hiểu, phát hiện những kiến thức có trong SGK, cũng như vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời những câu hỏi ấy. Giáo viên cũng nên lựa chọn nhiều phương pháp dạy học trong giờ học để không đơn điệu, nhàm chán, bên cạnh cách hỏi và trả lời cá nhân, giáo viên có thể cho học sinh đàm thoại, thảo luận tranh luận thật dân chủ,. Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề để cho học sinh suy nghĩ, khám phá rồi trả lời, như thế sẽ kích thích được hứng thú học tập, đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực hoạt động của học sinh trong giờ dạy.
Qua thực tế khảo sát, trích dẫn một phần giáo án của giáo viên, chúng tôi nhận thấy chưa có sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đó cũng là cách soạn giáo án của một phần đông giáo viên phổ thông hiện nay.
2.1.3.2. Về phía học sinh
Được dự một số tiết học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” chúng tôi nhận
thấy, giáo viên vẫn giữ vị trí trung tâm của giờ học để thuyết trình, giảng giải. Giáo viên hoàn toàn giữ vai trò chủ động điều khiển, chi phối giờ học, còn học sinh vẫn là khách thể bị động nghe giảng rồi ghi chép lại những lời giáo viên đọc chậm hay ghi lên bảng những ý chính. Những phần giảng bình của giáo viên, học sinh không ghi chép được vì không biết lựa chọn những kiến thức, những ý nào cần ghi. Nhiều học sinh cho đây là bài học nói về cảnh bạo lực gia đình nên không thích, thậm chí nhiều em còn chưa đọc trọn vẹn đoạn trích trong SGK. Các em cũng không tìm đọc thêm những tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học này. Vở chuẩn bị bài của các em rất sơ
sài, chủ yếu là chép qua loa ở SGK ra để đối phó với sự kiểm tra của cán bộ lớp và giáo viên.
Do các em chưa có thói quen đọc sách, chuẩn bị bài kỹ trước khi đến