Thiết kế bài học thể nghiệm

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 75 - 97)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. thiết kế bài học thể nghiệm

A. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

+ Vị trí của Nguyễn Minh Châu trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là những tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975.

+ Nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

+ Nét độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

+ Đánh giá giá trị của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

2. Về kỹ năng

- Kỹ năng tự học, tự tìm hiểu một truyện ngắn hiện đại.

- Kỹ năng đọc, cảm thụ, khám phá những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật và của tác phẩm.

3. Giáo dục học sinh

- Có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. có cái nhìn đa diện, đa chiều thể hiện chiều sâu nhân bản về cuộc sống và con người.

- Lòng nhân ái, yêu thương con người. Có ước mơ, khát vọng chân chính hướng con người đến cuộc sông tốt đẹp hơn.

- Hiểu được hiện thực cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn, vất vả nên phải biết sẻ chia, cảm thông và biết tìm cách để vượt qua.

B. Cách thức tiến hành

1. Đối với giáo viên

- Đọc tác phẩm và tài liệu tham khảo. - Soạn giaos án.

- Hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị bài,

- Xác định nội dung, vấn đề trọng tâm để có định hướng giờ dạy.

2. Đối với học sinh

- Tự học, chuẩn bị bài đầy đủ (có sự hướng dẫn của giáo viên). + Đọc tác phẩm và tài liệu tham khảo.

+ Soạn bài vào trong vở soạn.

+ Xác định nội dung vấn đề trọng tâm của bài học.

C. Phương pháp, biện pháp và phương tiện dạy học

1. Phương pháp, biện pháp dạy học

- Tự học, đọc, nghiên cứu.

- Gợi mở, giải quyết vấn đề, thảo luận bằng hệ thống câu hỏi kết hợp với biện pháp giảng bình.

2. Phương tiện

- SGK, SGV.

- Tài liệu, tư liệu tham khảo về tác giả, tác phẩm. - Tranh ảnh minh họa.

D. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả a. Cuộc đời

- Học sinh tự học, tự đọc SGK (đọc thầm), hoặc gọi một học sinh đọc, cả lớp cùng theo dõi.

Câu hỏi: Qua phần tiểu dẫn, em có những hiểu biết gì về Nguyễn Minh Châu?

Yêu cầu: Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20/10/1930 ở làng Văn Thái-

còn gọi là làng Thơi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Quê ông là một làng quê nghèo, sống bằng nghề ra khơi đánh cá nên chất văn của ông thấm đượm cuộc sống lam lũ, cơ cực, đói nghèo của vùng biển. Đó cũng là một trong những dấu ấn sâu đậm được nhà văn thể hiện trên trang viết của mình.

Ông được sinh ra trong một gia đình gia giáo, được học hành đến nơi, đến chốn. Nhà văn sớm gia nhập quân đội, công tác, làm việc trong các đơn vị bộ đội. Có thể nói, Nguyễn Minh Châu là nhà văn trưởng thành từ quân đội, do đó nhà văn rất thành công với đề tài về người lính.

Cuộc đời nhà văn là cuộc đời chiến đấu, lao động và cống hiến ngay cả lúc ốm nặng, phải nằm trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu vẫn làm việc hết mình. Ngày 23/1/1989 nhà văn đã qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo.

b. Sự nghiệp văn học

Câu hỏi: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm mấy

giai đoạn? Nêu những nét chính và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu cho mỗi giai đoạn sáng tác đó?

Yêu cầu: Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm hai

giai đoạn chính:

- Trước năm 1975:

+ Nguyễn Minh Châu hướng ngòi bút vào mảng đề tài người lính, bởi ông là một nhà văn có thời gian dài sống, chiến đấu trong quân đội nên ông am hiểu đời sống và tâm hồn người lính.

+ Tác phẩm chính: Tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), “Dấu chân người lính” (1972). Truyện ngắn “Những vùng trời khác nhau” (1970).

+ Những tác phẩm viết giai đoạn này mang cảm hứng sử thi lãng mạn, với âm hưởng anh hùng và giọng điệu ngợi ca về vẻ đẹp của những con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại.

- Sau năm 1975:

+ Từ những năm 80 trở đi, với sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, nhà văn chuyển dần ngòi bút sang mảng đề tài mới, đó là hiện thực đời sống ở “bề sâu, bề xa”. Do đó, sáng tác của nhà văn giai đoạn này chuyển từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng triết luận về những giá trị nhân bản đời thường.

+ Tác phẩm chính:

Tiểu thuyết: “Miền cháy” (1977), “Lửa từ những ngôi nhà” (1977), “Những người đi từ trong rừng ra” (1982).

Truyện ngắn: “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), “Bến quê” (1985), “Chiếc thuyền ngoài xa” (1987), “Cỏ lau” (1989).

+ Sáng tác của Nguyễn Minh Châu giai đoạn này, tập trung chủ yếu ở đề tài cuộc sống bình dị nhưng đầy ngang trái, phức tạp. Con người không còn mang cái ta chung cho cả dân tộc mà là cái tôi cá nhân với những tính cách, số phận khác nhau trong mối quan hệ đa diện, đa chiều. Với cảm hứng thế sự đời tư, nhà văn đã xây dựng thành công những con người bước ra từ cuộc chiến tranh, phải bươn chải với cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn, vất vả.

Với sự cống hiến hết mình và không mệt mỏi, Nguyễn Minh Châu xứng đáng nhận nhiều giải thưởng giá trị:

Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1984 – 1989) cho toàn bộ tác phẩm của nhà văn viết về chiến tranh và người lính.

Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1988 -1989) cho tập truyện vừa “Cỏ lau”.

Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Xuất xứ.

Câu hỏi: Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”? Yêu cầu: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được viết vào tháng 8/

1983, in lần đầu trong tập “Bến quê”. Năm 1988, “Chiếc thuyền ngoài xa”

được in lần thứ 2 trong tập gồm nhiều truyện ngắn và truyện này được dùng làm tên chung cho cả tập truyện ngắn.

Tác phẩm ra đời khi đất nước “bước ra” khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Đất nước độc lập, hòa bình lập lại, cuộc sống thường ngày

trở về sau cuộc chiến tranh, đó là những lo toan cho cuộc sống mưu sinh đầy vất vả, nghiệt ngã mà chiến tranh đã vùi lấp nay được “đào bới” lên. Những quan hệ xã hội, giá trị đạo đức được đánh giá và nhìn nhận lại.

“Chiếc thuyền ngoài xa” mang đậm phong cách triết luận, với cảm hứng thế sự đời tư và chiều sâu nhân bản, tác phẩm khai thác những số phận cá nhân trong các mối quan hệ xã hội, trong cuộc sống thường ngày. Đây cũng là truyện ngắn tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Minh Châu thời kỳ đổi mới.

II. Tìm hiểu tác phẩm

1. Đọc, bố cục, tóm tắt tác phẩm a. Đọc

Giáo viên: Hướng dẫn học sinh cách đọc.

Đọc với giọng trữ tình mượt mà, tha thiết ở những đoạn miêu tả cảnh thiên nhiên. Giọng hồ hởi, phấn khởi, tươi vui khi bắt gặp cảnh đẹp trời cho. Giọng ngạc nhiên, bất ngờ, sửng sốt, bất bình khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình. Giọng trầm lắng, xót xa, day dứt ở những lời trần thuật của tác giả. Giọng đối thoại của các nhân vật ở cuối tác phẩm.

Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi 2,3 học sinh luân phiên đọc. (Hoặc phân vai cho học sinh đọc).

b. Bố cục

Câu hỏi: Đoạn trích “Chiếc thuyền ngoài xa” trong SGK có thể chia làm

mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính của từng phần?

Yêu cầu: Tác phẩm có 3 phần, SGK đã lược bỏ một số đoạn, đoạn trích trong SGK có thể chia làm 2 phần:

Phần 1 : Từ đầu đến “ …chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” : Hai phát hiện của nghệ sỹ Phùng – Bức tranh thiên nhiên vùng phá nước và bi kịch của một gia đình.

c. Tóm tắt tác phẩm

Giáo viên gọi học sinh tóm tắt tác phẩm theo phần tự đọc, tự học và chuẩn bị bài từ trước. Sau đó nhận xét, kết luận và định hướng tóm tắt:

Phóng viên Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh về cảnh thuyền và biển buổi sáng có sương. Anh đã chọn một vùng biển cách Hà Nội 600 cây số, vốn là vùng chiến trường cũ mà anh từng chiến đấu thời chống Mĩ.

Tại đây Phùng đã chụp được một bức ảnh nghệ thuật về “cái đẹp tuyệt

đỉnh của ngoại cảnh” của chiếc thuyền lưới vó hiện ra trong bầu sương mù

trắng. Ngay sau giây phút ấy, anh đã chứng kiến cảnh bạo lực của một gia đình hàng chài. Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man nhưng vẫn nhẫn nhịn chịu đựng. Đứa con vì bảo vệ mẹ nên đã đánh lại cha mình. Hành động vũ phu của người chồng vẫn lặp lại, khiến Phùng phải ra tay can thiệp. Người đàn bà bị chồng đánh, được tòa án huyện triệu tập đến để giải quyết chuyện gia đình. Tại tòa án, chị đã giải thích rõ nguồn gốc sự độc ác, tàn bạo của chồng và chấp nhận, cam chịu cho chồng đánh “Ba ngày một trận nhẹ, năm

ngày một trận nặng” để chồng giải tỏa tâm lý. Chị đã từ chối sự giúp đỡ của

Đẩu và Phùng, chấp nhận cuộc sống bạo hành với chồng. Những lời giải thích của chị đã làm cho chánh án Đẩu và nghệ sỹ Phùng phải thay đổi suy nghĩ và nhận thức “có một cái gì mới vừa vỡ ra ở trong đầu”.

Tấm ảnh chụp về con thuyền trong xương sớm của Phùng đã có trong bộ lịch năm ấy và được treo ở nhiều nơi. Mỗi lần nhìn lại tấm ảnh, lần nào anh cũng nhìn thấy người đàn bà vùng biển nghèo khổ, lam lũ với tấm áo vá từ trong ảnh bước ra hòa lẫn vào dòng người đông đúc.

2. Phân tích nội dung tác phẩm

2.1. Hai phát hiện của nghệ sỹ Phùng

2.1.1. Phát hiện về bức tranh thiên nhiên lúc buổi sớm

Câu hỏi: Tại sao phóng viên Phùng lại lựa chọn vùng phá nước miền

Trung cách Hà Nội mấy trăm cây số để săn tìm bức ảnh như ý? Phóng viên Phùng đã phải làm những gì để có được bức ảnh đó?

Yêu cầu: Vì yêu cầu của công việc, Phùng đã tìm đến vùng đầm phá

miền Trung, cách Hà Nội 600 cây số để chụp một cảnh biển buổi sáng có sương, một bức ảnh “tĩnh vật” về “thuyền và biển” để bổ sung vào bộ lịch

ảnh năm mới.

Ngoài công việc, Phùng còn nhân tiện quay trở lại chiến trường xưa thăm một người đồng đội cũ hiện đang công tác ở tòa án huyện.

Để chụp được bức ảnh như ý, Phùng đã phải mất nhiều ngày đêm “phục

kích”, đích thân lăn lộn, tìm kiếm. Sau nhiều lần định bấm máy lại thôi, cuối

cùng anh đã “chộp” được “một cảnh đắt trời cho” và bấm máy lia lịa.

Câu hỏi: Qua việc làm và sự lựa chọn của Phùng trên con đường đi tìm

một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Em có nhận xét gì về nhân vật này? Thông qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn nói điều gì?

Yêu cầu: Qua hành trình lặn lội đi tìm kiếm cái đẹp, ta thấy phóng viên

Phùng là một người có niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm với công việc. Có khát vọng sáng tạo, mong muốn kiếm tìm cái độc đáo, mới lạ, hấp dẫn.

Qua nhân vật Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định: sáng tạo nghệ thuật là một hành trình gian nan, vất vả, nếu không có tâm huyết và lòng đam mê nghệ thuật thì sẽ không làm được.

Câu hỏi: Phóng viên Phùng có một bức ảnh mà anh tâm đắc nhất, đó là

bức ảnh nào, Bức ảnh được miêu tả ra sao, thái độ của người nghệ sỹ đối với sản phẩm của mình?

Yêu cầu: Phóng viên Phùng đã chụp được nhiều bức ảnh đẹp: Cảnh hạ

thủy một chiếc thuyền; Cảnh thu lưới vào lúc sáng sớm; Cảnh một chiếc thuyền đánh cá đang quay vào bờ trong màn sương sớm. Bức ảnh thứ ba được nghệ sỹ phùng tâm đắc và ưng ý nhất.

Đó là một “cảnh đắt trời cho” mà cả đời bấm máy, người nghệ sỹ chỉ diễm phúc gặp một lần. Đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa hiện lên trên

“Bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời

chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi”.

Với con mắt nhà nghề, chàng nghệ sỹ đã nhìn ra vẻ đẹp và xúc động: “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp một vẻ

đẹp thực đơn giản và toàn bích, khiến đứng trước nó, tôi trở nên bối rối trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào…Cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại”.

Đó là tâm trạng sung sướng, hạnh phúc đén tột độ của một người tâm huyết với nghề nghiệp, rất đam mê nghệ thuật. Trước bức ảnh tâm đắc, người nghệ sỹ đã thực sự xúc động. Bức ảnh – cái đẹp làm cho tâm hồn con người được thăng hoa, trong một niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập. Quả là nghệ sỹ Phùng là người có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.

Câu hỏi: Từ những bức ảnh chụp được, phóng viên Phùng quan niệm thế

nào về cái đẹp và nghệ thuật? Qua nhân vật này, Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

Yêu cầu: Phóng viên Phùng quan niệm: Cái đẹp là sự hài hòa giữa con

người và thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn. Nghệ thuật sẽ đẹp hơn nếu gắn với con người và cuộc sống lao động; Người trưởng phòng thì quan niệm: nghệ thuật không nhất thiết phải phản ánh cuộc sống và con người, mà chỉ cần có cái đẹp, chỉ cần chứa đựng chất thơ của thiên nhiên là đủ. Cả hai quan niệm trên đều đúng nhưng chưa đủ, bởi bức ảnh của Phùng chỉ miêu tả, phản ánh được vẻ bề ngoài hào nhoáng, chưa miêu tả được mặt bên trong cái hiện thực sau vẻ bề ngoài ấy.

Nguyễn Minh Châu muốn khẳng định: Nghệ thuật và người nghệ sỹ không chỉ phản ánh cái bề ngoài mà phải “đào sâu” đến “bề sâu, bề xa”, đến bản chất bên trong thì mới tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Do đó, những gì phóng viên Phùng chụp được mới chỉ dừng lại ở nghệ thuật thuần túy, chứ chưa phải là cuộc sống, là hiện thực như nó vốn tồn tại.

2.1.2. Phát hiện thứ hai : Bi kịch của một gia đình hàng chài

Câu hỏi : Nhiệm vụ của phóng viên Phùng là đi tìm một tấm ảnh đẹp lúc

buổi sớm có sương để làm tạp chí nhưng anh lại khám phá ra một hiện thực trần trụi đằng sau bức ảnh đó. Theo em, anh ta khám phá ra điều gì, đã phản ứng và có thái độ ra sao?

Yêu cầu: Ngay lúc ấy: Chiếc thuyền ngoài xa có “vẻ đẹp tuyệt đỉnh” đã

đâm thẳng vào chỗ Phùng đang đứng, anh vô tình, bất ngờ đã chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng: cảnh bạo lực của một gia đình. Người đàn ông và người đàn bà bước ra khỏi chiếc thuyền, khi vào tới bờ, người đàn ông “dùng chiếc

thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc […] Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.

Phùng vốn là một người lính thời đánh Mỹ, lúc đầu anh kinh ngạc, đứng há hốc mồm ra mà nhìn. Sau đó, anh vứt chiếc thắt lưng xuống chạy nhào tới. Nhưng khi anh chạy tới nơi thì đã thấy thằng bé Phác tước được chiếc thắt lưng da từ tay bố nó.

Qua cảnh bạo lực của gia đình hàng chài, Nguyễn Minh Châu muốn nhấn mạnh: Cuộc sống này, bên cạnh cái đẹp, cái tốt còn tồn tại cái xấu, cái

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 75 - 97)