Khảo sát về tình hình dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 43 - 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Khảo sát về tình hình dạy học bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của giáo viên

- Đối tượng khảo sát: GV Văn 2 trường THPT Lương Phú và THPT Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.

Số lượng khảo sát, tổng số 10 giáo viên: Trường THPT Phú Bình: 5 Trường THPT Lương Phú: 5 2.1.1.1. Khảo sát thông qua câu hỏi phỏng vấn giáo viên.

Anh (chị) gặp thuận lợi và khó khăn gì khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”? - Kết quả khảo sát:

Tổng

số GV Thuận lợi Khó khăn

Thái độ HS Tài liệu tham khảo

Thời gian phân phối cho

bài giảng Học sinh đọc, soạn bài ở nhà Thích Không thích Ít Nhiều Hợp lý Chưa hợp lý Tốt Chưa tốt 10 5 5 6 4 3 7 2 8

Qua bảng số liệu trên ta thấy, vẫn còn nhiều em không thích tác phẩm này, giáo viên gặp khó khăn trong việc sưu tầm tài liệu tham khảo, phân phối thời gian chưa hợp và số học sinh chưa chuẩn bị bài tốt ở nhà còn cao.

2.1.1.2. Khảo sát giáo án và những phương pháp dạy học chủ yếu với bài học “Chiếc thuyền ngoài xa”

a. Khảo sát giáo án.

- Hình thức: Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên một giáo án của giáo viên để tìm hiểu hình thức trình bày và phương pháp dạy học giáo viên sử dụng trong bài “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Dưới đây là trích dẫn giáo án của giáo viên Nguyễn Hồng Thắm, dạy khối 12 trường THPT Lương Phú huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên:

Tiết 93 – 94 : Đọc văn

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Nguyễn Minh Châu

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt

Hỏi : Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyên Minh châu.

Học sinh: Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989). Quê ở Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà văn quân đội, đã từng viết và chiến đấu tại nhiều chiến trường. Sau chiến tranh, ông công tác tại tạp chí Văn nghệ quân đội.

Vào những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong trong phong trào đổi mới văn học.

Hỏi : Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn

I : Tiểu dẫn.

1. Tác giả.

- Nguyễn Minh Châu : (1930 – 1989)

- Quê : Huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An.

Minh Châu chia làm mấy giai đoạn? HS : Hai giai đoạn chính:

- Trước thập kỷ 80, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.

Sau thập kỷ 80, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự, với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh.

Hỏi : Tại sao Nguyễn Minh Châu lại được coi là “người mở đường tinh anh và tài năng”?

HS : Ông là người đầu tiên và đã thành công khi đưa hiện thực cuộc sống vào tác phẩm của mình.

Giáo viên: Nguễn Minh Châu được xem là nhà văn có vị trí nổi bật trong tiến trình vận động, phát triển của văn học nước ta từ những năm 60 của thế kế kỷ XX đến nay.

Hỏi: Em có suy nghĩ gì về nhan đề tác phẩm?

HS: Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống và sinh hoạt của người dân làng chài.

Hỏi: Nghệ sỹ Phùng đã phát hiện ra mấy bức tranh trên biển cả vào buổi sớm có

2. Sự nghiệp sáng tác.

- Được chia làm hai giai đoạn:

Nguyễn Minh châu là một trong những người mở đường xuất sắc cho công cuộc đổi mới văn học nước nhà từ sau năm 1975.

3. Tác phẩm. a. Xuất xứ:

- Rút từ tập truyện “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” in năm 1983.

- Tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu.

b. Nhan đề.

II. Đọc – Hiểu.

sương mù? Đó là những phát hiện nào? HS: Nghệ sỹ Phùng đã phát hiện ra hai bức tranh trên biển.

Hỏi: Bức tranh thiên nhiên trên biển được miêu tả, phác họa qua những chi tiết nào?

HS: - Hình ảnh mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu trời sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

- “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum đang hướng vào bờ”.

- Khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới hình thù y hệt cánh một con dơi.

Hỏi: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ấy?

HS: Là “cảnh đắt trời cho”. Như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.

Hỏi: Trước vẻ đẹp ấy nghệ sỹ Phùng có tâm trạng như thế nào?

HS: -Bối rối, trái tim như có cái gì bóp thắt vào.

- Hài lòng, sung sướng vì đã bắt gặp một

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Hai phát hiện của nghệ sỹ Phùng.

* Phát hiện thứ nhất: Bức tranh thiên nhiên:

- Vẻ đẹp làm rung động lòng người.

- Tâm hồn người nghệ sỹ như được thanh lọc, trở nên trong ngần và hạnh phúc tràn ngập”.

cảnh đẹp trời cho.

Hỏi: Đó là khoảnh khắc tuyệt diệu khi chiếc thuyền ở ngoài xa, còn khi chiếc thuyền tiến gần vào bờ, ghệ sỹ Phùng lại phát hiện ra điều gì?

HS: Bức tranh gia đình hàng chài

Hỏi: Một cảnh tượng phản cảm gay gắt đập vào mắt Phùng đó là hình ảnh gì?

HS: Bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ xinh đẹp như mơ là hình ảnh: người chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con.

Hỏi: Chứng kiến những cảnh tượng ấy Phùng có thái độ như thế nào?

HS: Cứ “đứng há hốc mồm ra mà nhìn”, “chết lặng” vì không tin những gì đang xảy ra trước mắt.

Hỏi: Vì sao Phùng lại có thái độ ấy? HS: Vì Phùng không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp kỳ diệu của tạo hóa kia lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin đuược.

Hỏi: Qua hai phát hiện của người nghệ sỹ, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời?

HS: Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà đầy éo le, nghịch lý. Có khi nhìn bề ngoài bình yên đẹp đẽ nhưng thực chất bên trong đầy mâu thuẫn, đầy cảnh ngộ khổ

* Phát hiện thứ hai: Bức tranh cuộc sống.

- Cảnh chồng đánh vợ, con đánh bố, bố đánh con.

- Kinh ngạc, sững sờ như

“chết lặng” vì không tin những gì đang xảy ra trước mắt.

đau, bất hạnh. Vì thế người nghệ sỹ không nên nhìn đời một cách hời hợt bên ngoài mà phải “mở lòng đón những tiếng kêu đau khổ” để đấu tranh chống cái ác, cái xấu hướng con người tới chân, thiện, mỹ.

Hỏi: Hiện thực nhọc nhằn, cay cực của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh của người đàn ông như thế nào?

HS: Vừa rời thuyền đã quay lại quát đứa con ở trên thuyền “Cứ ngồi yên đấy. Động

đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.

Lên bờ lão đi sau người đàn bà “Hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”. Sau

đó “Lão chút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”.

Hỏi: Vì sao anh con trai hiền lành nhưng cục tính xưa kia lại trở thành một người đàn ông độc ác?

HS: Người đàn ông bế tắc trong cuộc mưu sinh, tha hóa, biến chất.

Hỏi: Hiện thực cay cực, nhọc nhằn của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh người đàn bà như thế nào?

HS: Chị “trạc 40 tuổi thô kệch, mặt rỗ,

b. Nhân vật người chồng.

- Hăm dọa, giận dữ.

-Thấm thía cái nghèo khổ, cùng cực.

- Chút giận mù quáng.

mệt mỏi…”. Người đàn bà gợi ấn tượng về

một cuộc đời lam lũ, nhiều cay đắng.

Hỏi: Hình ảnh người đàn bà hiện lên trong tác phẩm như thế nào?

HS: Đến chỗ khuất, “đứng lại, ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ thuyền đậu một thoáng, rồi đưa cánh tay lên…nhưng rồi lại buông thõng xuống”.

“Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”.

Khi con trai phản ứng quyết kiệt với gã đàn ông – bố nó “Người đàn bà dường như

lúc này mới cảm thấy đau đớn, vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Chị gọi tên con “Ôm chầm lấy nó”.

Nhưng chị cũng nhẫn nhục chấp nhận số phận “Sau đó người đàn bà buông đứa trẻ ra, đuổi theo gã đàn ông …cả hai trở về chiếc thuyền”.

c. Chị em cậu bé Phác.

Hỏi: Hiện thực cay cực, nhọc nhằn của người dân chài hiện lên thông qua hình ảnh chị em cậu bé Phác như thế nào?

HS: Phác bị đẩy vào tình thế căng thẳng, giận dữ “lập tức nhảy xổ vào cái gã đàn ông. Nó giằng được chiếc thắt lưng….quật

Cuộc đời lam lũ, nhiều cay đắng

Chị muốn giấu các con, chịu trận.

Chị đau đớn vì rút cuộc đã không tránh cho con bị tổn thương

vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ, cháy nắng của lão”.

Chị của Phác, một cô bé yếu ớt nhưng can đảm, đã vật lộn và tước được con dao trên tay em trai, ngăn em không hành động sai trái.

Hỏi : Phác thể hiện tình thương mẹ như thế nào khi định tấn công bố?

HS: Xót xa cho mẹ “Nó tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng còn có mặt nó ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”.

d. Nhân vật đẩu và câu chuyện người đàn bà ở tào án.

Hỏi: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án nói lên điều gì? Cảm nghĩ của em về nhân vật Đẩu?

HS: Người đàn bà nói với Đẩu “Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc…” Bà hiểu đời sống, con người. Bà

hiểu nỗi khổ bế tắc của chồng và thiên chức của người làm mẹ nên chấp nhận bị bạo hành, ngược đãi. Bởi vậy, khi Đẩu khuyên bà bỏ chồng, bà kiên quyết từ chối.

Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng lại nông nổi. Anh hiểu luật pháp

Yếu ớt nhưng can đảm

Là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng nông nổi, không hiểu được hiện thực cuộc sống.

nhưng không hiểu đời sống.

D. Củng cố.

Hãy miêu tả bức tranh con thuyền trước và sau khi nghệ sỹ Phùng chứng kiến cảnh người đàn bà bị đánh?

Bài tập về nhà:

1. Nêu ngắn gọn những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn?

2. Phân tích những đặc sắc và ý nghĩa tên truyện?

Soạn bài “Mùa lá rụng trong vườn”.

2. Tổng kết.

a. Nội dung.

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sỹ khi phát hiện sự thật đằng sau bức ảnh là số phận đau xót của người phụ nữ với bao ngang trái.

- Thấu hiểu mỗi con người trong cuộc đời không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống, con người. b. Nghệ thuật.

- Thấy được nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Minh Châu – Một cây bút tài hoa đầy bản lĩnh.

b. Khảo sát phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng đối với bài “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Hình thức và yêu cầu: Chúng tôi đưa ra câu hỏi.

Câu hỏi: Anh (chị) sử dụng những phương pháp dạy học chính nào để dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa”?

- Kết quả khảo sát:

Tổng

số Các phương pháp dạy học

Số lượng

Giáo viên thuyết trình, học sinh lắng nghe ghi chép 3 Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề 2

Phương pháp gợi mở 2

Phương tiện nghe nhìn 1

10

Kết hợp một số phương pháp dạy học 2

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)