7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nhiều diễn đàn, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học được tổ
chức, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong nhà trường
Môn văn trong nhà trường phổ thông có vị trí quan trọng, nó là một trong những môn học đứng hàng đầu trong hệ thống các môn học hiện nay. Giáo sư Lê Trí Viễn viết “Hai môn Văn và toán là hai môn có vị trí hàng đầu
trong các môn học ở trường phổ thông trong đó Văn được xếp trươc toán”
dung lượng kiến thức môn Ngữ Văn cũng chiếm vị trí hàng đầu so với các môn học khác. Điều đó càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông.
Mỗi lần diễn ra sự kiện về cải cách giáo dục thì đều có cải cách môn Văn, cả về chương trình SGK, đào tạo đội ngũ giáo viên dạy văn. Các hội nghị, hội thảo, diễn đàn đổi mới PPDH Văn trong đó có PPDH tích cực được tiến hành và mở rộng trong cả nước.
Năm 1963, nhà thơ Tố Hữu đã nói chuyện với giáo viên Thủ đô về thơ và giảng dạy thơ trong nhà trường. Năm 1973, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Bài viết đó như một bước ngoặt cho sự đổi mới PPDH. Những năm 80, Bộ giáo dục đã hướng dẫn, tổ chức giáo viên cải tiến, đổi mới PPDH văn nhất là ở bậc THCS, THPT để tạo phong trào dạy học theo phương pháp tích cực, loại trừ dần, từng bước PPDH thụ động. Những năm 90 trở đi là những năm có nhiều diễn dàn, hội nghị, luật giáo dục được sửa đổi và ban hành, đó cũng là những năm diễn ra mạnh mẽ phong trào đổi mới PPDH trong nhà trường (trong đó có PPDH văn).
Năm 2001 trên báo Giáo dục và thời đại có bài “Nhìn lại việc dạy Văn
ở THPT sau mười năm cải cách giáo dục”, và “Tại sao chưa đổi mới phương pháp dạy học Văn ở THPT”. Bài báo đã chỉ ra những mặt tích cực trong việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nhấn mạnh tiêu chí “Lấy học sinh làm trung tâm”…vv. Đồng thời bài báo cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém
trong giảng dạy và việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Từ đó, có những giải pháp để cải tiến cách dạy - học của cả giáo viên và học sinh.
Đặc biệt, mấy năm gần đây trên báo Giáo dục và thời đại, báo Văn nghệ diễn ra cuộc đối thoại về PPDH giữa hai GS Trần Đình Sử và GS Phan Trọng Luận. Trong bài “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy – học văn”
GS Trần Đình Sử nhấn mạnh “Muốn giải quyết đúng vấn đề phương pháp dạy học văn hiện nay chỉ có con đường là trở về với văn bản văn học [18, 303]. Ngược lại, GS Phan Trọng Luận và học trò của mình lại cho rằng “ Đổi
mới phương pháp dạy học văn theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo là vấn đề cốt lõi của tư tưởng đổi mới trong phong trào dạy học văn hiện nay”[18, 323 ], vì theo họ, trở về với văn bản là quan điểm xưa cũ, “chỉ chú trọng văn bản là điều mà chúng ta đã quen làm lâu nay trong dạy học văn truyền thống” [18, 323]. Kết thúc cho diễn đàn tranh luận này, GS Phan
Trọng Luận có Bài “Chủ nghĩa phê bình mới”, “phê bình chủ quan” hay là lý
thuyết chiết trung”?[18, 30] GS chỉ ra “Chủ nghĩa phê bình mới thì tuyệt đối hóa văn bản, phê bình chủ quan và cả lý thuyết đáp ứng lại phủ nhận văn bản và tuyệt đối hóa chủ quan người đọc”, đồng thời GS cũng nhấn mạnh “Chúng ta không sa chân vào những sai lầm trên, cần có một phương pháp tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhiều mối quan hệ hữu cơ vốn có của nó với sự vận dụng một cách hài hòa các mũi tiếp cận lịch sử phát sinh – cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng” [18, 35].
Còn nhiều cuộc tranh luận về đổi mới PPDH như vấn đề “Học sinh là trung tâm hay dạy học hướng trọng tâm vào học sinh”. Cuộc tranh luận về đọc – hiểu, đến nay vẫn chưa có hồi kết. Những cuộc tranh luận nói trên đều liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học văn, mỗi bên đối thoại đều có những quan điểm, nhận định riêng và luôn bảo vệ quan điểm của mình. Xét cho cùng, quan điểm nào đúng thì phải qua thực tế kiểm nghiệm, cũng như qua kết quả dạy và học trong nhà trường. Phương pháp nào đạt hiệu quả cao, tạo ra được thế hệ học sinh đáp ứng được mục tiêu của giáo dục, của sự phát triển kinh tế, xã hội thì nó sẽ chứng minh được tính đúng đắn, khoa học và chuẩn xác của phương pháp dạy học mới.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu chương trình SGK mới, tìm hiểu thực tế giảng dạy của giáo viên Ngữ Văn cũng như những diễn đàn giáo dục đang diễn ra sôi nổi về các vấn đề giáo dục, trong đó có vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu thêm về phương pháp dạy học tích cực, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu một bài học cụ thể theo phương pháp này, bài “Chiếc thuyền ngoài xa” ở lớp 12 THPT. Đây là dịp vận dụng những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đối với một tác phẩm văn học cụ thể ở THPT.
1.2.4. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” với việc sử dụng các biện pháp tích cực hóa hotạt động học tập của học sinh
Trong dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ Văn nói riêng, giáo viên thường căn cứ vào đặc trưng thể loại hoặc căn cứ vào từng bài học cụ thể để lựa chọn cho mình những phương pháp dạy học có hiệu quả nhất.
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được đưa vào giảng dạy ở lớp 12 THPT từ sau lần cải cách SGK gần đây. Tác phẩm này được Nguyễn Minh Châu viết sau năm 1975, trong tập truyện ngắn “Bến quê”, đưa tác phẩm này vào giảng dạy góp phần làm phong phú lượng tri thức về hiện thực đời sống cho học sinh. Các em sẽ được tiếp xúc với những tác phẩm văn học ở mọi thời kỳ, theo dòng chảy của lịch sử dân tộc.
Ở tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện một phong cách sáng tác mới, một cái nhìn mới trong cả nội dung và nghệ thuật, đặc biệt nhà văn quan tâm đến số phận con người ở cả “bề sâu, bề xa”, đó là chiều sâu nhân bản “văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm, mà tâm điểm là con người” [20, 45]. Do văn bản mới được đưa vào SGK, cho nên giáo viên chưa
có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài học này cũng như chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn những phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặc dù có nhiều lớp tập huấn, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên phổ thông, song bàn về PPDH truyện ngắn này thì còn ít. Đây là bài học chứa đựng những giá trị nội dung và nghệ thuật phong phú, thể hiện cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống, quan niệm về con người với cái nhìn nhân bản sâu sắc, mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, có tác dụng giáo dục nhân cách cho học sinh. Đó là cuộc sống với những hiện thực trần trụi, khổ đau, bất hạnh, bi kịch, nghèo đói chứ không phải chỉ có chiến thắng hào hùng như những tác phẩm thời kỳ trước năm 1975.
Có thể khẳng định rằng, Nguyễn Minh Châu là người dám nhìn thẳng vào sự thật trần trụi ấy, “là người mở đường tinh anh và tài năng đi được xa nhất” (Nguyên Ngọc). Chính vì thế, với tác phẩm này nếu biết lựa chọn
những phương pháp dạy học thích hợp thì sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh cũng như để nâng cao chất lượng bài học này.
Chương 2
THỰC TẾ DẠY HỌC BÀI “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG BÀI HỌC NÀY