7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo hình thức hoạt động nhóm
Bài “Chiếc thuyền ngoài xa” được chia làm hai phần, với hai tình huống truyện, mặc dù câu chuyện có số lượng nhân vật không nhiều, diễn biến truyện cũng khá nhẹ nhàng. Nội dung chuyện tưởng chừng như chỉ xoay quanh bức ảnh nghệ thuật mà nghệ sỹ Phùng vô tình chụp được và bi kịch gia đình của người phụ nữ hàng chài như ngẫu nhiên xảy ra, nhưng truyện lại chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong truyện ngắn này. Do đ, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học thích hợp với bài học.
Giáo viên sẽ chia lớp thành từng nhóm nhỏ từ 4 – 6, 6- 8 hay theo tổ. Nhóm sẽ tự bầu nhóm trưởng hoặc giáo viên chỉ định. Sau đó giáo viên nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận, các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực rồi trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp. Cuối cùng, giáo viên sẽ tổng kết và đưa ra kết luận chính xác nhất.
Ví dụ, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi để tháo luận như sau:
Câu 1 : Tại sao khi đến phòng xử án của Đẩu, người đàn bà hàng chài lại xin không ly dị với chồng? Em có nhận xét gì về tình cảm của chị với chồng và các con?
Câu 2 : Tại sao tác giả lại đặt tên truyện ngắn là “Chiếc thuyền ngoài xa”, nêu khái quát chủ đề tác phẩm?
Câu 3: Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, em phát hiện ra điều
gì mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sau năm 1975? Từ đó Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới bạn đọc bức thông điệp gì?
Với những câu hỏi này học sinh phải có trí nhớ tốt, nhớ được nội dung truyện, có khả năng khái quát, đánh giá và tư duy cao. Học sinh cần nắm được các chặng đường, giai đoạn sáng tác của Nguyễn Minh Châu, nắm được quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác của nhà văn trước và sau năm 1975. Ngoài ra, các em cũng phải biết kiến thức lịch sử gắn với các chặng đường sáng tác của nhà văn, từ đó học sinh sẽ đánh giá, nhận xét để rút ra những điều mới của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn sáng tác sau năm 1975.
Như vậy, những câu hỏi thảo luận nhóm thường đòi hỏi khả năng hiểu biết sâu rộng, kiến thức và trình độ tư duy của học sinh phải tương đối tốt. Các em sẽ bộc lộ những ý kiến riêng, mỗi em hiểu biết một khía cạnh, nội dung của vấn đề được nêu, những em học khá hơn có khả năng đánh giá, đưa ra nhận xét, khái quát tốt hơn. Kết quả làm việc của các nhóm sẽ giúp giáo viên và cả lớp tổng hợp, kết luận, bổ sung, sau đó sẽ đưa ra một đáp án đầy đủ và chuẩn xác nhất.