7. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Sử dụng phương pháp nghiên cứu, từng bước giúp học sinh làm việc tự
việc tự lập, tích cực và có khoa học
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong dạy học tác phẩm văn chương đối với học sinh, trước hết là dựa trên cơ sở của việc trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm, thông qua hoạt động đọc, phân tích, tìm hiểu, khám phá tác phẩm cùng sự hướng dẫn, tham khảo ý kiến của người khác. Ngoài ra, học sinh phải nắm được kiến thức của nhiều môn liên ngành để phân tích, so sánh, tổng hợp và đánh giá. Làm tốt những việc đó, kết quả nghiên cứu của học sinh sẽ cao hơn.
Phương pháp nghiên cứu là một trong những phương pháp khó đối với học sinh phổ thông, phương pháp này chỉ phù hợp với những học sinh có học lực cao, trình độ nắm vững, bao quát tài liệu rộng và có một trí nhớ tốt. Các em phải biết phân tích, cắt nghĩa, lý giải, so sánh, tổng hợp những kiến thức đã học, những tài liệu đã thu thập được, sau đó nhận định đánh giá theo quan điểm của bản thân. Để giúp học sinh làm tốt những việc trên, giáo viên phải căn cứ vào bài học, năng lực của từng học sinh để đưa ra vấn đề phù hợp nhằm kích thích hứng thú học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể đưa ra vấn đề tổng hợp phân công các nhóm làm việc, hay cũng có thể chia nhỏ vấn đề ra cho từng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu.
Đối với bài học “Chiếc thuyền ngoài xa”, nhà văn Nguyễn Minh Châu
có một nét độc đáo ở mảng đề tài và vùng sáng tác. Nhà văn nói đến những cư dân làng chài, những người chuyên sống bằng nghề sông nước, vùng sáng tác mà ít người nói tới. Ở đây, nhà văn đã phản ánh đến một nhóm cư dân với số lượng không phải là ít ở nước ta. Ở “vùng đất” ít người “khai phá” này,
Nguyễn Minh Châu tập trung miêu tả đến số phận của người phụ nữ, được giới hạn trong một không gian nhỏ. Để làm sáng tỏ cái hay, cái độc đáo của Nguyễn Minh Châu, giáo viên có thể đưa ra vấn đề cho học sinh nghiên cứu:
Câu hỏi: Em hãy so sánh hình ảnh người phụ nữ hàng chài với một số nhân vật phụ nữ đã học (Mị trong “Vợ chồng A Phủ”, chị Dậu trong “Tắt
đèn”), họ có những điểm gì giống và khác nhau?
Sau khi đưa ra vấn đề, giáo viên có thể gợi ý, hướng dẫn học sinh nghiên cứu để tránh việc các em làm việc không đúng hướng, trọng tâm câu hỏi, dẫn đến chỗ, vừa thừa lại vừa thiếu. Do đó, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh nghiên cứu theo những nội dung như sau:
Giống nhau: Họ đều là những người phụ nữ bị áp bức.
Khác nhau: Về hoàn cảnh xã hội mà họ sống và đối tượng áp bức. Cách giải quyết của mỗi người cũng khác nhau, Vì sao người đàn bà hàng chài lại cam chịu, đầu hàng số phận, không muốn vượt qua số phận? Còn chị Dậu và Mị lại phản kháng và chống lại?
Trên cơ sở những giàn ý trên, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh thu thập tài liệu đã học, tài liệu có liên quan để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá. tổng hợp lại. Dựa trên kết quả nghiên cứu của học sinh, giáo viên sẽ giúp các em thấy được sự giống và khác nhau giữa những người phụ nữ ấy, đồng thời thấy được nét khác biệt, độc đáo và tài năng của Nguyễn Minh Châu.