Chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 63 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Chú trọng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh

Đối với học sinh, năng lực tự học được xem là nội lực để phát triển bản thân mình. Thầy giáo, môi trường xã hội, cộng đồng lớp học, gia đình…chỉ là ngoại lực tác động đến người học. Ngoại lực dù quan trọng, tích cực đến đâu cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.

Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cũng như khả năng học tập suốt đời cho mỗi học sinh. Kiến thức tự học là kết quả của tư duy, hứng thú, tìm tòi, lựa chọn, định hướng bài học của người học. Rèn cho học sinh năng lực tự học thì những kiến thức đó bao giờ cũng vững chắc, bền lâu, thiết thực và nhiều sáng tạo. Khi học sinh có thói quen tự học, họ sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, đồng thời nâng cao được chất lượng dạy học của giáo viên. Người thầy giáo dù có giỏi đến đâu cũng không thể có giờ dạy tốt nếu học sinh không có ý thức tự học, không tự tìm hiểu bài và chuẩn bị bài nghiêm túc. Giáo viên cũng không thể sử dụng có hiệu quả những phương pháp tích cực nếu học sinh không có thói quen tự học, sẽ không có kiến thức để trả lời những câu hỏi từ giáo viên. Do đó, tự học là nhân tố quyết định sự phát triển của chính bản thân học sinh.

Trong quá trình tự học, trò là chủ thể, trung tâm tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lý bằng hoạt động của chính mình, tự phát triển từ bên trong (đó chính là nội lực). Thầy giáo chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo trò tự học, người thầy giáo giỏi phải là người dạy cho học trò biết tự học, người trò giỏi phải là người biết tự học, tự sáng tạo.

Ví dụ : Trong bài “Chiếc thuyền ngoài xa”, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách tự học theo trình tự bài học:

Đối với phần tiểu dẫn, chú ý đến quá trình công tác, làm việc của Nguyễn Minh Châu, các chặng đường sáng tác và những tập truyện tiêu biểu.

Với phần tác phẩm, hướng dẫn học sinh đọc, tóm tắt nội dung truyện, tên các nhân vật có trong truyện.

Phần trọng tâm của bài học, giáo viên hướng dẫn học sinh tự học theo những câu hỏi có trong SGK. Lưu ý các em tập trung vào tình huống truyện, những khám phá, phát hiện của nghệ sỹ Phùng, số phận, tính cách, phẩm chất của người phụ nữ hàng chài.

Ngoài những phần và những nội dung có trong SGK thì học sinh cần tự học, tự tìm hiểu thêm về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu phong cách và quan điểm nghệ thuật của nhà văn trước và sau năm 1975, giúp các em có thể hiểu được đầy đủ, sâu sắc bài học này.

Biện pháp hướng dẫn học sinh tự học không phải chỉ chú trọng đối với bài “Chiếc thuyền ngoài xa” mà với bài học nào cũng cần thiết, nhưng ở “Chiếc thuyền ngoài xa”, nếu không làm tốt biện pháp này thì học sinh sẽ gặp

khó khăn khi tiếp thu tri thức của bài học, bởi đây là một tác phẩm tương đối khó. Chính vì thế, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học, chuẩn bị bài ở nhà góp phần quan trọng tới thành công của giờ học

Tự học mang tính cá nhân cao, song thực tế tự học không có nghĩa là chỉ học một mình mà học trong sự kết hợp, hợp tác với bạn, nhóm bạn, trong

môi trường gia đình và xã hội – ngoại lực. Chất lượng học tập và sự phát triển của bản thân học sinh không thể nhấn mạnh yếu tố nội lực hay ngoại lực mà có sự kết hợp cộng hưởng của hai yếu tố đó. Bên cạnh đó, tự học mang tính độc lập của học sinh, các em không chỉ thụ động học những vấn đề, yêu cầu được đặt ra từ giáo viên mà học trên tinh thần tự giác, tích cực, chủ động, phát huy tối đa nhân tố nội lực của bản thân mình. Các em có tinh thần tự học, rèn luyện tính tự học tốt ngay cả khi giáo viên không yêu cầu hay quên nhắc nhở các em học bài, chuẩn bị bài. Và như vậy thì chắc chắn kết quả dạy và học sẽ đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng bài học Chiếc Thuyền Ngoài Xa ở lớp 12 THPT theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (Trang 63 - 65)