Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 82 - 86)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

2.2.7. Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

A. Định hƣớng của sách giáo viên (Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục, 2008) 1. Mục tiêu bài học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

78

Tiếp nhận bài thơ Đất nƣớc là quá trình đọc một bài thơ trữ tình. Vì vậy điều quan trọng là phải nắm bắt đƣợc tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ này.

2. Nội dung bài học

- Buổi sáng mùa thu Hà Nội trong làng mát mẻ, gió nhẹ thổi và trong làn gió nhẹ thổi và làn gió thoang thoảng mùi hƣơng cốm mới.

- Từ hoài niệm về mùa thu xƣa của Hà Nội, cảm xúc thơ trở về với thời gian và không gian mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. Khi đó, tâm trạng hào hứng sôi nổi, tràn gập niệm vui trƣớc khung cảnh mùa thu ở chiến khu Việt Bắc. Cảm hứng mùa thu gắn liền với cảm hứng về đất nƣớc.

- Phần này, tác giả khắc hoạ hình ảnh đất nƣớc từ trong đau thƣơng, căm hờn đã anh dũng đứng lên chiến đấu. Trên nền đất nƣớc đau thƣơng, Nguyễn Đình Thi đã làm nổi bật tâm trạng của ngƣời chiến sĩ đã hoà cùng giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nƣớc.

3. Phƣơng pháp dạy học

Hƣớng dẫn hcọ sinh đọc- hiểu qua việc trả lới các câu hỏi trong sách B. Định hƣớng của các sách tham khảo

Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 (Tác giả Hoàng Hữu Bội- Nxb Giáo dục- 2008) * Định hƣớng dạy học: Giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc những nội dung sau: 1. Nhân vật tôi với cảm xúc trƣớc mùa thu đất nƣớc: Mùa thu xƣa- mùa thu Hà Nội, Mùa thu nay- mùa thu chiến khu Việt Bắc

- Cái tôi các nhân, riêng tƣ

- Phong cách thơ Nguyễn Đình Thi

2. Nhận thức mới về đất nƣớc từ trải nghiệm cuộc sống kháng chiến: nhân vật tôi hoà cùng cộng đồng, đất nƣớc bị giặc ngoại xâm giày xéo, đất nƣớc đứng lên từ máu lửa.

* Nội dung dạy học

- Nhân vật tôi và cảm xúc trƣớc màu thu

+ Tôi nhớ về mùa thu Hà Nội: Thời tiết ở nơi này vào một buổi sáng mát mẻ, trong lành, có gió thu thổi nhẹ mang theo hƣơng cốm đã làm dấy lên trong anh nỗi nhớ về buổi sáng năm xƣa ở Hà Nội với những đặc trƣng rất quen thuộc. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

79

khung cảnh ấy, ngƣời ra đi có sự dứt khoát của lí trí nhƣng tình cảm vẫn vấn vƣơng, lƣu luyến.

+ Tôi giữa mùa thu nay ở chiến khu: Tôi đang vui trƣớc cuộc đổi mới. Cảnh sắc mùa thu bỗng trở nên rộn ràng, náo nức.

- Cái tôi cá nhân, riêng tƣ: Nhà thơ từ chỗ “bỡ ngỡ bước vào cuộc kháng chiến”, từ cái hiểu mập mờ ý nghĩa những việc lớn, việc nhỏ hàng ngày đến chỗ có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đất nƣớc của tác giả.

- Nghệ thuật của đoạn thơ: kết hợp chặt chẽ giữa cảm xúc và chính luận. Nhà thơ đã thành công bƣớc công bƣớc đầu trong việc đi tìm lối thơ để có thể đi vào quần chúng nhân dân đáng kháng chiến.

* Phƣơng pháp giảng dạy

- Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm qua hệ thống câu hỏi gợi dẫn C. Định hƣớng do luận văn đề xuất

1. Mục tiêu bài giảng: Giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc những kiến thức cơ bản sau: - Cảm nhận đƣợc những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về đất nƣớc qua: + Những hình ảnh mùa thu của đất nƣớc

+ Hình ảnh đất nƣớc đau thƣơng bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thấy đƣợc những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ. * Nội dung bài học

Nội dung 1: Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về đất nƣớc qua mùa thu xƣa- mùa thu Hà Nội và mùa thu nay- mùa thu ở núi rừng Việt Bắc

+ Nhớ mùa thu xƣa- mùa thu Hà Nội: thu mới chỉ chớm thu: một thoáng hƣơng cốm, gió heo may mới chỉ chớm lạnh, mới xao xác thế nhƣng cái hồn thu tƣởng nhƣ đã thấm sâu trong lòng Hà Nội. Trong khung cảnh đó, hình ảnh ngƣời ra đi với quyết tâm cao độ ―đầu không ngoảnh lại‖ thế nhƣng trong sâu thẳm tâm khảm của ngƣời ra đi vẫn biết những sự chuyển biến nhỏ bé của quê hƣơng “Sau lưng thềm, nắng lá rơi đầy”.

Liên hệ, mở rộng: Khổ thơ trên vẫn là những câu thơ thật đẹp trong bài thơ đất nƣớc. Có những ngƣời nói đó là ―những câu thơ thật mới mẻ về hình thức, thật mới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

80

mẻ về cảm xúc so với thời bấy giờ, và ngay cả bây giờ, nó vẫn nguyên giá trị thơ, như là những giá trị cổ điển vậy‖ (Tâm Hoàng, Nhân Dân chủ nhật, ngày 11.8.1991)

+ Trở lại với mùa thu ở hiện tại- mùa thu ở chiến khu Việt Bắc Mùa thu với tấm áo mới tƣơi đẹp, với ngọn gió mát lành mạnh mẽ đang náo nức say mê trong niềm vui lớn của cả dân tộc, của đất nƣớc. Trƣớc cảnh mùa thu ấy, tâm trạng tác giả vui sƣớng, tự hào.

Nội dung 2: Cảm xúc nhà thơ trong dòng hoài niệm về đất nƣớc đau thƣơng, bất khuất, anh hùng.

- Mở đầu dòng cảm xúc là hình ảnh thơ biểu hiện cái nhìn tinh tế và tình cảm chân thật của ngƣời viết : chiến tranh tàn phá tất cả, chiến tranh đồng nghĩa với sự huỷ hoại, với cái ác. Nguyễn Đình Thi có dịp thổ lộ, ngày ấy ―Trên những chặng đường công tác mỗi buổi chiều khi mặt trời sắp tắt, nhìn về những chân trời xa thấy đồn bốt giặc với những lô cốt, những hàng dây thép gai giăng đầy làm cho chân trời bị xé nát, nham nhở - gây một tức tối căm giận‖.

Liên hệ, mở rộng: Không ít nhà thơ cùng thời với Nguyễn Đình Thi cũng đã có những cái nhìn tinh tế và đau xót trƣớc cảnh quê hƣơng bị tàn phá, giày xéo:

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau‖

(Núi đôi- Vũ Cao – 1956)

Trên cái nền của hiện thực ấy là tâm trạng của ngƣời chiến sĩ: tình cảm thƣờng xuyên là căm thù giặc, ý chí giải phóng đất nƣớc và tình cảm có vẻ đột xuất là nỗi nhớ thƣơng ngƣời yêu dấu.

+ Năm khổ thơ tiếp tập trung thể hiện suy ngẫm của tác giả về đất nƣớc từ trong đau thƣơng, căm hờn đã đứng lên chiến đấu bất khuất, sẵn sàng hi sinh nhƣ những anh hùng của thời đại mới.

+ Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh tƣợng trƣng cho sự đứng dậy hào hùng, chói lọi trong khói lửa chiến đấu, từ đau thƣơng căm hờn của đất nƣớc . Bốn câu thơ thể sáu chữ với cách ngắt nhịp đều đặn, dồn dập tạo âm hƣởng dõng dạc, hùng tráng.

Liên hệ, mở rộng: Hình ảnh này hình thành từ cảnh thực tác giả đã chứng kiến tại chiến trƣờng Điện Biên Phủ năm 1954. Nhà thơ giải thích những câu thơ ―đã tiếp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

81

nhận được những âm vang mạnh mẽ của chiến trường khi hàng dàn đại bác cùng thi nhau bắn vào đầu giặc...Bài thơ đã kết thúc với âm hưởng chiến thắng của chiến trường Điện Biên Phủ‖.

3. Phƣơng pháp dạy học

. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm: đọc ở nhà, đọc trên lớp; đọc lƣớt, đọc hiểu, đọc diễn cảm...

. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiến hành hoạt động bằng hệ thống lời câu hỏi gợi dẫn: - Câu hỏi phát hiện: Mùa thu đất nước được tác giả cảm nhận qua những chi tiết hình ảnh nào?

- Câu hỏi liên tƣởng, tƣởng tƣợng: Không khí mùa thu Hà Nội trở về trong tâm tưởng nhà thơ như thế nào?

- Câu hỏi khái quát: : Em hãy khái quát lại nội dung cơ bản của đoạn 1?

- Câu hỏi liên hệ, mở rộng: Hình ảnh đất nước đau thương trong baì thơ ―Đất nước‖ của Nguyễn Đình Thi gợi cho em liên tưởng tới những câu thơ nào của các tác giả cùng thời kì?

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)