Bài Đồng chí của Chính Hữu

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 65 - 70)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

2.2.4. Bài Đồng chí của Chính Hữu

A. Định hƣớng của sách giáo viên (Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục 2005)

Cảnh khuya, Rằm tháng riêng (Hồ Chí Minh)

Rừng núi, trăng khuya Sông nước, trăng xuân

Tình yêu thiên nhiên

Lo nỗi nước nhà Bàn bạc việc quân

Tâm hồn ung dung, tự tại của Bác

Bút pháp cổ điển, hiện đại Tinh thần thi sĩ, chiến sĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

61

1. Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp chân thực và giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh ngƣời lính cách mạng đƣợc thể hiện trong bài thơ

- Nắm đƣợc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh ngợi cảm và cô đúc, giầu ý nghĩa biểu tƣợng

2. Nội dung bài học

- Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí: Tình đồng chí, đồng đội của ngƣời lính bắt nguồn sâu xa từ sự tƣơng đồng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó; nảy sinh từ sự cùng nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu; nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, niềm vui, nỗi buồn...

- Phân tích sự biểu hiện tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy ở ngƣời lính. Đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tƣ, nỗi lòng của nhau; là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời ngƣời lính

- Phân tích đoạn kết bài thơ: Sức mạnh của tình đồng đội giúp ngƣời lính vƣợt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn. Tình đồng chí sƣởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sƣơng muối giá rét.

- Phân tích hình ảnh ngƣời lính trong bài thơ: Qua bài thơ về tình đồng chí, hình ảnh ngƣời lính hiện lên đẹp, bình dị mà cao cả . Đó là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

3. Phƣơng pháp dạy học

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trọn vẹn bài thơ và đọc lại một đoạn

- Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện và bình giá các chi tiết, hình ảnh cụ thể, chân thực. Đồng thời, giáo viên lƣu ý học sinh nhận xét đặc điểm trong cấu trúc các câu thơ.

B. Định hƣớng của các sách tham khảo

1. Thiết kế bài học Ngữ văn 9 ( Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nxb Giáo dục, 2008) * Mục tiêu bài học

- Cảm và hiểu cái hay của bài thơ về nội dung và nghệ thuật mà nét nổi bật là tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bồ đội hồi đầu kháng chiến chống Pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

62

- Nắm đƣợc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Tác giả viết từ cảm hứng thơ hƣớng về chất thực của đời sống kháng chiến và khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị, bình thƣờng với những chi tiết chân thực, hình ảnh vừa cô đúc, gợi cảm và giầu ý nghĩa biểu tƣợng.

* Nội dung bài học

- Thâm nhập vào mạch suy nghĩ và cảm xúc của nhà thơ về tình đồng chí + Nhà thơ lí giải về tình đồng chí: Tình đồng chí bắt nguồn từ chung nguồn gốc xuất thân. Họ đều là những ngƣời nông dân chân nấm tay bùn, ra đi từ những làng quê nghèo đói. Họ cùng chiến đấu bên nhau, cùng chung lí tƣởng, cùng nhau chia sẻ ngọt bùi.

+ Nhà thơ “định nghĩa” về tình đồng chí: Tình đồng chí giúp những ngƣời lính xa lạ hiểu lòng nhau. Họ cùng có tâm tƣ và nỗi nhớ. Tình đồng chí bền chặt vì cùng nhau chia sẻ gian lao, thiếu thốn của đời quân ngữ. Tình đồng chí mang lai cho họ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

- Hình ảnh anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp + Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân

+ Ra đi, họ vẫn nặng lòng với làng quê yêu dấu

+ Họ trải qua biết bao gian lao, thiếu thốn của đời lính + Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí sâu sắc. đằm thắm

- Đoạn thơ kết là một bức tranh đẹp, trong đó nổi lên cảnh rừng đêm trăng sáng. Trên nền đó, ba hình ảnh gắn kết với nhau: ngƣời lính, khẩu súng, vầng trăng vì cùng nhau chia sẻ gian lao, thiếu thốn của đời quân ngữ. Tình đồng chí mang lại cho họ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

2. Thiết kế dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích hợp (Trƣơng Dĩnh, NxbGD, 2005) * Mục tiêu toàn bài

Qua nghệ thuật thơ hiện đại, học sinh hiểu đƣợc vẻ đẹp của con ngƣời thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ: hiên ngang, dũng cảm, đậm đà tình đồng chí, đồng đội, chân thực, giản dị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

63

- Tình đồng chí xuất phát từ sự tƣơng đồng, tƣơng ngộ của những ngƣời lính xuất thân từ nghèo khó, từ sự đồng cảm giai cấp, từ chung nhiệm vụ trong chiến đấu, từ sự chan hoà và chia sẻ nỗi gian lao cũng nhƣ niềm vui.

- Đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời ngƣời lính; là sự cảm thông sâu xa những nỗi lòng của nhau

- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh gắn kết con ngƣời, hình ảnh làm tƣơi mát tâm hồn ngƣời lính, hình ảnh biểu tƣợng cho tâm hốn chiến sĩ, thi sĩ.

* Phƣơng pháp dạy học

- Phƣơng pháp đọc hiểu văn bản đã chuyển sang một thể loại mới: thơ hiện đại. Vì vậy, giới thiệu một bài thơ có ý nghĩa chuyển tiếp về văn học sử qua giai đoạn cuối của lịch sử văn học là có ý nghĩa. Chú ý: cảm thụ thơ hiện đại cần đối chiếu với thơ trung đại theo tinh thần vừa ôn tập, vừa phát triển.

C. Định hƣớng do luận văn đề xuất 1. Mục tiêu bài học

- Về nội dung: Học sinh sẽ hiểu đƣợc 2 điều:

. Cơ sở hình thành và những biểu hiện cụ thể của tình đồng đội, đồng chí giữa những anh bộ đội trong quân đội ta thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

. Cuộc sống chiến đấu và đời sống nội tâm của bộ đội ta thời kháng chiến chống Pháp. - Về nghệ thuật: Học sinh cảm và hiểu đƣợc phong cách nghệ thuật của nhà thơ Chính Hữu: lời thơ giản dị mà hàm súc, cô đọng, hình ảnh thơ đƣợc kết dệt nên từ những chi tiết chân thực lấy từ

2. Nội dung bài học

Nội dung 1: Cơ sở hình thành tình đồng chí

- Bằng những lời thơ rất giản dị nhƣng lại rất hàm súc và gợi cảm, nhà thơ Chính Hữu đã lí giải rõ về cơ sở hình thành nên tình cảm gắn bó, thân thiết giữa những anh bộ đội trong quân đội ta ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Chung nguồn gốc xuất thân, chung khó khăn gian khổ. Thời ấy tình cảm gắn bó thân thiết ấy đƣợc gọi là tình đồng chí (cùng một chí hƣớng). Và từ “đồng chí‖ trở lên từ xƣng hô quen thuộc giữa bộ đội với bộ đội, giữa các cán bộ kháng chiến với nhau, giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ kháng chiến.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

64

Nội dung 2: Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí

- Biểu hiện trƣớc tiên của tình đồng chí là họ có chung một nỗi niềm, một tâm trạng, một hoàn cảnh: Khi tòng quân họ đều để lại bao điều dang dở ở quê nhà. Và do vậy mà đều có chung một nỗi nhớ quê hƣơng da diết: ―Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính‖. Biểu hiện thứ hai của tình đồng chí là họ cùng nhau nếm trái và chia sẻ những gian nan, thiếu thốn của cuộc đời ngƣời lính lúc ấy, dân ta vừa thoát khỏi cảnh nô lệ bần hàn thời nô lệ trƣớc cách mạng tháng 8 năm 1945, đã phải bắt tay ngay vào cuộc chống giặc ngoại xâm, mọi thứ đều thiếu thốn, nên quân đội ta thời ấy đã phải nếm trải bao gian nan thử thách: bệnh tật đói rét.

Nội dung 3: Đoạn kết của bài thơ cho biết dựng lên một bức tranh đẹp về tình đồng đội. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi nhƣ một ngƣời bạn, rừng hoang sƣơng muối là một khung cảnh thật. Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh nhất là vào những đêm có sƣơng muối. “Tất cả những gian khổ của đời lính trong giai đoạn này thật khó kể hết nhƣng chúng tôi vẫn vƣợt lên đƣợc nhờ sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ…” (tài liệu chỉ dẫn)

Nội dung 4: Phong cánh nghệ thuật của nhà thơ: thơ Chính Hữu có nét đặc sắc là lời thơ giản dị mà sâu lắng, rất cô đọng, hàm súc. Hình ảnh thơ thƣờng đƣợc kết dệt nên bởi những chi tiết đƣợc lấy từ cuộc sống thực của cuộc kháng chiến nên rất chân thực, sinh động, giàu tính tạo hình và có sức gợi cảm lớn.

3. Phƣơng pháp dạy học

. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm: đọc ở nhà, đọc trên lớp; đọc lƣớt, đọc hiểu, đọc diễn cảm...

. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiến hành hoạt động bằng hệ thống lời câu hỏi gợi dẫn: - Câu hỏi phát hiện: Cội nguồn của tình đồng chí được tác giả lý giải và phát hiện ở những chi tiết nào?

- Câu hỏi khái quát: + Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của những người lính và ý nghĩa thiêng liêng của tình đồng chí? Vì sao những người lính có thể vượt qua được những ngay gian nan ấy?

+ Sau dòng cảm xúc của tác giả, hình ảnh anh vệ quốc quân hiện lên như thế nào?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

65

- Câu hỏi liên hệ, mở rộng: Tìm những bài thơ cùng đề tài với ―Đồng chí‖ của Chính Hữu trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp? Em hãy so sánh những nét tương đồng và khác biệt giữa những bài thơ đó?

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 65 - 70)