Nhiều địa danh cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất sáng tạo

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 35 - 36)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

1.3. Nhiều địa danh cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất sáng tạo

Một đặc điểm của ngôn ngữ thơ kháng chiến là việc sử dụng rộng rãi các địa danh. Trong thơ Việt Nam chƣa bao giờ các địa danh của mỗi vùng, miền lại xuất hiện nhiều và phổ biến nhƣ ở thời kỳ này, thậm chí nó dày đặc trong một bài hay một câu thơ, vậy mà hầu nhƣ không có trƣờng hợp nào gây ra sự phản cảm cho ngƣời đọc. Bởi đằng sau những địa danh đó là một vùng đất đai, xứ sở của tổ quốc, là sự chất chứa những vẻ đẹp, những đau thƣơng, cả những kỉ niệm và lòng yêu mến của con ngƣời. Chẳng hạn:

Quanh co, chen nhau rộn ràng Đồng Xuân Xanh tươi bát ngát Tây Hồ

Hàng Đào ríu rít Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Gai...

(Ngƣời Hà Nội – Nguyễn Đình Thi)

Tây Tiến (Quang Dũng) là bài thơ hay về hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến hành quân gian khổ với tinh thần “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Những địa danh đƣợc Quang Dũng đƣa vào bài thơ là những nơi in đậm dấu chân cùng nhiều kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến:

Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Đó là những địa danh thân thuộc với nhà thơ Quang Dũng trong bài “Đôi mắt ngày Sơn Tây”

Bao giờ trở lại đông Bương Cấn Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

31

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Hoàng Cầm trong Bên kia sông Đuống dày đặc những địa danh ghi dấu một vùng quê thanh bình trù phú

Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen

Bãi Trầm Chỉ người chăng tơ nghẽn lối Những nàng dệt sợi

Đi bán lụa mầu

Những người thợ nhuộm Đồng Tỉnh, Huê Cầu Bây giờ đi đâu về đâu?

Bài thơ Tình sông núi của Trần Mai Ninh là một trong những bài thơ mở đầu cho dòng thơ cách mạng và kháng chiến cũng dày đặc địa danh:

Bồng Sơn dìu dịu như bài thơ Mờ soi Bình Định trăng mờ Phú Phong rộng

Phú Cát lì

An Khê cao vút

Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến có những nét đặc sắc so với ngôn ngữ thơ thời kì trƣớc Cách mạng. So với các thi sĩ Thơ mới thì các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Pháp đã đem đến cho thơ ca những cách tân đáng kể trong ngôn ngữ thơ. Thơ ca giai đoạn này dày đặc những từ ngữ thuần Việt, mộc mạc, tự nhiên, bình dị.

Đặc điểm 2: Thể thơ trong thơ thời kì kháng chiến cũng đa dạng và phong phú.

Các công trình nghiên cứu thơ Việt Nam rất quan tâm tới thể thơ dân tộc. Theo Dƣơng Quảng Hàm, thể loại thơ dân tộc gồm truyện (lục bát, lục bát biến thể), ngâm (song thất lục bát), hát nói (hát ả đào). Trong cuốn ―Lịch sử Văn học Việt Nam‖, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét về thể thơ thời kì kháng chiến chống Pháp: ―Thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có nguồn gốc dân gian, dân tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do‖.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)