Bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 50 - 54)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

2.2.1. Bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

A. Định hƣớng của sách giáo viên (Ngữ văn 6, Nxb Giáo dục, 2002) 1. Mục tiêu cần đạt

- Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của hình tƣợng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thƣơng mênh mông, sự chăm sóc ân cần với chiến sĩ, đồng bào, thấy đƣợc tình cảm yêu quý, kính trọng của ngƣời chiến sĩ với Bác Hồ.

- Nắm đƣợc những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giầu sức truyền cảm, thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

2. Nội dung bài học

- Phân tích cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên với Bác Hồ: qua diễn biến tâm trạng của ngƣời chiến sĩ, bài thơ đã thể hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm chung của bồ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, là lòng biết ơn và tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà giản dị, đời thƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

46

- Tìm hiểu hình tƣợng Bác Hồ: Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ thật giản dị, chân thực gần gũi mà hết sức lớn lao. Bài thơ thể hiện một cách cảm động tự nhiên mà sâu sắc tấm lòng yêu thƣơng mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác với chiến sĩ, với đồng bào.

3. Phƣơng pháp dạy học

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc tác phẩm: giáo viên đọc một đoạn, yêu cầu học sinh đọc đoạn tiếp theo.

- Giáo viên dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa hƣớng dẫn họ sinh hoạt động B. Định hƣớng của các sách tham khảo

1. ―Thiết kế bài học Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp” (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nxb Giáo dục, 2004)

* Mục tiêu bài học

- Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp Bác Hồ trong một đêm không ngủ vì thƣơng bộ đội và dân công trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nắm đƣợc nghệ thuật kể chuyện và tả tâm trạng nhân vật trong thể thơ năm chữ * Nội dung bài học

- Thâm nhập hình tƣợng Bác Hồ:

Bác hiện lên trong tình huống: trời mƣa, trong mái lều tranh xơ xác và Bác ―Lặng yên bên bếp lửa‖. Bác xuất hiện với hành động, cử chỉ: ―đi dém chăn, từng người từng người một‖, trong tâm trạng “ngủ không yên lòng” vì “thương đoàn dân công‖, vì ―càng thương càng nóng ruột”... Tất cả làm nổi bật lòng nhân ái bao la của Bác. Nghệ thuật miêu tả hình tƣợng Bác của tác giả: khắc học tâm lí nhân vật, dùng thủ pháp huyền thoại để khắc học Bác.

- Thâm nhập vào hình tƣợng anh đội viên: Bên cạnh hình tƣợng Bác Hồ là hình tƣợng ―anh đội viên‖ – một ngƣời chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ chỗ anh ngạc nhiên về việc Bác không ngủ đến chỗ anh nhận ra phẩm chất cao đẹp của lãnh tụ: “Đêm nay Bác không ngủ. Vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh‖. “Cái thường tình” ở đây là cái thƣờng tình của các vĩ nhân. Nhƣ vậy, bài thơ còn cho ta biết tình yêu thƣơng, kính trọng của quần chúng với lãnh tụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

47

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm

- Giáo viên hƣớng dận học sinh tìm hiểu tác phẩm qua hệ thống câu hỏi gợi dẫn.

2. Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn 6 (Trần Đình Chung, Nxb Giáo dục, 2006) * Mục tiêu bài học

- Hình ảnh cao đẹp của Bác Hồ thể hiện ở tấm lòng sâu rộng của Bác dành cho bộ đội và nhân dân

- Niềm yêu mến, cảm phục của ngƣời chiến sĩ đối với Bác Hồ và cũng là của nhà thơ, của mọi ngƣời với Bác.

- Nghệ thuật thơ: Kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu cảm, thể thơ 5 tiếng dễ kể, dễ thuộc, lời thơ giản dị, chân thực.

* Nội dung bài học - Hình ảnh Bác Hồ

+ Thời gian, không gian nghệ thuật: Trời mƣa, bên bếp lửa, mƣa lâm thâm, mái lều xơ xác

+ Hình dáng Bác: vẻ mặt trầm ngâm, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc -> Tình cảm của nhà thơ: Bác nhƣ ngƣời cha, ngƣời ông thân thiết đang lo lắng, ân cần, chăm sóc con cháu. Qua đó, ta thấy đƣợc tình yêu thƣơng bao la của Bác dành cho quân và dân ta.

- Tâm tƣ của anh đội viên chiến sĩ: thƣơng yêu, cảm phục trƣớc tấm lòng của Bác, lo lắng chân thành cho Bác; anh vui vì đƣợc thức luôn cùng Bác.

* Phƣơng pháp dạy học

- Thiết kế hệ thống câu hỏi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm. C. Định hƣớng do luận văn đề xuất

1. Mục tiêu bài học

- Qua bài giảng, giáo viên giúp học sinh nắm đƣợc các nội dung sau:

+ Tâm trạng của anh đội viên trong một đêm không ngủ của Bác. Qua đó, ta thấy đƣợc tình cảm của anh và cũng là tình cảm của nhân dân, đồng bào đối với Bác kính yêu.

+ Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tƣợng Bác Hồ trong một đêm không ngủ vì thƣơng bộ đội và dân công trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

48

+ Nắm đƣợc nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm trạng trong thể thơ năm chữ. 2. Nội dung dạy học

Nội dung 1: Tâm trạng của anh đội viên trong một đêm không ngủ của Bác. - Tâm trạng của anh đội viên đƣợc thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: Ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác chƣa ngủ ―Thấy trời khuya lắm rồi- mà sao Bác vẫn ngồi- Đêm nay Bác không ngủ‖ rồi xúc động khi thấy Bác đốt lửa, dém chân cho các chiến sĩ. Anh mơ màng: cảm nhận đƣợc sự lớn lao của Bác và thổn thức: lo cho sức khoẻ của Ngƣời. Khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, anh hốt hoảng. Anh năn nỉ mời Bác đi nghỉ. Anh thức luôn cùng Bác.

- Qua diễn biến tâm trạng của ngƣời chiến sĩ, bài thơ thể hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh đội viên cũng nhƣ tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc đƣợc nhận tình yêu thƣơng và sự chăm sóc của Bác, là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.

- Giáo viên mở rộng: trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp, có biết bao nhà thơ xúc động trƣớc hình ảnh cao đẹp của Bác và làm thơ về Bác. Chính vì thế, nhận xét về nội dung này của thơ kháng chiến chống Pháp, GS Hoàng Nhƣ Mai có viết: ―Những cung bậc rung lên tha thiết nhất trong bản đại hợp xướng của thơ ca kháng chiến vẫn là lòng kính yêu Bác Hồ‖ (―Thơ ca kháng chiến 1946- 1954‖, do Hoàng Nhƣ Mai giới thiệu, Nguyễn Quốc Tuý chọn lọc, chú thích và gợi ý phân tích, Nxb Giáo dục, 1976). Trong đó, phải kể đến những tác phẩm: Sáng tháng Năm, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Việt Bắc của Tố Hữu; Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ,

Mẹ con của Nguyễn Xuân Sanh, Bộ đội ông cụ của Nông Quốc Chấn... Nội dung 2: Vẻ đẹp của hình tƣợng Bác Hồ trong một đêm không ngủ

Hình tƣợng của Bác đƣợc miêu tả chân thực và sinh động qua cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên từ hình dáng – tƣ thế: Lặng im, trầm ngâm, đinh ninh đến Cử chỉ - hành động: Đốt lửa, dém chân và lời nói: Thương đoàn dân công, càng thương càng nóng ruột. Tất cả đã thể hiện chiều sâu tâm trạng của Bác, tình cảm yêu thƣơng và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác đối với các chiến sĩ. Qua các chi tiết miêu tả, hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

49

- Liên hệ, mở rộng: Trong thơ Bác, cũng nhiều lần Bác tâm sự về những đêm không ngủ vì lo cho dân, cho nƣớc nhƣ trong bài thơ trên của Minh Huệ: ―Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà‖ rồi ―Giữa dòng bàn bạc việc quân- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền‖. Qua những vần thơ viết về Bác và thơ Bác, ta càng yêu và kính trọng hơn một con ngƣời đã luôn ―Quên mình cho hết thảy- Như dòng sông chảy nặng phù xa‖.

Nội dung 3 : Nghệ thuật độc đáo của bài thơ

- Tác giả đã sử dụng thể thơ năm chữ của hát dặm Nghệ Tĩnh kết hợp với yếu tố kể chuyện, miêu tả với biểu cảm

- Chi tiết, hình ảnh thơ chân thực, giản dị và cảm động

- Ngôn ngữ thơ đời thƣờng, giản dị nhƣ lời bộc bạch, tâm sự chân tình.

3. Phƣơng pháp dạy học: Để tiến hành bài giảng, chúng tôi tổ chức học sinh tìm hiểu tác phẩm dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên bằng các hoạt động sau:

. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm: đọc ở nhà, đọc trên lớp; đọc lƣớt, đọc hiểu, đọc diễn cảm...

. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiến hành hoạt động bằng hệ thống lời câu hỏi gợi dẫn: - Câu hỏi phát hiện: Trong bài thơ em thấy anh đội viên đã thức dậy mấy lần trong đêm ?

- Câu hỏi liên tƣởng, tƣởng tƣợng: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác và tấm lòng cuả anh đội viên với Bác Hồ?

- Câu hỏi liên hệ, mở rộng: Bên cạnh Minh Huệ, nhiều nhà thơ viết rất hay và xúc động về Bác. Em hãy tìm những bài thơ viết về Bác đã được học. So sánh sự cảm nhận của các nhà thơ về Bác.

- Câu hỏi khái quát: Bài thơ đã nêu ra vấn đề gì và thái độ của tác giả trước vấn đề đó ra sao?

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)