Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến chống Pháp giản dị, mang tính khẩu ngữ,

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 32 - 35)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

1.1. Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến chống Pháp giản dị, mang tính khẩu ngữ,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

28

Những năm đầu của cuộc kháng chiến, ảnh hƣởng của ngôn ngữ thơ lãng mạn còn khá rõ trong sáng tác của một số ngƣời cầm bút. Ngƣời làm thơ chƣa từ bỏ đƣợc thói quen dùng ngôn ngữ hoa mĩ đài các hay lối tƣợng trƣng ƣớc lệ cầu kì. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn hiện tƣợng này đã đƣợc khắc phục. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, đại chúng là xu hƣớng mà nhiều nhà thơ đã tìm đến và nó sớm trở thành khuynh hƣớng chủ đạo trong thơ ca giai đoạn này. Có thể bắt gặp điều này trong nhiều sáng tác của Nguyễn Đình Thi, Tố Hữu, Hồng Nguyên, Chính Hữu, Hoàng Trung Thông,… Bài thơ Nhớ của Hồng Nguyên là những lời thơ giản dị nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân ta:

Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi "một hai" (Nhớ- Hồng Nguyên)

Chính Hữu trong bài Đồng chí và những bài thơ tiếp theo cũng là một trƣờng hợp rất tiêu biểu cho sự chuyển biến theo hƣớng đƣa thơ trở về với đời sống thực tại hàng ngày của quần chúng kháng chiến, tìm chất thơ trong cái giản dị, bình thƣờng mà sâu xa.

Anh với tôi biết từng cơn ơn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (Đồng chí- Chính Hữu)

Hoàng Trung Thông cũng với ngôn ngữ đời thƣờng đã đem đến cho thơ kháng chiến hình ảnh đẹp về tình cảm dân quân gắn bó:

Các anh về Mái ấm nhà vui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

29

Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ

(Bao giờ trở lại- Hoàng Trung Thông )

Nguyễn Đình Thi ít chú trọng vần trong thơ vậy mà thơ ông vẫn hồn nhiên nhƣ bản tính của ông. Nó chứa đầy chất sống, nó là sự sống, là cuộc đời. Ông không sử dụng những lời lẽ cao siêu, trau chuốt mà sử dụng những từ ngữ thuần Việt, mộc mạc, tự nhiên. Thậm chí sử dụng nhiều những thán từ, những lời gọi, lời hỏi có tính chất khẩu ngữ:

Ôi em!

Chúng ta như hai ngôi sao Hai đầu chân trời lấp lánh

(Bài thơ viết cạnh đồn Tây- Nguyễn Đình Thi)

Có thể bắt gặp khá phổ biến trong thơ những từ ngữ, cách nói mang tính khẩu ngữ của quần chúng nhất là những so sánh, theo lối ví von:

Mưa phùn ướt áo tứ thân,

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu (Bầm ơi - Tố Hữu)

Ngôn ngữ thơ thời bấy giờ là gần với tiếng nói hằng ngày, tự nhiên, bình dị, sinh động. Tuy đƣa ngôn ngữ đời sống vào thơ nhƣng các nhà thơ không dung tục hóa thơ. Vì vậy ngôn ngữ thơ tuy đơn sơ, mộc mạc mà có khả năng thấm sâu vào hồn ngƣời. Những câu thơ rất đỗi giản dị song vẫn có thể tạo đƣợc một ấn tƣợng không thể nào phai đƣợc trong lòng ngƣời đọc.

1.2 Từ địa phƣơng cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất nhuần nhị. Thời kháng chiến chống Pháp từ địa phƣơng đƣợc đƣa vào khá rộng rãi và nhiều trƣờng hợp đã góp phần tạo nên chất liệu hiện thực với sắc thái riêng, độc đáo:

Đồng chí nứ vui vui

Đồng chí nứ dạy tôi dăm cái chữ Đồng chí mô nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị Thiên (Nhớ - Hồng Nguyên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

30

Hoặc: Ăn bao nhiêu bữa ―đuối cưa‖ Lều dột bao bận bị mưa ngủ ngồi (Thơ Khuyết danh)

Lối viết này làm cho ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự gắn bó sâu sắc của các nhà thơ đối với hiện thực cuộc sống và định vị đƣợc vùng đất mà tác phẩm nhắc đến.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)