B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954
2.1. Những nét đặc sắc của các bài thơ thời kì kháng chiến chống Pháp đƣợc lựa
lựa chọn vào SGK Ngữ văn bậc trung học
Trong chƣơng trình Ngữ văn bậc Trung học, nhiều tác phẩm thơ kháng chiến đƣợc đƣa vào dạy học ở cả bậc THCS và THPT (8 bài) ở chƣơng trình Ngữ văn 6, Ngữ văn 7, Ngữ văn 9, Ngữ văn 12. Các tác phẩm đƣợc bố trí ở chƣơng trình - sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học đều là những tác phẩm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
1. Bài thơ ―Đêm nay bác không ngủ‖ của nhà thơ Minh Huệ viết vào năm 1951, kể lại một mẩu chuyện về Bác Hồ đi chiến dịch biên giới 1950.
. Hình tƣợng trung tâm của bài thơ là hình tƣợng Bác Hồ. Đêm ấy Bác nghỉ lại trong một cái lán nhỏ giữa rừng cùng với một đơn vị bộ đội. Cả đêm Bác ―lặng yên bên bếp lửa. Vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Mấy lần anh đội viên thức giấc mời Bác ngủ nhƣng Bác vẫn không sao ngủ đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
39
- Vì Bác thƣơng yêu bộ đội, “Rồi bác đi dém chăn, từng người từng người một…‖
- Vì Bác còn thƣơng bao ngƣời khác nữa: ―Bác thương đoàn dân công, đêm nay ngủ ngoài rừng, rải lá cây làm chiếu, manh áo phủ làm chăn…‖
Vậy là bài thơ đã cho ngƣời đọc bao thế hệ biết đƣợc tình thƣơng bao la của Bác Hồ đối với đồng bào và chiến sĩ ta thời kháng chiến chống Pháp.
. Bên cạnh hình tƣợng Bác Hồ là hình tƣợng ―anh đội viên‖ – một ngƣời chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ chỗ anh ngạc nhiên về việc Bác không ngủ đến chỗ anh nhận ra phẩm chất cao đẹp của lãnh tụ: “Đêm nay Bác không ngủ. Vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh‖. “Cái thường tình” ở đây là cái thƣờng tình của các vĩ nhân. Nhƣ vậy, bài thơ còn cho ta biết tình yêu thƣơng, kính trọng của quần chúng với lãnh tụ.
. Những ý thơ ở trên đƣợc diễn đạt bằng thể thơ năm chữ quen thuộc, với những câu thơ nhịp nhàng dễ hiểu, dễ nhớ và gây ấn tƣợng sâu đậm trong lòng ngƣời đọc bao thế hệ.
2. Bài thơ ―Lượm‖ đƣợc Tố Hữu viết vào năm 1949, kể về một câu chuyện cảm động: một thiếu nhi ở Huế làm liên lạc cho bộ đội ta hồi đầu kháng chiến chống Pháp, đã hi sinh trên đƣờng đi làm nhiệm vụ.
Giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, trong hàng ngũ quân đội ta có những em thiếu nhi làm nhiệm vụ liên lạc – nghĩa là mang những công văn, giấy tờ có lệnh khẩn cấp từ bộ chỉ huy xuống các đơn vị đang ở nhiều nơi khác nhau. (Thời ấy chƣa hề có điện thoại) nhƣ bây giờ.
. Mở đầu bài thơ là hồi ức của nhà thơ về em Lƣợm: nhanh nhẹn, vui tƣơi, hồn nhiên rất trẻ thơ. Em giống nhƣ một con chim non: ―Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh…‖. Đƣợc làm liên lạc cho bộ đội, Lƣợm rất vui sƣớng: ―Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá, Thích hơn ở nhà‖.
. Nghe tin Lƣợm đi làm nhiệm vụ và hi sinh, nhà thơ bàng hoàng, đau đớn:
―Đến nay tháng sáu, Chợt nghe tin nhà. Ra thế, Lượm ơi !‖. Chú bé liên lạc đã hành động rất dũng cảm với một ý thức trách nhiệm rõ rệt: ―Vụt qua mặt trận, Đạn bay vèo vèo, Thư đề thượng khẩn, Sợ chi hiểm nghèo‖
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
40
. Nhà thơ đã giãi bày thật cảm động lòng thƣơng tiếc vô hạn đối với chú bé liên lạc và khẳng định: Lƣợm đã hi sinh rồi nhƣng em sẽ bất tử. Hình ảnh Lƣợm nhƣ một con chim non hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng…vẫn đọng lại trong tâm khảm mọi ngƣời.
. Thể thơ bốn chữ với những lời thơ giản dị và ngắt nhịp nhƣng linh hoạt đã đƣợc Tố Hữu sử dụng rất thành công trong việc dựng chân dung nhân vật Lƣợm và thổ lộ tình cảm xót đau, thƣơng tiếc của mình trƣớc cái chết của em.
3. Bài thơ ―Cảnh khuya‖ đƣợc Bác Hồ làm vào năm 1947 - lúc chúng ta vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Lúc bấy giờ, cuộc kháng chiến đang ở lúc gian nan nhất: giặc Pháp đánh chiếm hầu hết các tỉnh thành của chúng ta, chúng ngang ngƣợc đòi ta đầu hàng, chúng lại mở chiến dịch đánh lên chiến khu Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
. Bài thơ đƣợc Bác viết bằng tiếng Việt, tả cảnh một đêm khuya giữa núi rừng núi rừng Việt Bắc. Trong đêm khuya ấy, tiếng suối chảy từ xa xa vọng lại mà Bác lại nghe nhƣ ―tiếng hát xa‖: ―Tiếng suối trong như tiếng hát xa‖. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng không chỉ có âm thanh vui, mà còn có cả cảnh đẹp: ― Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa‖. Một cảnh đêm trăng giữa rừng thật đẹp: Trăng sáng chiếu xuyên qua tán cây cổ thụ, soi xuống mặt đất cả bóng những khóm hoa, bóng cây và bóng hoa lồng vào nhau lung linh sáng tối…
. Giữa cảnh rừng trong đêm khuya rất tráng lệ ấy, Bác không ngủ, tƣởng là để thƣởng thức cảnh đẹp nhƣng không phải, Bác không ngủ đƣợc ―Vì lo nỗi nước nhà‖.
Quả là nƣớc nhà năm 1947 đang ở vào lúc ngổn ngang bao sự việc gian nan và Bác Hồ - vị lãnh tụ, vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến – đang biết bao nỗi lo toan trong lòng…
. Chỉ là một bài thơ tứ tuyệt thất ngôn mà đã cho ta thấy đƣợc cả hai nét đặc sắc trong tâm hồn Bác Hồ: lòng yêu thiên nhiên và tinh thần trách nhiệm với tổ quốc.
4. Bài thơ ―Rằm tháng giêng‖ đƣợc Bác viết bằng chữ Hán và nhà thơ Xuân Thủy đã dịch ra tiếng Việt. Ở nguyên tác đƣợc Bác viết theo thể thơ tứ tuyệt thất ngôn. Còn bản dịch là thể thơ lục bát. Bài thơ này đƣợc Bác viết vào năm 1948, sau khi quân dân ta vừa giành thắng lợi ở chiến dịch Việt Bắc 1947. Bởi thế, cái vui thấm đẫm trong từng câu thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
41
. “Rằm tháng giêng‖ tức là ngày 15 tháng 1 Âm lịch. Bài thơ tả một cảnh đẹp trong đêm trăng rằm ấy tại một vùng sông nƣớc. Đêm ấy trời cao lồng lộng, trăng sáng vằng vặc, dòng sông, mặt nƣớc và con thuyền đang đi trên sông ngập tràn ánh trăng…
. Con ngƣời đi trên thuyền lại đã làm xong một việc lớn, nên đang thƣởng ngoạn cảnh đẹp: ―Giữa dòng bàn bạc việc quân- Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền‖
Bài thơ cho ta biết đƣợc một nét đẹp trong tâm hồn của Bác Hồ: một con ngƣời rất nhạy cảm trƣớc vẻ đẹp của đất trời, một thi sĩ trong ngƣời một chiến sĩ. Ở bài “Cảnh khuya‖ mặc dù trong lòng còn bộn bề bao nỗi lo toan cho đất nƣớc mà vẫn rung động trƣớc vẻ đẹp của một đêm trăng giữa rừng khuya; còn ở bài ―Rằm tháng giêng” thì Bác không còn vƣớng bận nỗi lo âu nữa, mà vui vì kháng chiến đã bƣớc sang một giai đoạn mới sau chiến thắng thu đông năm 1947.
. Bản dịch bằng thơ lục bát truyền thống, vừa êm ái, ngọt ngào, vừa sâu lắng bởi nhạc điệu réo rắt và từ dùng đắc địa (lồng lộng, bát ngát, trăng ngâm…)
5. Bài thơ ―Đồng chí‖ đƣợc nhà thơ Chính Hữu viết năm 1948- vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954).
“Đồng chí‖ là một từ Hán Việt, chỉ những ngƣời cùng có một chí hƣớng. Từ này xuất hiện và đƣợc dùng để xƣng hô với nhau giữa các cán bộ và bộ đội trong những ngày đầu nƣớc Việt Nam độc lập, những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
. Đồng chí là một thứ tình cảm mới, quan hệ mới giữa những ngƣời tham gia cách mạng và kháng chiến. Bài thơ “Đồng chí‖ của Chính Hữu ca ngợi tình cảm mới lạ đó giữa các anh vệ quốc đoàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đội quân vệ quốc ngày ấy phần lớn là những trai làng ở nhiều vùng quê khác nhau khắp đất nƣớc hợp lại; từ chỗ xa lạ, họ trở thành đồng chí, đồng đội của nhau, gần gũi yêu thƣơng nhau nhƣ những ngƣời bạn tri kỷ. Chính những ngƣời lính thời ấy cũng cảm thấy mới lạ trƣớc điều đó:
―…Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
42
Nhƣ vậy là cuộc sống chiến đấu gian khổ của ngƣời lính đã gắn kết họ với nhau: họ cùng nhau chiến đấu (súng bên súng), họ cùng nhau sống cuộc sống gian khổ đời lính trong những năm tháng cam go, họ cùng ăn, cùng ở với nhau (đêm rét chung chăn), họ đều có chung một tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê: ―Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính‖
Họ đều có chung một hoàn cảnh và một ý chí gạt đi tất cả những dở dang ở quê nhà để xung vào đội quân đánh giặc. Vậy là nhà thơ đã lí giải rõ vì sao có sự nẩy sinh tình đồng chí giữa những anh vệ quốc quân thời kỳ chống Pháp.
. Nhà thơ đặt hai chữ “Đồng chí” thành hẳn một dòng thơ ở giữa bài là một dụng ý nghệ thuật rất có ý nghĩa: nó khép lại ý thơ ở đoạn trƣớc và mở ra ý thơ ở đoạn sau. Nếu đoạn thơ trƣớc nói về quá trình nẩy nở tình đồng chí, thì ở đoạn sau nói về ý nghĩa lớn lao của tình đồng chí. Chính tình đồng chí đã làm lên sức mạnh của quân đội ta thời ấy.
Tình đồng chí đã giúp cho những anh vệ quốc quân thời kháng chiến chống Pháp vƣợt qua bao thử thách gian nan của cuộc sống chiến đấu thời ấy họ đã vƣợt qua nỗi nhớ quê hƣơng da diết, họ vƣợt qua sự thiếu thốn và bệnh tật:
―Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giầy
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay‖
. Chính tình đồng chí đã khiến họ luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Đoạn kết bài thơ là một hình ảnh đẹp ẩn chứa bao ý nghĩa: “Đầu súng trăng treo”. Thơ Chính Hữu quả là rất cô đọng, kiệm lời.
6. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (1948)
. Nét đặc sắc về nội dung: Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của tác giả về những kỉ niệm của ngƣời lính Tây Tiến. Qua dòng hồi tƣởng của tác giả, ta thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
43
- Bức tranh thiên nhiên vùng Tây Bắc tổ quốc ta vừa tráng lệ, hùng vĩ với những con đƣờng “Dốc lên khúc khuỷu đốc thăm thẳm” rồi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống‖; với âm thanh núi rừng hoang sơ “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người” và thiên nhiên vừa nên thơ, trữ tình với “mưa xa khơi‖ rồi ―hoa về trong đêm hơi‖...
- Ta thấy vẻ đẹp đậm chất bi tráng về hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến. Ngƣời lính Tây Tiến hiện lên với tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Trong khó khăn gian khổ, ngƣời lính vẫn có thể thả hồn cùng với vẻ đep thiên nhiên. Không những vậy, các anh còn đẹp trong khí phách anh hùng, lí tƣởng cao cả. Một lần ra đi, nhƣng những chàng trai trẻ quyết không trở vể nếu chƣa trả xong nợ nƣớc, thù nhà ―Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Và ngay cả khi các anh ngã xuống, hi sinh thì đó cũng là sự hi sinh đậm chất anh hùng: “Gục trên súng mũ bỏ quên đời‖ rồi ―Áo bào thay chiếu anh về đất‖. Vẻ đẹp của ngƣời lính Tây Tiến góp phần làm phong phú hơn vẻ đẹp của chiến sĩ Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ thể hiện tình yêu, sự gắn bó, niềm tự hào của tác giả về trung đoàn Tây Tiến và núi rừng Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
. Nét đặc sắc về nghệ thuật: - Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ ngữ Hán Việt, nhiều địa danh đƣợc dùng rất đắc địa.
- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nhƣ nhân hóa, đối lập, điệp... - Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
Qua đó, ta thấy ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. 7. Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi (1948- 1949)
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2002- Tiết theo PPCT)
. Nét đặc sắc về nội dung: Bài thơ thể hiên những cảm xúc sâu lắng tinh tế của tác giả về đất nƣớc trong kháng chiến chống Pháp đau thƣơng nhƣng anh dũng, kiên cƣờng và chiến thắng vẻ vang.
. Nét đặc sắc về nghệ thuật: Hình ảnh, ngôn từ có sức khái quát cao, có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tƣởng. Đặc biệt, nhà thơ chú ý điển tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
44
. Nét đặc sắc về nội dung: - Tái hiện những kỉ niệm Cách mạng, kháng chiến. Từ đó, tác giả khẳng định, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con ngƣời Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp thiên nhiên Việt Bắc vừa nên thơ, trữ tình vừa hùng vĩ, tráng lệ; con ngƣời Việt Bắc hăng say lao động, sâu nặng ân tình với cách mạng, kháng chiến. Gợi viễn cảnh tƣơi sáng của đất nƣớc, ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
Ẩn sau tất cả, ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tình cảm của Tố Hữu đối với quê hƣơng Cách mạng Việt Bắc: yêu mến, gắn bó, tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc, đất nƣớc.
Có thể khảng định Việt Bắc là khúc hùng ca, tình ca về Cách mạng, về kháng chiến, về những con ngƣời trong kháng chiến chống Pháp.
. Nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc : thơ lục bát.
- Ngôn ngữ đậm phong vị ca dao với cách xƣng hô ta – mình, mình – mình thân mật, gần gũi, lối đối đáp trữ tình của ca dao Việt Nam; sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhƣng sinh động, hấp dẫn.
- Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào nhƣ âm hƣởng lời ru.Bài thơ mang đậm khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Việt Bắc là minh chững rõ nét cho đặc điểm thơ Tố Hữu: nghệ thuật đậm tính dân tộc. 9. Bài thơ Dọn về làng của Nông Quốc Chấn (1950)
. Nét đặc sắc về nội dung: đến với bài thơ, ngƣời đọc sẽ hiểu đƣợc cuộc sống gian khổ và đau thƣơng của nhân dân các dân tộc Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn dƣới sự thống trị của Pháp và niềm vui sƣớng khi quê hƣơng họ đƣợc giải phóng sau chiến dịch Biên Giới.
. Nét đặc sắc về nghệ thuật: bài thơ đƣợc viết từ cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tƣ và diễn đạt của ngƣời miền núi: giản dị, tự nhiên và giầu hình ảnh
2.1.2. Nhận xét
Nhƣ vậy, qua sách giáo khoa Ngữ văn bậc THCS, các em nhỏ ở tuổi thiếu niên ngày nay đã biết đƣợc một số bài thơ tiêu biểu cho thơ thời kì kháng chiến chống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
45
Pháp. Qua những bài thơ ấy các em sẽ biết đƣợc cuộc sống của ông cha qua những hình tƣợng tiêu biểu: Bác Hồ ở bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” và ở những bài thơ do chính Bác làm “Cảnh khuya‖ và ―Rằm tháng giêng‖; anh vệ quốc đoàn ở bài thơ
―Đồng chí” và em thiếu nhi ở bài thơ “Lượm‖.
Còn các bạn đọc lớn tuổi hơn ở THPT cũng đƣợc tiếp xúc với một số bài thơ tiêu biểu cho thơ thời kì kháng chiến chống Pháp. Những bài thơ đó đã đem đến cho thế hệ trẻ ngày nay biết đƣợc và tự hào về ông cha trong quá khứ chƣa xa. Đó là hình ảnh đoàn quân vệ quốc đi chiến dịch trong bài ―Tây Tiến‖. Đó là hình ảnh đất nƣớc