Giáo viên với việc dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 39 - 41)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

1.2.2 Giáo viên với việc dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy học thơ kháng chiến chống Pháp tại các địa điểm:

- THCS Phục Linh- xã Phục Linh- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên - THPT Nguyễn Hụê- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

35

- THPT Đại Từ- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên

- THPT Lƣơng Ngọc Quyến- thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên Chúng tôi thu đƣợc kết quảt nhƣ sau:

- Về hứng thú dạy học: Các giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đều yêu thích và hứng thú dạy học các tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp trong chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học. Cô giáo Hƣơng Giang- giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trƣờng THPT Đại Từ- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên đã tâm sự về hứng thu dạy học những tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp trong bậc THPT: ―Thơ ca kháng chiến chống Pháp trong chương trình sách giáo khoa bậc THPT đa phần là những tác phẩm hay, thể hiện rõ được bức tranh chiến đấu và quyết tâm giành độc lập, tự do cho dân tộc. Các tác phẩm thơ đều có sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ nội dung tư tưởng chủ để của tác phẩm‖. Trong tổng số 40 phiếu phát ra cho giáo viên ở các trƣờng khác nhau, chúng tôi thấy có 37 số phiếu giáo viên cho rằng các tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp hay. Và đây là một động lực tốt giúp ngƣời giáo viên có thể hƣớng dẫn học sinh cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đồng thời, các giáo viên đều mong muốn có thể mang ―thuyền văn chảy hết mọi bến bờ‖ để khơi dạy trong các em hứng thú và tình yêu, lòng say mê đối với môn Ngữ văn nói chung

- Về phƣơng pháp giảng dạy: Sau mấy lần đổi mới về phƣơng pháp dạy học, giáo viên đƣợc học về đổi mới về phƣơng pháp. Trƣớc đây, phần lớn các giáo viên từ chỗ thuyết trình, học sinh nghe và tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Thì bây giờ, trên thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy, giáo viên đã áp dụng kiểu dạy học nêu vấn đề, phát huy tính tích cực, chủ động của các em trong hoạt động tiếp thu kiến thức của chính mình. Hình thức tổ chức hoạt động giữa thầy và trò ngày càng phong phú và linh hoạt trong các giờ giảng. Giáo viên sử dụng các hình thức: trao đổi, thảo luận nhóm trong việc dạy các bài thơ thời kì kháng chiến chống Pháp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong giảng dạy đƣợc nhiều giáo viên chú ý quan tâm. Họ thƣờng sƣu tầm các tƣ liệu sát hơn để bài giảng phong phú hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, khi trao đổi với nhiều giáo viên về giảng dạy thơ kháng chiến chống Pháp, họ cho biết những khó khăn, vƣớng vắc trong việc vận dụng phƣơng pháp mới. Cô giáo Lê Thu Hƣơng- trƣờng THPT Đại Từ- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

36

viết: ―Khi hướng dẫn học sinh học thơ kháng chiến chống Pháp, cần phải hướng dẫn học sinh học sinh tìm hiểu từ khái quát đến chi tiết. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên nêu vấn đề, để học sinh suy luận, hình thành nhận định. Đồng thời giáo viên giúp học sinh giải đáp vấn đề trong tác phẩm, cho học sinh nghi lại các kiến thức đã học một cách khái quát, cô đọng và súc tích nhất‖

Cô giáo Hoàng Minh Huệ, giáo viên trƣờng THPT Nguyễn Huệ- huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên lại chia sẻ kinh nghiệm dạy thơ kháng chiến chống Pháp: ―Khi tìm hiểu các tác phẩm thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc THPT, bản thân tôi luôn hướng học sinh tìm hiểu cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thông qua những câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề để các em tái hiện cũng như khắc sâu kiến thức trọng tâm ‖. Qua phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi hƣớng khai thác và các phƣơng pháp để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, phƣơng pháp giảng dạy môn Ngữ văn theo hƣớng đổi mới nhƣ: Dạy học theo đặc trƣng loại thể, dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của học sinh, hƣớng dấn học sinh đọc- hiểu... vẫn chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng.

- Một số giáo viên có tâm tƣ nguyện vọng nhƣ sau: cần có nhiều hơn nữa các đợt tập huấn về phƣơng pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng để các giáo viên kịp thời nắm bắt và vận dụng phƣơng pháp giảng dạy mới để mỗi giờ dạy văn không còn nhàm chán với học sinh.

- Hiện tại thái độ đối với môn văn của học sinh có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có thiên hƣớng thi vào các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trƣờng), số còn lại rất ít dự thi vào hai khối C, D. Bởi vậy, việc học văn nói chung và học thơ nói riêng, không đƣợc học sinh hứng thú. Điều này khiến ngƣời dạy gặp không ít trở ngại.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)