Bài Tây Tiến của Quang Dũng

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 70 - 76)

B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 1954

2.2.5. Bài Tây Tiến của Quang Dũng

A. Định hƣớng của sách giáo viên (Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục, 2008) 1. Mục tiêu bài học

- Cảm nhận cùng vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hùng, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của ngƣời lính Tây Tiến trong bài thơ.

- Nắm đƣợc đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

2. Nội dung bài học

- Ở đoạn thơ thứ nhất, bức tranh thiên nhiên miền Tây lần lƣợt hiện ra qua những khung cảnh của địa bàn hoạt động, những địa bàn hành quân của đoàn quân Tây Tiến. Hình ảnh đoàn quân cũng thấp thoáng hiện lên trên nền của thiên nhiên ấy.

- Ở đoạn thơ thứ hai, qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng, thiên nhiên và con ngƣời miền Tây hiện ra với vẻ đẹp mĩ lệ, thơ mộng, trữ tình.

- Vẻ đẹp của hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến đƣợc tác giả tập trung thể hiện ở đoạn thơ thứ ba. Chi phối cái nhìn và miêu tả hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến là cảm hứng lãng mạn. Bên cạnh đó, khi nói về sự hi sinh của ngƣời chiến sĩ, tác giả là chất bi tráng, hào hùng.

Ý nghĩa đoạn thơ kết: Tâm hồn và tình cảm của ngƣời lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với những ngày đã qua. Tây Tiến ―mùa xuân ấy‖ đã thành một thời điểm một đi không trở lại.

3. Phƣơng pháp dạy học

- Nêu vấn đề, gợi mở cho học sinh tiếp cận và khám phá tác phẩm. - Đàm thoại, thảo luận nhóm, kết hợp với diễn giảng.

B. Định hƣớng của các sách tham khảo

1. Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 ( Tác giả Hoàng Hữu Bội, NxbGD, 2008) * Định hƣớng dạy học: Nội dung bài học sẽ là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

66

- Nỗi nhớ về những đêm liên hoan và cuộc vƣợt dòng nƣớc lũ - Nỗi nhớ về đoang binh Tây Tiến.

Mỗi nội dung trên sẽ lần lƣợt tìm hiểu ba khía cạnh - Bức tranh cuộc sống

- Dấu ấn tác giả

- Tái năng nghệ thuật của Quang Dung * Nội dung bài học

- Nhớ về cuộc hành quân qua miền Tây Bắc:

+ Miền đất và đoàn quân không thể nào quên: Mở đầu bài thơ là một nỗi nhớ, nỗi nhớ nôn nao, ám ảnh, đến nỗi phải cất lên tiếng gọi “Tây Tiến ơi”. Theo dòng cảm xúc ấy, nhà thơ nhớ về núi rừng miền Tây với những địa danh lạ lẫm: Sài Khao, Mường Lát, Mường Hịch, Pha Luông và cảnh sắc thiên nhiên vừa hoang dã, vừa thơ mộng. Cùng với nỗi nhớ ấy, tác giả nhớ về những con đƣờng hành quân với dốc cao, vực thẳm “Ngàn thước lên cao- ngàn thước xuống” và những bản làng đầy ắp tình quân dân với những thiếu nữ miền sơn cƣớc.

+ Dấu ấn tác giả và tài thơ Quang Dũng: Nghệ thuật tả cảnh tài hoa, tác giả dụng công trong việc sắp xếp hình ảnh và âm thanh; tạo ra những câu thơ có cấu trúc đặc biệt...

- Nhớ kỉ niệm đẹp nơi đóng quân:

+Trong cuộc kháng chiến gian lao ngƣời lính Tây Tiến có những phút giây đẹp đẽ hằn sâu mãi trong kí ức của họ. Đó là những đêm lửa trại, bộ đội và nhân dân địa phƣơng quây quần bên đống lửa to để cùng nhau hát múa, để thắt chặt tình quân dân. Đêm liên hoan ấy luôn sống trong kí ức tác giả. Rồi kỉ niệm về những buổi chiều sƣơng ở Châu Mộc, cảnh sắc sao mà thơ mộng! Khi hoàng hôn buông xuống, sƣơng phủ trắng núi rừng, bên bờ, ngọn lau phất phơ nhƣ vẫy gọi... Tất cả đã in đậm trong tâm trí nhà thơ,

+ Dấu ấn và tài thơ Quang Dũng: Nét lãng mạn và hào hoa trong ngòi bút Quang Dũng, lựa chọn từ ngữ giầu sắc thái biểu cảm...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

67

+ Sự thật về những gian khổ hi sinh và tâm hồn ngƣời lính: Bi thƣơng đƣợc thể hiẹn rõ trong sự thật về gian khổ và mất mát, hi sinh. Sự hào hùng đƣợc thể hiện rõ trong ý chí, quyết tâm và tâm hồn lãng mạn của từng chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến.

+ Dấu ấn và tài năng Quang Dũng: Đoạn thơ tràn dầy chất bi tráng. Câu thơ giầu hình ảnh và hàm chứa biết bao ý nghĩa sâu xa...

* Phƣơng pháp dạy học: tác giả hƣớng dẫn học sinh tổ chức bằng hệ thống những câu hỏi gợi dẫn nhằm phát huy kha năng tƣ duy, tƣởng tƣợng của học sinh 2. Thiết kế bài học Ngữ văn 12 ( Tác giảPhan Trọng Luận, Nxb Giáo dục, 2008)

* Kết quả cần đạt

- Học sinh cảm nhận đƣợc nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ về con đƣờng Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ mà mĩ lệ, thơ mộng một thời.

- Bức tƣợng đài hào hoa, lãng mạn đậm tinh thần bi tráng.

- Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu

* Nội dung bài học

- Tìm hiểu mạch cảm xúc của bài thơ: kết cấu của bài thơ bắt đầu theo mạch hồi tƣởng, từ thực tại vọng về miền hoài niệm rồi trở về với thực tại. Trong trật tự ấy, tƣợng đài ngƣời chiến sĩ Tây Tiến đƣợc trang trọng khắc hoạ ở phần thứ ba. Tác giả tạo ra không gian vừa hoành tráng, kì vĩ và bay bổng, nên thơ cho bức tƣợng đài nghệ thuật ấy.

- Một Tây Tiến dữ dội, hùng vĩ: Đoạn thơ đâu mang cái bâng khuâng, hoài niệm để gọi về những gì thân thuộc đáng nhớ nơi tâm tƣởng nhà thơ: Một hành trình Tây Tiến gian khổ nhọc nhằn, đầy thử thách với con ngƣời với những “hình khe thế núi‖; với cái dữ dội của thiên nhiên đƣợc đẩy cao cực độ hiện ra trong âm thanh gầm thét mạnh mẽ kia.

- Một Tây Tiễn thơ mộng, trữ tình: Tây Tiến của những buổi liên hoan văn nghệ quân dân, của những chiều sƣơng mơ hồ, lảng bảng đã để lại cảm giác nhƣng nhớ, bâng khuâng trong lòng ngƣời. Khác với đoạn thơ thứ nhất, ở đây Quang Dũng chủ yếu sử dụng những nét vẽ mềm mại, tinh tế toát ra từ một “Cốt cách hào hoa phong nhã và một thi tài hiếm có ” (Trinh Đƣờng)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

68

- Một tƣợng đài ngƣời lính Tây Tiến bất tử với thời gian: Mỗi câu trong đoạn thơ là một nét chân dung khắc hoạ bức tƣợng đài về ngƣời lính Tây Tiến: từ ngoại hình gân guốc với những nét lạ hoá đến sức mạnh nội tâm khiến quân thù phải khiếp sợ; từ những nét vẽ bay bổng lãng mạn trong tâm hồn đến lý tƣởng khát vọng còn đang ở phía trƣớc và sự hi sinh cao đẹp cả ngƣời lính Tây Tiến. Tất đƣợc biểu hiện cụ thể qua bút pháp lãng mạn ƣa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thƣờng, hay sử dụng thủ pháp đối lập mạnh mẽ...

* Phƣơng pháp dạy học

- Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

- Giáo viên gợi dẫn đặt câu hỏi cảm thụ giúp học sinh tƣởng tƣợng, tái tạo và cắt nghĩa, lí giải

C. Định hƣớng do luận văn đề xuất 1. Mục tiêu bài học

- Chủ thể trữ tình là tác giả với nỗi nhớ cồn cào, da diết vể những kỉ niệm của đoàn quân Tây Tiến. Khách thể trữ tình là hình ảnh những anh vệ quốc quân trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Vì vậy, dạy bài Tây Tiến của Quang Dũng, chúng tôi phải đảm bảo những nọi dung sau:

+ Khai thác theo dòng cảm xúc là nỗi nhớ của tác giả: nhớ cuộc hành quân của ngƣời lính Tây Tiến, nhớ kỉ niệm về tình quân dân cá nƣớc, nhớ hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến, nhớ lời hẹn ƣớc khi chia xa.

+ Khai thác vẻ đẹp hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến + Nghệ thuật độc đáo của bài thơ

2. Nội dung bài học

Nội dung 1: Khám phá mạch cảm xúc của tác giả

- Đoạn mở đầu bài thơ “ Tây Tiến‖ da diết nỗi nhớ đồng đội, nhớ núi rừng Tây Bắc của tác giả Quang Dũng. Qua nỗi nhớ, con đƣờng hành quân của trung đoàn Tây Tiến và bức tranh núi rừng Tây Bắc hiện về khá rõ nét. Đó cũng chính là cái “Tình‖ mà Quang Dũng dành cho Tây Tiến, Tây Bắc : Yêu mến, gắn bó và tự hào. Sau những đoạn đƣờng hành quân, chiến đấu vất vả thì chiến sĩ Tây Tiến đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

69

thƣởng thức nét lãng mạn của cơn mƣa rừng, đƣợc thƣởng thức nét đẹp của nhà ai thấp thoáng trong màn mƣa. Những giây phút lãng mạn, thơ mộng trên con đƣờng hành quân là ngọn nguồn sức mạnh để các chiến sĩ vƣợt qua gian lao, thử thách.

- Tác giả nhớ những kỉ niệm đẹp về tình cảm quân dân cá nƣớc. Dòng hoài niệm của tác giả ngƣng lại ở là bức tranh đêm hội đuốc hoa thật vui vẻ, ấm áp, lãng mạn . Và đó cũng chính là một trong những kỉ niệm không thể nào quên của trung đoàn Tây Tiến, minh chứng cho tình cảm đồng đội, tình quân dân nồng nàn, thắm thiết. Giây phút vui vẻ, hạnh phúc cùng đồng bào, tình cảm quân dân thắm thiết là hành trang của các chiến sĩ trên chiến trƣờng ác liệt.

- Quang Dũng đã sống vào thời kì lịch sử ấy nên kỷ niệm về những anh ―vệ trọc‖, những anh vệ quốc quân trọc đầu để tiện với đời sống chiến đấu và bày tỏ ý chí, quyết tâm không thể phai mờ. Nhiều ngƣời trong số họ đã gục ngã trên xứ ngƣời. Với những câu thơ thấp thoáng phong vị thơ cổ, tác giả đã tạo nên chất bi tráng cho cái chết của ngƣời lính Tây Tiến. Đồng đội, đồng bào mãi yêu thƣơng và trân trọng sự hi sinh cao cả đó.

Nội dung 2: Hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến hiện lên trong dòng hoài niệm của tác giả - Nguồn gốc xuất thân: nếu ngƣời lính trong Đồng chí (Chính Hữu), Nhớ

(Hồng Nguyên), Cá nước (Tố Hữu) mang dáng dấp của những ngƣời nông dân ra trận, chất phác, hồn nhiên, ra đi từ mái tranh gốc rạ, bến nƣớc cây đa ..., thì ngƣời lính của binh đoàn Tây Tiến hầu hết là các chàng trai Hà thành thuở ấy. Họ là những thanh niên trí thức mang trong mình sự sôi nổi, lãng mạn và một bầu nhiệt huyết đối với quê hƣơng đất nƣớc. Họ khao khát đƣợc khẳng định mình trong môi trƣờng khốc liệt của chiến tranh (thực chất đây là một sự ý thức sâu sắc về mình...).

- Ngƣời lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa của những chàng trai Hà thành. Sau những lúc hành quân mệt mỏi, ngƣời chiến sĩ vẫn thả hồn mình cùng vẻ đẹp chơi vơi, thăm thẳm, xa khơi, của cảnh núi rừng Tây Bắc. Sau những gian khổ nhọc nhằn, ngƣời lính vẫn nhớ về quê hƣơng với hình bóng của một ngƣời yêu dấu ―Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Đã có một thời ngƣời ta phê phán câu thơ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm- cho rằng Quang Dũng mộng mơ quá, nhƣng suy cho cùng, điều đó lại rất cần thiết. Đặc biệt, đối với những ngƣời lính phải chiến đấu trong một hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

70

cảnh khắc nghiệt, nếu không có niềm lạc quan, mộng mơ thì họ sẽ chết vì nỗi buồn trƣớc khi chết vì bom đạn của kẻ thù (nhất lại là đối với những chàng trai Hà Nội...). Từng là một ngƣời lính nên Quang Dũng hiểu rõ điều đó.

- Hình tƣợng ngƣời lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt - có bóng dáng của các tráng sĩ xƣa - coi cái chết nhẹ nhàng, thanh thản: “Chiến trƣờng đi chẳng tiếc đời xanh- Áo bào thay chiếu anh về đất…” nhƣng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. Hình ảnh ngƣời lính Tây Tiến hiện lên một cách chân thực, gần gũi trong nét hồn nhiên, tinh nghịch. Họ là những ngƣời chiến sĩ của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bƣớc vào cuộc chiến khốc liệt với tƣ thế ngang tàng, bất chấp hiện thực nghiệt ngã: "Heo hút cồn mây súng ngửi trời"... "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc - Quân xanh màu lá dữ oai hùm"; "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh". Nhƣng điều làm nên sức mạnh thực sự của ngƣời lính Tây Tiến là nguồn lực tinh thần. Ý chí chiến đấu quên mình, tình yêu mãnh liệt với quê hƣơng đất nƣớc mà biểu hiện cụ thể trong bài thơ là tình yêu với thiên nhiên miền Tây, với núi rừng, làng bản. Tình yêu cuộc sống làm bừng sáng vẻ đẹp của cuộc đời chiến đấu gian khổ: "nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói - Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" "Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa - Kìa em xiêm áo tự bao giờ"....

- Viết về ngƣời lính trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, Quang Dũng không né tránh sự mất mát, đau thƣơng. Vẻ đẹp của ngƣời lính không tách rời nỗi đau của chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những ngƣời lính đã đƣợc biểu hiện bằng những hình ảnh bi thƣơng, nhƣng không bi luỵ. Cái chết đồng hành với mỗi bƣớc chân trên con đƣờng chiến trận. Ngƣời lính có thể gục xuống, ngã xuống vì bom đạn, vì sốt rét, vì đói khổ, nhƣng đó không phải là sự gục ngã: Trong cái bi (nỗi đau mất mát, chiến tranh tàn khốc) vẫn tiềm tàng một sức mạnh bất khuất: "Anh bạn dãi dầu không bước nữa - Gục lên súng mũ bỏ quên đời"...; "Rải rác biên cương mồ viễn xứ - Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh - áo bào thay chiếu anh về đất - Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Nội dung 3: Nghệ thuật độc đáo của bài thơ

- Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ ngữ Hán Việt ; từ ngữ chỉ địa danh. - Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nhƣ nhân hóa, đối lập, điệp,..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

71

- Hình ảnh đặc sắc, đậm chất thơ chất nhạc.

- Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.

 Nét bút tài hoa của Quang Dũng. * Phƣơng pháp dạy học

. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm: đọc ở nhà, đọc trên lớp; đọc lƣớt, đọc hiểu, đọc diễn cảm...

. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiến hành hoạt động bằng hệ thống lời câu hỏi gợi dẫn: - Câu hỏi phát hiện: Nhà thơ đã nhớ như thế nào, nhớ những gì về mảnh đất miền Tây và đoàn quân Tây Tiến?

- Câu hỏi khái quát: : + Dấu ấn và tài năng nghệ thuật của tác giả thể hiện như thế nào trong đoạn thơ thứ ba và đoạn kết?

+ Qua nỗi nhớ của nhà thơ Quang Dũng, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên như thế nào?

- Câu hỏi liên hệ, mở rộng: - Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp hiện thực hay lãng mạn? Phân tích, so sánh Tây Tiến của Quang Dũng với bài thơ Đồng chí của Chính Hữu để làm rõ bút pháp đó.

Một phần của tài liệu Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)